Đại Kỷ Nguyên

Truyền thuyết về Hoàng Hạc Lâu

Hoàng Hạc Lâu là thắng cảnh nổi tiếng ở Vũ Hán gắn liền với sông Trường Giang và là một trong “Tứ đại danh lâu” của Trung Hoa. Ngôi lầu nằm bên bờ sông Dương Tử và nhìn ra thành phố Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc. Biết bao thi nhân, có cả Thôi Hiệu và Lý Bạch, đã từng viết nên những áng thơ nổi tiếng về ngôi lầu này. Truyền thuyết kể rằng Hoàng Hạc Lâu được xây dựng để tỏ lòng tôn kính với một vị Đạo tiên.

Ngày xưa, có một người đàn ông tên Tâm là chủ một quán rượu nhỏ. Một ngày kia, một người đàn ông ăn mặc rách rưới đến và hỏi xin ông một bát rượu. Ông Tâm chẳng những không coi thường người đàn ông vì vẻ bề ngoài của ông ấy, mà còn cho ông ấy một bát rượu lớn mà không lấy tiền.

Sáu tháng tiếp đó, ngày nào người đàn ông cũng đến xin rượu. Và lần nào ông Tâm cũng cho rượu mà không hề khó chịu.

Một ngày nọ, người đàn ông nói với ông Tâm: “Tôi nợ ông rất nhiều tiền rượu, nhưng tôi không có tiền để trả ông”. Rồi ông lấy ra một miếng vỏ cam từ chiếc túi mang bên người, và vẽ lên tường một con hạc vàng bằng miếng vỏ cam.

“Chỉ cần vỗ tay khi có khách ở đây, con hạc sẽ nhảy múa”, người đàn ông nói. Rồi ông vỗ tay và hát để chứng minh điều mình vừa nói. Con hạc quả thực nhảy ra khỏi bức tường và nhảy múa theo điệu nhạc.

Biết bao thi nhân, có cả Thôi Hiệu và Lý Bạch, đã từng viết nên những áng thơ nổi tiếng về ngôi lầu này.

Dần dần, quán rượu của ông Tâm trở nên nổi tiếng vì con hạc biết nhảy múa. Nhiều vị khách tới để được tận mắt xem điều kỳ lạ, thế là ông Tâm kiếm được khá nhiều tiền trong những năm sau đó.

Một ngày, người đàn ông trở lại, vẫn trong bộ quần áo rách rưới. Ông Tâm cảm ơn người đàn ông đó và muốn được chu cấp cho ông cho đến hết đời. Người đàn ông cười và đáp: “Đó không phải là lý do tôi tới đây”. Rồi ông lấy ra một cây sáo và thổi vài điệu nhạc. Khi ông thổi sáo, những đám mây từ trên cao bỗng hạ xuống, và từ giữa những đám mây một con hạc bay về phía họ. Người đàn ông cưỡi trên lưng hạc và bay lên trời.

Ông Tâm vô cùng biết ơn người đàn ông, ông tin rằng đó là một vị Đạo tiên. Để tỏ lòng cảm kích, ông Tâm đã xây một ngôi lầu tại vị Đạo tiên cưỡi hạc bay lên trời. Nó được đặt tên là Hoàng Hạc Lâu, có nghĩa là “Lầu Hạc Vàng”.

Hoàng Hạc Lâu có nghĩa là “Lầu Hạc Vàng”.

***

Tương truyền, khi “Thi tiên” Lý Bạch đến Lầu Hoàng Hạc du ngoạn, định đề thơ, nhưng đọc xong thơ Thôi Hiệu đã đề trước đó, ông đành nghiêng mình gác bút, ngửa mặt lên trời mà than rằng:

“Nhãn tiền hữu cảnh đạo vô tắc,

Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”

Tạm dịch:

Cảnh đẹp nhường kia sao khó viết.

Trên đầu Thôi Hiệu đã đề thơ!

Bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu.

Dịch nghĩa:

Lầu Hoàng Hạc

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!

Cho đến nay, tại Việt Nam đã có nhiều nhà thơ đã dịch Hoàng Hạc Lâu ra tiếng Việt. Tản Đà là một trong những người dịch đầu tiên và tài năng của ông đã giúp cho bài thơ trở nên quen thuộc với người Việt Nam. Ngoài ra, có thể kể đến những bản dịch của Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Ngô Tất Tố…

Bản dịch của Tản Đà

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai

Bản dịch của Ngô Tất Tố

Người xưa cưỡi hạc đã cao bay
Lầu hạc còn suông với chốn này
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay
Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng
Xanh ngát châu Anh, lớp cỏ dầy
Hoàng hôn về đó quê đâu tá?
Khói sóng trên sông não dạ người.

Xem thêm:

Bạch Liên sưu tầm
Theo theepochtimes.com

Exit mobile version