Đại Kỷ Nguyên

Vạn lời chúc tốt đẹp đầu xuân gửi đến bạn…

'1 đến 1 vạn' lời chúc tốt đẹp trong mùa xuân

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Mùa xuân vạn vật sinh sôi, hoa lá đâm chồi nẩy lộc… Hòa cùng nhịp điệu đất trời, ai nấy đều muốn cầu chúc cho người thân và bạn bè những lời chúc tốt đẹp. Những lời chúc từ “1 đến 1 vạn” dưới đây là món quà dành tặng cho quý độc giả, chúc quý độc giả một năm mới bình an, hạnh phúc.

Thuận buồm xuôi gió / Xuôi chèo mát mái

Nguyên gốc: Nhất phàm phong thuận (一帆風順).

Phàm (帆) chỉ buồm của thuyền, đồng thời cũng tượng trưng cho chuyến đi (1), nhất phàm nghĩa là toàn bộ chuyến đi; phong thuận nghĩa là gió thuận. Ý nghĩa cả câu là toàn bộ chuyến đi được thuận lợi.

Sự nghiệp vươn cao

Nguyên gốc: Nhị long đằng phi (二龍騰飛).

Nhị long là hai con rồng, đằng phi nghĩa là bay nhanh. Trong văn hóa Á Đông, rồng là loài tôn quý; ngày xưa vua chúa được coi là rồng (2), là thiên tử; rồng còn làm mưa để tưới tắm mùa màng. Tại sao trong câu này phải là hai con rồng chứ không phải một con? Hai con rồng tượng trưng cho âm dương, sự cân bằng; âm thịnh dương suy hay dương thịnh âm suy đều không tốt; hình ảnh hai con rồng cuốn quanh cũng có nét giống thái cực, tượng trưng cho sự cân bằng âm dương.

No ấm vui vầy

Nguyên gốc: Tam dương khai thái (三陽開泰).

Câu này để miêu tả quẻ Thái trong Kinh Dịch. Tam dương chỉ ba hào dương tức quẻ Càn (☰), thêm quẻ Khôn (☷) ở trên thì ra quẻ Thái. Tam dương khai thái nghĩa là ba hào dương bắt đầu cho quẻ Thái. Mà quẻ Thái là một quẻ rất tốt trong Kinh Dịch, tượng trưng cho sự hanh thông, no ấm.

Quẻ Bĩ tượng trưng cho sự khốn cùng, cho nên có câu nói: Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai, hay trong “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi có câu “Kiền khôn bĩ rồi lại thái / Nhật nguyệt hối rồi lại minh”.

Bốn mùa bình an

Nguyên gốc: Tứ quý bình an (四季平安).

Tứ quý là bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Bốn mùa luân chuyển xoay vần, xuân đi, hạ đến, thu đi, đông đến… Vậy nên ý nghĩa của cả câu là chúc bạn luôn bình an.

Phúc lành vào cửa

Nguyên gốc: Ngũ phúc lâm môn (五福臨門).

Ngũ phúc bao gồm:

Lâm môn là đến cửa. Ý nghĩa cả câu là phúc lành vào nhà.

Trên hòa dưới thuận

Nguyên gốc: Lục lục đại thuận (六六大順).

Giản lược của câu này là Lục thuận (sáu điều thuận hòa), còn chữ lục (六) và đại (大) chèn ở giữa có tác dụng cân đối về mặt âm thanh.

Lục thuận bao gồm:

Ý nghĩa cả câu chỉ trên dưới thuận hòa.

Cha mẹ hiền từ, con cái hiếu thảo là nền tảng của gia đình hòa thuận (ảnh minh họa: Shutterstock).

Bảy sao chiếu cố

Nguyên gốc: Thất tinh cao chiếu (七星高照).

Các vua chúa Việt Nam và Trung Hoa dùng bầu trời như một đài quan sát để kiểm soát, theo dõi tình hình các miền trong nước và phiên trấn. Mỗi vùng trời ứng với vùng đất, nhân các thiên tượng xảy ra ở vùng trời nào thì biết được biến cố sẽ xảy ra ở vùng đất đó. Dâng sao vốn là nghi lễ mà vua chúa dùng khi thấy các thiên tai dị tượng xảy ra nhằm cầu mong cho quốc gia an định, không xảy ra loạn lạc chiến tranh.

Thất tinh chỉ bảy vì sao/chòm sao quan trọng bao gồm:

Còn cao chiếu nghĩa là từ trên cao chiếu xuống, mang ý chiếu cố, coi sóc. Ý nghĩa của toàn câu này là bảy vì sao chiếu cố, soi sáng mang đến phúc lành cho mọi người.

Tiền của vào từ tám hướng

Nguyên gốc: Bát phương lai tài (八方來財).

Tám phương là tám hướng, gồm bốn hướng chính là đông, tây, nam, bắc; cùng với bốn hướng ở giữa hướng chính, là đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc. Tài chỉ tiền tài. Ý nghĩa của cả câu này là tiền của vào nhiều.

Đồng sức đồng lòng

Nguyên gốc: Cửu cửu đồng tâm (九九同心).

Cửu (九) ở đây đồng âm với cửu (久: lâu dài). Ý nghĩa của cả câu là chúc mọi người luôn đồng lòng giúp nhau qua khó khăn, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.

Mười phân vẹn mười

Nguyên gốc: Thập toàn thập mỹ (十全十美).

Nếu chia mức độ hài lòng ra thành mười phần, thì thập toàn thập mỹ có nghĩa là được đầy đủ và đẹp đẽ trọn vẹn.

Trăm chuyện suôn sẻ

Nguyên gốc: Bách sự hanh thông (百事亨通).

Hanh thông nghĩa là thông suốt thuận lợi. Ý nghĩa cả câu là mọi việc suôn sẻ, trôi chảy.

Ngàn việc tốt lành

Nguyên gốc: Thiên sự cát tường (千事吉祥).

Thiên sự là ngàn việc, cát tường điềm tốt lành, việc thuận lợi. Ý nghĩa cả câu là làm việc nhận được điều tốt lành.

Vạn sự như ý

Nguyên gốc: Vạn sự như ý (萬事如意).

Trong “Đạo đức kinh” có ghi: “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật”. Cho nên theo quan niệm của Đạo gia, một vạn (10.000) là con số rất lớn. Do đó ý nghĩa của cả câu này là một vạn điều được như ý của chúng ta.

Chú thích:

(1) Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình gợi cảm. Ví dụ: tay viết (người viết lách), chân sút (cầu thủ)… Phàm là cánh buồm, đồng thời chỉ con thuyền và chuyến đi.

(2) Thân thể vua gọi là long thể, áo vua gọi là long bào, giường vua gọi là long sàng…

(3) Gồm Thái Dương (Mặt trời), Thái Âm (Mặt trăng), Thái Bạch (sao Kim), Tuế Tinh (sao Mộc), Thần Tinh (sao Thủy), Huỳnh Hoặc (sao Hỏa), Điền Tinh/Trấn Tinh (sao Thổ), các sao này tượng trưng cho bảy ngày trong tuần.

Video: Tâm thuần tịnh thì từ trường tốt, vận mệnh cũng tốt

Exit mobile version