Đại Kỷ Nguyên

Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao

Trước cám dỗ của danh vọng và lợi ích vật chất, nếu có thể đại khí đại lượng “lùi một bước” thì đó không phải là yếu nhược mà là thể hiện của tâm đại nhẫn, của người trí huệ.

Người xưa nói: “Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Khi đứng trước một vấn đề nào đó hay trước mâu thuẫn lợi ích thiết thân, nếu như có thể dùng khoan dung đối đãi với lỗi lẫm của người khác thì có thể khiến “vũ khí” hóa thành “tơ lụa”.

Đối với khuyết điểm của người khác, tất nhiên phải chỉ rõ nhưng không nên chỉ trích nặng nề. Nhưng nếu có thể lấy khoan dung độ lượng mà tha thứ cho người khác thì sẽ không chỉ cảm hóa được họ mà còn khiến thế giới tinh thần của bản thân biến đổi, càng thêm rộng mở hơn, phấn khích hơn.

Lùi một bước biển rộng trời trong” là đạo lý mà ai cũng hiểu được nhưng lại thường quên mất trong cuộc sống hiện thực.

Thời cổ đại, Hồ Thường người huyện Thanh Hà và Địch Phương Tiến người huyện Nhữ Nam là bạn học kinh thư cùng nhau. Về sau, Hồ Thường là người được làm quan trước nhưng danh tiếng lại không tốt bằng Địch Phương Tiến. Vì thế mà trong lòng Hồ Thường luôn ghen ghét đố kỵ với tài năng của bạn mình.

Khi nói chuyện với những người khác, Hồ Thường luôn nói những lời không tốt về Địch Phương Tiến. Địch Phương Tiến sau khi biết chuyện này, nhưng không “ăn miếng trả miếng” mà lại nghĩ ra một cách là “lùi một bước”. Mỗi khi Hồ Thường triệu tập học trò, giảng giải kinh thư thì Địch Phương Tiến lại chủ động phái học trò của mình đến chỗ của Hồ Thường để thỉnh giáo ông về những điều còn thắc mắc rồi thật tâm ghi chép lại.

Một thời gian sau, Hồ Thường hiểu ra, đó là cách mà Địch Phương Tiến làm để cố ý tôn sùng mình. Vì vậy mà trong lòng ông tự thấy bất an, hổ thẹn. Sau này mỗi khi ở chốn quan trường, Hồ Thường không tham gia bàn luận, hạ thấp bạn nữa mà là tán dương, khen ngợi. Địch Phương Tiến thực sự có trí tuệ và đạo đức, bằng cách “lùi một bước” mà khiến cho bản thân ông và Hồ Thường hóa thù thành bạn.

(Hình minh họa/Nguồn: Sưu tầm)

Vào những năm Chính Đức, nhà Minh, Chu Thần Hào khởi binh phản kháng triều đình. Vương Dương Minh dẫn quân chinh phạt bắt được Chu Thần Hào, lập công lớn với triều đình. Nhưng lúc ấy, Giang Bân là người mà Hoàng đế sủng tín lại vô cùng ghen tị với công trạng của Vương Dương Minh. Ông ta cho rằng Vương Dương Minh muốn tranh danh vọng với mình liền tung tin đồn ở khắp nơi: “Ban đầu Vương Dương Minh và Chu Thần Hào là cùng một phe phái. Sau này nghe nói triều đình phái người đi chinh phạt nên mới bắt Chu Thàn Hào còn bản thân mình thì trốn thoát.”

Vương Dương Minh nghe xong những lời này, ông đã bàn với vị Tổng đốc Trương Vĩnh rằng: “Nếu như lúc này có thể lùi một bước, bỏ đi công trạng bắt Chu Thần Hào, thì sẽ tránh được những phiền toái không cần thiết. Nhưng nếu cố sức phản kháng lại, không thỏa hiệp thì đám người của Giang Bân sẽ giống như “chó bị dồn vào chân tường” mà làm ra những thủ đoạn “thương thiên hại lý””

Thế là, Vương Dương Minh giao Chu Thần Hào cho Trương Vĩnh, báo cáo lên Hoàng đế rằng, công lao bắt được Chu Thần Hào là của binh lính và quân của Tổng đốc. Về sau, đám người của Giang Bân không còn nghĩ cách gây phiền toái nữa.

Vương Dương Minh cáo bệnh đến chùa Tịnh Tử tĩnh dưỡng. Sau khi Trương Vĩnh trở lại triều đình đã ra sức ca ngợi lòng trung thành và nghĩa cử nhường công lao để tránh tai họa. Hoàng đế Chính Đức đã hiểu rõ hết thảy mọi chuyện không những không tin theo lời bịa đặt của Giang Bân mà còn hết lòng ca ngợi Vương Dương Minh. Vương Dương Minh vì “lùi một bước” mà đã tránh được tai họa không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người khác, bảo toàn đại cục.

Lùi một bước, nhường nhịn một bước không chỉ là một loại trí tuệ mà còn là một loại nhẫn nhịn và ý chí ngoan cường. Nhẫn trong một cái chớp mắt thôi có thể khiến con đường đời chật hẹp trở nên rộng lớn vô cùng.

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version