Đại Kỷ Nguyên

Có một loại “nhu nhược” gọi là không tranh với đời

Có một loại “nhu nhược” gọi là không tranh với đời

Ảnh: Mạng công cộng.

Bên cạnh bạn liệu có kiểu người như thế này hay không? Phần lớn thời gian của họ đều trầm tĩnh, im lặng, luôn cho người khác cảm giác họ như ở một thế giới khác biệt. 

Trong mắt mọi người, họ đường như có chút lạnh lùng, có chút hướng nội, cũng có người cho rằng họ có đôi chút “nhu nhược”.

Họ vĩnh viễn luôn có dáng vẻ không tranh với đời, chúng ta từng cho rằng họ không gan dạ, cũng không có đủ dũng cảm, vì vậy mới không dám đi tranh với người khác. 

Sau đó mới phát hiện, thực sự không phải họ khinh thường không tranh với thế giới này, cũng không phải bởi họ khinh thường không tranh với người, không phải họ lạnh nhạt, mà là đủ bình tĩnh, cũng không phải họ hướng nội, mà là rất lý trí.

Họ sống một cách tinh thông, minh bạch tới độ khiến người ta không thể tưởng tượng nổi. Đó tựa hồ giống như một loại cảnh giới mà chúng ta chưa đạt đến được. 

Lão Tử giảng: “Phu duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh” ý là: vì không tranh giành, nên thiên hạ không ai tranh với mình. Lão Tử lại giảng: “Nhu nhược thắng cương cường”, mềm mại thắng kiên cường. Trong cuộc sống, rất nhiều khi, người không tranh giành lại là người thắng cuộc.

 “Uyên giám loại hàm” có ghi chép câu chuyện như sau: Khi quốc quân của nước Tấn là Triệu Tử Giản bị chết, cả nước khắp nơi tổ chức tang lễ long trọng. Lúc ấy, nước thuộc địa của Tấn quốc là Trung Mưu thừa cơ làm phản, nương nhờ vào nước Tề. Con trai của Triệu Tử Giản là Triệu Tương Tử vì bận bịu thu xếp việc tang lễ cho cha nên không thể xuất binh thảo phạt Trung Mưu.

Sau khi an táng cha được năm ngày, Triệu Tương Tử mới xuất binh thảo phạt phản nghịch Trung Mưu. Khi binh lính Tấn quốc vừa đến cửa thành Trung Mưu, Triệu Tương Tử còn chưa hạ lệnh tấn công thành thì bỗng nhiên tường thành Trung Mưu đổ sụp xuống khoảng mười trượng. Quân đội nước Tấn hò hét, đang chuẩn bị thừa cơ thành đổ để tiến lên thì Triệu Tương Tử lại hạ lệnh minh kim thu binh.

Những thuộc hạ của Triệu Tương Tử vô cùng khó hiểu, tiến lên khuyên can ông: “Đại Vương vì sao ngài lại hạ lệnh minh kim thu binh?”

Triệu Tương Tử nói: “Chẳng lẽ các ngươi không thấy tường thành của Trung Mưu bị sập rồi sao?”

Những thuộc hạ của Triệu Tương Tử càng thấy kỳ quái, hỏi: “Đại Vương, ngài dẫn binh thảo phạt phản nghịch, đây là thuận mệnh Trời mà hành. Bây giờ thành Trung Mưu bỗng nhiên bị sập, đúng là ông Trời giúp ta. Vì sao chúng ta không thuận theo thiên mệnh, thừa cơ tấn công thành Trung Mưu? Đại Vương hạ lệnh thu binh, chẳng phải là làm trái lại với ý tốt của ông Trời sao?”

Triệu Tương Tử vẫn kiên quyết, nói: “Ta nghe hiền nhân Thúc Hướng nói: ‘Quân tử quyết không ở lúc tình thế có lợi cho mình mà thừa cơ ức hiếp người khác, cũng không ở lúc người khác rơi vào tình thế nguy hiểm mà thừa cơ hãm hại họ’. Ta tuy rằng là một người thô bỉ, cũng quyết không giậu đổ bìm leo. Ta phải đợi họ tu sửa thành lại xong xuôi mới lại dẫn binh tấn công họ”.

Người Trung Mưu sau khi biết được nguyên nhân này đã bị cảm động bởi đạo nghĩa của Triệu Tương Tử. Họ lần lượt tiến đến trước mặt ông thỉnh tội, thề vĩnh viễn từ đó về sau không phản bội lại quốc quân nước Tấn nữa.

Đám thuộc hạ của Triệu Tương Tử không ngờ, quân chủ không phát binh, không có một chút thương vong nào mà lại thu phục được lòng dân nên thập phần bội phục. Họ tán thưởng: “Bậc thánh nhân từng nói, vì không tranh với người cho nên thiên hạ cũng không ai tranh với mình. Đây đúng là nói Đại Vương!”

Câu chuyện xưa này là ví dụ sinh động cho tư tưởng “Phu duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh” của Lão Tử. Một người hay một quốc gia chỉ cần không tranh giành với người khác, với nước khác, không có dục vọng, không có truy cầu, dùng đức thu phục lòng người thì thiên hạ sẽ không có ai tranh giành lại với mình.

Tiền Trung Thư, một nhà văn Trung Quốc  nổi tiếng từng chia sẻ: “Trong thế gian con người đầy rẫy những ham muốn vật chất này, một đời người quả thực là đã đủ đau khổ. Bạn cố ý muốn làm một người thật thà không tranh với thế gian, người ta sẽ lợi dụng để ăn hiếp bạn. 

Bạn hơi có chút tài đức, nhân phẩm, người ta liền ghen tị và tìm cách lật đổ. Bạn rộng lượng, nhượng bộ, người ta sẽ xâm phạm và làm hại bạn. Bạn muốn không tranh với người, cần làm được không cầu gì nơi thế tục, đồng thời còn cần giữ thực lực của bản thân. Ban muốn chung sống hòa bình với người khác, trước hết cần chu toàn với họ, cần học cách chuẩn bị chịu thiệt bất cứ lúc nào”.

Vì vậy, đúng là không dễ để có thể bình tĩnh đối mặt với mọi thứ, và có thể đứng trong thế giới này mà không có bất kỳ tranh chấp nào.

Tôi đã thấy quá nhiều người vì những chuyện nhỏ nhặt mà đánh nhau, thậm chí trong những sự việc nghiêm trọng, cũng có người vì những chuyện vặt vãnh mà phải trả giá đắt bằng cả mạng sống.

Nếu cuộc sống có thể bắt đầu lại, tôi nghĩ họ cũng sẽ hối hận, vì một chuyện nhỏ mà tranh cãi không dứt, cuối cùng mất mạng.

Nhiều người thường nói câu này: “Không hấp bánh bao thì phải tranh nhau thở.” Câu này lẽ ra phải động viên bản thân sống tích cực, động viên bản thân không chịu thua mà nỗ lực phấn đấu. .Không biết từ bao giờ nó đã trở thành câu Những lời xúi giục đánh nhau của một số người.

Hầu hết chúng ta đều bận rộn cả đời, cố gắng hết sức để thăng tiến, và quá nhiều người trong chúng ta có tham vọng rất lớn về danh lợi.

Nhiều người thường thích cậy quyền cậy thế, không chút kiêng kỵ đòi hỏi vô đạo đức từ những người xung quanh và đôi khi dùng những thủ đoạn và lời xu nịnh vô đạo đức để đạt được mục đích của mình.

Chỉ có một số ít người có thể sống cuộc sống của mình một cách tao nhã và bình yên, không tranh đua với thế gian, không quan tâm đến danh lợi, mặc cho người khác cho rằng họ lạc nhịp với thế gian.

Nhiều người nói rằng thế hệ chúng ta thật sự rất khó sống theo ý mình muốn, ai cũng mong mình còn trẻ có thể làm việc chăm chỉ, khi về già được ung dung, rảnh rỗi.

Chỉ là chúng ta không buông bỏ được những chấp trước trong âm, cũng không thể nỗ lực đối mặt với áp lực thường trực trong cuộc sống, cuối cùng có thể trở thành loại người mình ghét nhất, đánh mất bản thân mà mình mong đợi. .

Không ai muốn trở nên hung hăng và tham lam, bạn có muốn trở thành một “kẻ nhu nhược” nếu có thể không? Loại không cạnh tranh với thế giới.

Theo Aboluowang
Bảo Hân biên dịch

Exit mobile version