Đại Kỷ Nguyên

Vì sao có những người luôn thích nói xấu sau lưng người khác?

Thích nói xấu sau lưng người khác là một loại hành vi phổ biến. Phần lớn những cuộc trò chuyện của những người thành niên đều đàm luận về một người nào đó không có mặt, hơn nữa hầu như đều có những đánh giá về người này.

Ở trong nhà, nơi đơn vị, giữa bạn bè với nhau, chúng ta thường thường không thể kiềm chế mà góp mặt vào cái trò tiêu khiển đánh giá bình phẩm tiêu cực về người khác. Điều này do tâm lý nào dẫn khởi đây?

Người thích nói xấu sau lưng người khác có tâm thái không ngay chính, không kể là xuất phát từ ác ý hay không cũng phản ánh cảm giác yếu kém, tâm thái đố kỵ… sẽ tạo thành gánh nặng tâm lý to lớn cho bản thân. Bởi vậy, chúng ta cần cố gắng tránh né loại hành vi bất hảo này. Bài viết dưới đây vừa phân tích nguyên nhân của việc thích nói xấu sau lưng người khác, vừa đưa ra phương sách để tu chỉnh thói xấu này.

Muốn áp đảo đối phương

Trong mắt vốn không xem đối phương ra gì, không thừa nhận tính hợp lý khi đối phương chiếm vị trí ưu việt, có dụng ý thay thế, thậm chí là vượt trên cả đối phương. Bởi vậy nên dưới tình cảnh này, người nói xấu người khác thường mang trong mình tâm lý thấp thỏm không yên, không tiếc dùng bất cứ ngoại lực gì để đả kích đối phương. Hễ có cơ hội là ra sức bôi nhọ đối phương, xem việc nói lời xấu về người khác như một thủ đoạn cạnh tranh, ngữ khí nói chuyện cũng cứng rắn mạnh mẽ.

Phương sách tu chỉnh: Thông qua hạ thấp người khác để nâng cao bản thân sẽ tổn hao lượng lớn tinh lực của bạn, và có thể sẽ khiến bạn được một mất mười. Thay vì hao tổn tâm sức để hạ thấp người khác, chi bằng hãy tập trung tinh lực để nâng cao bản thân mình. Cổ ngữ có câu: “Thiện dụng nhân giả vi chi hạ”, tức là khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. Ví như nước làm lợi cho vạn vật mà không tranh, lặng lẽ chảy chỗ thấp, nên theo Lão Tử thì nước gần với Đạo nhất.

Thay vì hao tổn tâm sức để hạ thấp người khác, chi bằng hãy tập trung tinh lực để nâng cao bản thân mình. (Ảnh: abunawaf.com)

Phát tiết sự bất mãn trong tâm

Tình huống bị người khác làm tổn hại, nhưng tự thân lại không đủ sức phản kháng, hoặc là ở cùng với người nào đó (đồng nghiệp, bạn phòng hoặc mẹ chồng nàng dâu) lâu rồi, bởi tính cách không hợp mà lòng sinh ngăn cách, lại không tiện bộc phát ở trước mặt đối phương.

Hành vi: mượn người thứ ba để phát tiết sự bất mãn trong tâm, nói ra những chỗ không tốt của đối phương với mọi người, để mọi người hiểu được những ủy khuất mà chúng ta đang phải chịu đựng, quay lại khiển trách những chỗ không phải của người khác để mong nhận được sự đồng tình, lý giải và ủng hộ của người khác đối với mình.

Phương sách tu chỉnh: Nếu là người thân thì nên học biết bao dung; nếu là bản thân bị người khác làm cho thiệt thòi, thì thật không đáng để so đo. Cổ nhân nói: “Nhẫn một chút trời yên sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”, chỉ như vậy bạn mới có được niềm vui đích thực.

Tìm kiếm sự cân bằng về mặt tâm lý

Người ta có rất nhiều lúc thông qua việc so sánh với người khác để xác nhận giá trị của tự thân. Hành vi nói xấu người khác đã xuất hiện ngay từ khi chúng ta còn rất nhỏ, dù ở trong hay ngoài hoàn cảnh gia đình, chúng ta cũng không tránh khỏi việc so sánh với người khác.

Khi có người trong tổ công tác tư chất bình thường nhưng lại được đề bạt làm lãnh đạo, và được ở vào địa vị cao hơn mình, mọi người liền muốn công bố tất cả “chỗ dở” của anh ta với mọi người, khiến anh ta mất đi sự tôn sùng của mọi người để có được sự cân bằng về mặt tâm lý trong tâm.

Người ta có rất nhiều lúc thông qua việc so sánh với người khác để xác nhận giá trị của tự thân. (Ảnh: shutterstock.com)

Phương sách tu chỉnh: Người tự tin không cần phải thông qua hạ bệ người khác để phô diễn giá trị của mình. Đừng thấy người khác với vẻ ngoài thật vẻ vang, thật ra ở nơi sâu thẳm trong nội tâm của họ đều có những nỗi chua xót không thể nói ra được. Nếu như người khác đã phó xuất mồ hôi chuyên cần, thế thì hãy thật lòng chúc phúc họ. Còn như người khác có thể không làm mà được hưởng, bạn cũng không cần phải ganh đua, bởi bạn vẫn còn có một mảnh ruộng của riêng mình. Chỉ cần bạn chịu khó bỏ công sức cày cuốc, sẽ có được phần thưởng xứng với công sức mà mình đã bỏ ra.

Muốn kết thành đồng minh với người nghe

Nói xấu một người khác càng có thể hiển thị ra sự chân thành và tín nhiệm của tự mình, đối phương cũng sẽ bởi vậy mà cảm động, và tự nguyện thổ lộ những “bí mật” trong tâm mình. Hai người nguyên vốn không quen biết nhau một khi cùng nói xấu về một người nào đó, thì hai bên sẽ tự cảm thấy gần gũi hơn. Bởi vậy, họ tin chắc rằng đối phương và bản thân mình có giá trị quan và năng lực phán đoán như nhau.

Phương sách tu chỉnh: Mục tiêu cao xa một chút, tư tưởng thuần khiết một chút, sẽ khiến nền tảng đồng minh càng thêm bền chắc. Như Mạnh Tử nói: “Bạn bè kết giao vì đức hạnh”.

Làm thế nào để đối đãi chính xác với nhu cầu tâm lý thích nói xấu bình phẩm sau lưng người khác?

1. Phải quản tốt cái miệng của bản thân, không thể chỉ vì ham muốn niềm vui nhất thời, phát tiết cáu giận nhất thời mà mang đến họa từ miệng ra.

Nói xấu người khác là một loại hành vi nguy hiểm, nếu như tổn thương đến nhân cách của người khác, hoặc gặp phải những người tố chất tâm lý kém đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên cần phải quản tốt cái miệng của mình.

2. Khi đánh giá người khác, chỉ nên nhắm vào phương thức làm việc, chứ đừng nói chạm đến nhân cách của người ta.

Nói xấu người khác là một loại hành vi nguy hiểm. (Ảnh: giadinh.net.vn)

Khi mà mọi người đều đang nói về những chỗ không phải của người nào đó, bạn có thể nói cách thức làm việc của anh ta không đúng. Tuy nhiên không được dính mắc vào tình cảm của tự mình, để cho người nghe bình phẩm, hơn nữa tuyệt đối đừng nói những lời tổn thương đến nhân cách người ta.

3. Gia cường tu thân, kịp thời rửa sạch những vết bẩn trong tâm hồn, khiến bản thân trở nên cởi mở trong sáng hơn.

Một học giả từng nói: “Ở tầng diện vô ý thức, chúng ta luôn khao khát rằng bản thân sẽ sống lâu hơn người mà chúng ta không đội trời chung”. Bởi vậy, khi bạn biết được người mà bạn căm ghét bị đả kích tổn thương hay gặp phải chuyện bất hảo nào đó, bản thân sẽ không cầm lòng được mà cười phá lên… Dù làm như vậy, trong tâm trước sau vẫn luôn có một phần nào cảm giác tội lỗi. Đây vốn là điều thường tình của con người ta, nhưng chúng ta có thể thông qua tăng cường tu dưỡng tư tưởng, khiến tư tưởng của bản thân được thăng hoa. Tu thân là con đường để chúng ta gìn giữ tâm hồn bình yên và cao thượng.

Thuận An 

Exit mobile version