Đại Kỷ Nguyên

Tiết lộ của nhà khoa học từng đến Thiên Đường và địa ngục: Người thiện và kẻ ác giống nhau vẻ bề ngoài nhưng khác ở nội tâm

Emanuel Swedenborg (1688-1772) là một nhà khoa học, thần học, và nhà huyền học nổi tiếng người Thụy Điển. Ông tự gọi mình là “tôi tớ của Chúa Jesus Kito”. Sinh thời, ông là ‘người được Thiên Chúa lựa chọn’ để mở đôi mắt tâm linh, nhờ đó có thể tự do tham quan Thiên Đường – địa ngục và nói chuyện với các linh hồn.

Điều Emanuel Swedenborg tiết lộ là những gì ông tận mắt chứng kiến, cũng được ghi lại trong rất nhiều cuốn sách đã xuất bản của ông.

Emanuel Swedenborg cho rằng, nếu nhìn vào lời nói của bản thân, thì chúng ta là chủ nguyên thần, chủ ý thức. Chúng ta khoác tấm áo nhục thân con người là vì để có thể sinh tồn trong thế giới vật chất này, mà nhục thân chỉ là công cụ của chủ nguyên thần, chủ ý thức (còn gọi là linh hồn) ở nhân gian.

Nhà khoa học Emanuel Swedenborg. (Ảnh: ca.wikipedia.org)

Vậy thì điều gì xảy ra sau khi con người thoát ly nhục thân, rời khỏi thế giới vật chất này? Emanuel Swedenborg cho rằng khi linh hồn rời khỏi nhục thân, con người sẽ trải qua ba trạng thái, cũng gọi là ba giai đoạn trước khi đến Thiên Đàng hoặc địa ngục.

Giai đoạn thứ nhất là khi con người vừa mới thoát khỏi nhục thân, trạng thái của họ cũng tương tự như khi còn sống. Trong bộ phim “Ghost” của điện ảnh Mỹ đã miêu tả vô cùng rõ ràng tường tận về giai đoạn này, đó là khi nhân vật nam chính bị giết hại, anh không hề biết bản thân mình đã chết. Linh hồn anh rời khỏi nhục thân, đến tàu điện ngầm, khi nhận ra mình có thể đi xuyên qua người khác, anh cảm thấy vô cùng hoang mang.

Giai đoạn thứ hai là hiểu rõ bản thân mình đã rời khỏi trần thế, trạng thái này khác với khi còn ở thế gian. Nếu như người sống có thể giả tạo, nghĩ một đằng nói một nẻo, thì khi không còn nhục thân, dù họ có cố gắng giả tạo cũng không thể được nữa. Chủ nguyên thần là thế nào thì chính là như thế ấy.

Một trích đoạn trong bộ phim Ghost. (Ảnh: Gazzetta del Sud)

Giai đoạn thứ ba được Swedenborg gọi là “trạng thái dự bị”, chính là giai đoạn chờ đợi cuối cùng trước khi tiến vào Thiên quốc hoặc địa ngục.

Những người đặc biệt tốt và đặc biệt xấu sẽ không phải trải qua 3 trạng thái này

Emanuel Swedenborg cho biết, có những người không phải trải qua ba giai đoạn nói trên mà trực tiếp được đưa thẳng lên Thiên quốc hoặc quẳng vào địa ngục. Đó thường là người đặc biệt tốt, họ chỉ cần trút bỏ nhục thể và những thứ dơ uế trong nhục thể rồi được các Thiên thần đón đưa. Ông cũng từng nhìn thấy có người sau khi chết khoảng một giờ đồng hồ liền được đưa vào Thiên quốc.

Trái lại, những người bề ngoài nhìn thì đạo mạo trang nghiêm nhưng bụng dạ lại nham hiểm ác độc, lấy giả tạo làm thủ đoạn để lừa gạt, loại người này sẽ bị ném thẳng vào địa ngục. Ông từng thấy có một người cực kỳ gian trá đã bị dựng ngược lên trên rồi ném vào địa ngục. Còn có người sau khi chết lập tức bị ném vào trong hang động tối tăm. Họ thỉnh thoảng bị lôi ra, rồi lại bị đưa vào. Họ bề ngoài thì thân thiện với người khác nhưng thực chất trong lòng lại có ác ý.

Trong xã hội có những người chân chính thực sự nhưng xen cùng đó là những kẻ 2 mặt, bề ngoài thì tỏ vẻ rất tốt nhưng trong lòng lại nhỏ nhen, ích kỷ, lật lọng. (Ảnh: rebelcircus.com)

Nhưng mà, những người cực tốt và cực xấu nói trên chỉ là thiểu số. Đa số mọi người đều phải trải qua quá trình phán xét rồi mới được an bài lên Thiên quốc hay là xuống địa ngục.

1. Trạng thái đầu tiên sau khi chết

Emanuel Swedenborg nói, con người ta ngay từ lúc còn nhỏ đã được dạy bảo, biểu hiện bên ngoài thường là thân thiện, nhân từ, cho nên suy nghĩ chân thật trong tâm thường được ẩn giấu đi. Vậy nên, con người ta đã hình thành một loại thói quen, không kể nội tâm thế nào, bên ngoài luôn biểu hiện phù hợp với đạo đức và xã hội. Bởi loại thói quen này, con người gần như không hiểu được bản tính nội tại của bản thân, cũng không bao giờ tự kiểm điểm chính mình.

Ông cho rằng trạng thái đầu tiên sau khi linh hồn rời khỏi nhục thân cũng giống với trạng thái anh ta khi còn sống, bởi vậy, anh ta sẽ cho rằng bản thân mình còn ở cõi trần, hoàn toàn không biết rằng anh ta đã trở thành linh hồn. Tử vong chỉ là một bước quá độ. Cũng chính là nói, chủ nguyên thần không thật sự chết đi, chẳng qua chỉ là từ hình thái của một sinh mệnh tiến nhập vào một hình thái sinh mệnh khác.

Khi còn sống, nếu họ nghĩ đến bất kỳ ai thì giọng nói và dáng điệu của người đó liền xuất hiện trong ý nghĩ. Nhưng sau khi chết đi, con người ta không còn bị nhục thân chi phối, những người đã khuất mà họ nhớ nhung liền xuất hiện ngay trước mắt, chứ không còn ở trong ý nghĩ nữa.

Bên trong con người chúng ta khi còn nhỏ thân thiện, nhân từ và thường ẩn giấu đi, không biểu hiện hết ra bên. (Ảnh: patheos.com)

Bởi vì ở linh giới, ý niệm của con người là tương thông, không gian của linh giới không giống với không gian cõi người. Vậy nên, vừa tiến vào linh giới, bạn bè quyến thuộc sẽ ngay tức khắc nhận ra họ. Họ chuyện trò với nhau, tiếp tục duy trì mối quan hệ khi còn sống. Cảnh tượng bạn cũ gặp lại nhau, cảm giác vui mừng hạnh phúc đan xen, quả là có rất nhiều.

Cũng giống như hai vợ chồng đã qua đời gặp lại nhau, vui mừng hạnh phúc. Họ tiếp tục chung sống với nhau, thời gian dài ngắn quyết định bởi mức độ hòa thuận vui vẻ của hai người khi còn ở trần thế. Vợ chồng mà tư tưởng không dung hợp, cảm thấy chán ghét nhau, cảm xúc đó sẽ công khai biểu hiện ra, thậm chí còn hành hạ lẫn nhau. Nhưng trước khi tiến vào trạng thái thứ hai, họ nói chung sẽ không rời xa nhau.

Một số người khoác áo thầy tu nhưng không thực sự đề cao tâm tính, họ đều muốn biết bản thân có được tiến vào Thiên quốc hay không. Rất nhiều người tự cho rằng khi còn ở cõi trần họ đã sống cuộc sống văn minh đạo đức. Họ chưa từng nghĩ rằng, người tốt và kẻ xấu trên bề mặt vốn không có gì khác biệt, cũng là sống cuộc sống văn minh đạo đức, cũng là đối tốt với người, tham gia hội họp, đọc kinh cầu nguyện.

Nhưng hành vi và sự thành kính bề mặt lại không ý nghĩa, chỉ có bản chất thật sự bên trong mới có hiệu lực. Trong nghìn vạn người, hiếm có ai hiểu được thế nào là bản chất thật sự bên trong, rằng đó mới là Thiên quốc và nền tảng của giáo hội. Hành vi của con người quyết định bởi ý nguyện, tư tưởng, sự từ bi và đức tin bên trong, tiếc rằng rất ít người hiểu được điểm này. Hôm nay, rất nhiều tín đồ tôn giáo đi vào linh giới đều là như vậy.

Những hành vi và việc mà con người làm khi còn sống sẽ quyết định việc lên Thiên Đường hoặc xuống Địa Ngục. (Ảnh: Ficothèque Ardente)

Cuối cùng, sẽ có những sinh mệnh cao tầng đến để xác nhận bản tính của họ. Bởi vì khi ở trạng thái đầu tiên, những kẻ xấu ác cũng có thể tuyên giảng chân lý, tỏ ra thiện lương giống như những người lương thiện vậy. Bởi vì khi còn sống, dưới sức ép của luật pháp, họ cũng từng tỏ ra văn minh đạo đức, có danh tiếng và sự tín nhiệm của mọi người, cũng có địa vị và giàu sang.

Nhưng mà linh hồn thiện và ác lại rất dễ dàng phân biệt. Bởi vì linh hồn ác chỉ chú ý đến bên ngoài, nhưng lại không quan tâm đến chân lý và thiện lương, họ cũng không tin vào Thiên quốc. Về những điều này, họ nghe mà như không thấy, thờ ơ không quan tâm, cảm thấy tẻ nhạt vô vị.

Khi người ta vẫn còn ở tầng diện bên ngoài, tầng diện bên trong không thể hiển hiện rõ ràng ra được. Bởi vì tầng diện bên ngoài cũng như lớp áo khoác của tầng diện bên trong, với những người hãm sâu trong tội ác càng là như vậy. Nhưng khi con người tiến vào trạng thái thứ hai, tầng diện bên ngoài sẽ được cởi ra, theo đó, tầng diện bên ngoài (tầng diện có thể ngụy trang) sẽ trở nên yên lặng, không khởi tác dụng nữa.

Ảnh minh họa. ( Nguồn: randominks.com)

Thời gian kéo dài của trạng thái đầu tiên tùy theo từng người, có người thì mấy ngày, có người thì mấy tháng, có người thì một năm, nhưng thông thường là không vượt quá một năm. Thời gian dài ngắn quyết định bởi trình độ trong ngoài nhất trí của mỗi người.

2. Trạng thái thứ hai sau khi chết

Emanuel Swedenborg nói :”Ở thế giới tâm linh, ai cũng không được phép nghĩ ngợi một đằng, nói làm một nẻo. Mỗi một người đều cần biểu biểu hiện tình cảm tình yêu chân thật của anh ta, cần phải trong ngoài như một.”

Bởi vậy, những trạng thái có thể giả tạo ở bên ngoài đều phải bỏ đi, quay trở về trật tự. Trật tự ở đây là gì? Chính là trong ngoài như một, tầng diện bên ngoài và tầng diện bên trong đạt đến sự nhất trí với nhau.

Theo Emanuel Swedenborg, những người giỏi quan sát cuộc sống thường chú ý đến lời nói cử chỉ của mọi người, không khó nhìn ra con người ta đều có tầng diện bên trong và bên ngoài, tư tưởng và ý muốn có hai tầng trong ngoài. Trong sinh hoạt xã hội, cách nhìn nhận của chúng ta đối với mỗi một người là dựa theo danh tiếng của anh ta và theo đánh giá của người khác về anh ta.

Nhưng khi chuyện trò với họ, chúng ta sẽ không dựa theo cách nghĩ thực tế trong tâm của mình. Tức là dẫu đó là kẻ ác, chúng ta cũng sẽ dùng lễ mà đối đãi. Hai tầng tư tưởng, hai tầng ý muốn, bởi vậy, chúng ta rất dễ dàng nhận thấy điều này.

Những người quan sát giỏi chỉ chú ý đến tình huống bên ngoài chứ không để ý đến việc suy nghĩ thực tế trong tâm. (Ảnh: austinhr.com)

Những kẻ hư tình giả ý, a dua nịnh nọt thì lại càng như vậy, lời nói hành vi bên ngoài của họ hoàn toàn đi ngược với tư tưởng ý muốn trong tâm. Những kẻ ngụy thiện mà đàm luận về Thần, Thiên quốc, sự đắc cứu của linh hồn, chân lý trong giáo hội, phúc lành của đất nước, lợi ích quần chúng, nhìn vào bề ngoài thì thấy dường như tràn đầy tín tâm và lòng từ bi. Thật ra, trong tâm họ không có tín ngưỡng, không có lòng yêu thương, hoàn toàn là tự tư, tự lợi.

Từ đây có thể thấy, con người xác thật có hai tầng diện tư tưởng bên trong và bên ngoài. Anh ta lấy tư tưởng bên ngoài để giao thiệp với người khác, còn bên trong, anh ta lại có cách nghĩ khác. Thêm nữa, tiến trình của hai tư tưởng là tách biệt, để tránh cho suy nghĩ thực sự trong tâm bộc lộ ra.

Emanuel Swedenborg cho rằng trong và ngoài nên hiệp đồng nhất trí với nhau, nếu không nhất trí thì chính là điên đảo trật tự. Ông nói: “Khi con người ta chuyên chú vào thiện tâm, hai bên cũng xác thật là nhất trí với nhau – bởi vì lúc này, niệm đầu của anh ta là thiện, lời nói cũng là thiện. Nhưng mà, khi con người bị hãm trong sự ác, hai bên lại không nhất trí với nhau – bởi vì lúc này, niệm đầu của anh ta là ác nhưng lời nói lại là thiện, tức là trật tự đã bị điên đảo, thiện lương biểu hiện ra bên ngoài, còn hung ác lại ẩn sâu bên trong.

Thiện lương bị sự ác quản chế, trở thành nô lệ, chỉ là công cụ mà người chủ lợi dụng để đạt được mục đích, thỏa mãn dục vọng. Trong những lời nói hành động tốt đẹp ấy lại ẩn chứa ý đồ bất hảo, có thể thấy dẫu biểu hiện ra thiện lương thế nào đi chăng nữa, thì cái thiện này không phải là thiện thật sự, đã bị sự ác che đậy mất rồi”.

Khi con người mất hết thiện lương, trắng đen lẫn lộn, chính tà bất minh. (Ảnh: alghadpress.com)

Còn về những người thiện lương, tình huống lại khác. Với họ, thiện lương ăn sâu vào trong tư tưởng nội tại của anh ta, rồi từ tư tưởng bên trong chuyển thành hành vi biểu hiện ra bên ngoài, cũng chính là nội tâm và hành động nhất trí với nhau.

Khi Thần tạo ra con người, chính là dựa theo trật tự ấy. Dưới trật tự này, chủ nguyên thần của con người là ở nơi Thiên quốc và trong ánh sáng của Thiên quốc. Ánh sáng nơi Thiên quốc lại phát ra từ chân lý thần thánh của Sáng Thế Chủ. Cho nên, những người lương thiện thường được dẫn dắt bởi chân lý thần thánh.

Ông còn nói:

“Khi tôi nói “tư tưởng”, kỳ thật cũng là nói ý muốn bởi vì tư tưởng bắt nguồn từ ý muốn. Trên thực tế, không ai có thể thoát khỏi ý muốn mà suy nghĩ.”

Trong hiện thực, không người nào có thể “sống lâu muôn tuổi” được, cho nên hết thảy mọi ý muốn của con người khi sống nơi thế gian là vô cùng quan trọng. Đây cũng chính là cơ điểm mà Thần phán xét một sinh mệnh sau khi đã trút bỏ nhục thân sẽ lên Thiên quốc hoặc là xuống Địa ngục.

Một niệm sắc dục khởi lên, lập tức chiêu mời yêu ma đến

Exit mobile version