Đại Kỷ Nguyên

Thái Bình Thiên Quốc (P.1): Vì sao Hồng Tú Toàn triệu tập được hàng trăm nghìn nghĩa quân nổi dậy?

Lời toà soạn: Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.  

Thái Bình thiên quốc tồn tại chỉ 15 năm, ngắn ngủi nhưng hào hùng, khiến cả triều Thanh và phương Tây run sợ. Sự tồn tại của nó chính là lời cảnh tỉnh của Trời cao với thế nhân. Cứ khi nào đạo đức xã hội bại hoại thì sẽ có đại nạn. Hồng Tú Toàn đã hoàn thành sứ mệnh cảnh tỉnh thế nhân phải biết tôn kính Thiên thượng mà giữ gìn đạo đức phẩm hạnh, chờ đợi đến ngày được cứu độ. 

Ngẫm ra muôn sự trên đời
Khó đem thành bại mà soi anh hùng

Xưa nay phúc lớn ắt đại lượng, là Thái Sơn không từ thổ nhưỡng, cho nên mới trở nên cao. Sông biển không chọn kênh rạch, cho nên mới trở nên sâu. Bậc vương giả không khước từ thứ dân, cho nên mới thành tựu đức. Những điều này đều do đại lượng tạo thành vậy” – “Nguyên đạo tỉnh thế huấn” (Hồng Tú Toàn). 

Trong “Tỉnh thế huấn” (Lời dạy thức tỉnh thế nhân) còn viết: “Đại Đạo thi hành, thiên hạ là chung. Chỉ nguyện thiên hạ tuân theo chân Đạo của Thượng Đế, giữ Thiên uy, tuân Thiên giới, khi làm chính bản thân, làm chính người, làm cột đá giữa dòng đời thế gian, khi thất bại, ngày ngày dốc sức kéo con sóng dữ. Biến “Thế gian xảo trá kiêu bạc” thành “Thế gian công bằng chính trực”, khiến thiên hạ một nhà, chung hưởng thái bình

Thượng Đế ở đây không phải khái niệm trong tôn giáo phương Tây, mà là Thần tối cao chủ tể hoàn vũ, thống lĩnh chính Pháp, chính Đạo thiên hạ. 

Quốc kỳ của Thái Bình Thiên Quốc (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).

Cuối triều Thanh, lịch sử Trung Quốc xuất hiện một vương triều ngắn ngủi: Thái Bình thiên quốc, tức “Hồng triều” mà Tôn Trung Sơn gọi. Người kiến lập vương triều này là Hồng Tú Toàn (1814 – 1864), tên gốc Hồng Hỏa Tú, người huyện Hoa, Quảng Đông. Tổ tiên ông, Hồng Hạo, là danh thần triều Nam Tống, là trung thần hộ quốc cùng thời với Nhạc Phi anh hùng chống quân Kim, sau này di cư đến phía nam định cư ở huyện Hoa, Quảng Châu. Hồng Tú Toàn từ nhỏ đọc thuộc Tứ thư, Ngũ kinh, ôm chí lớn, hoài bão phi phàm.

Thuở thiếu thời, ông từng với Lạc Bỉnh Chương người cùng huyện đi tắm ao vào một đêm trăng. Hồng Tú Toàn thấy bầu trời đầy sao, cảm khái nói: “Đêm tắm ao cá, lay động cả bầu trời đầy sao”. Ấy là cái chí phi thường tràn ra từ lời nói, khẩu khí vậy. Lạc Bỉnh Chương nghe xong liền họa lại, rằng: “Mong bạn sớm đăng lân các, vãn hồi càn khôn ba đời”. 

Hồng Tú Toàn quay lại than rằng: “Càn khôn đã chẳng phải là ba đời, lân các sớm thuộc về người khác, leo lên cũng chẳng ích chi, vãn hồi chỉ gây thêm chuyện”. Lạc Bỉnh Chương cười nói: “Sau này bạn ắt là anh hùng hào kiệt“. 

Chân dung Hồng Tú Toàn (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).

Chém tà lưu thơ chính

Tư tưởng của Hồng Tú Toàn trong “Chém tà lưu thơ chính” mà ông viết năm 1837, đã bộc lộ ra rất rõ cái chí trừ tà ác, trừ hại cho dân: 

Tay nắm càn khôn sát phạt quyền
Chém tà giữ chính giúp dân yên
Mắt dõi giang sơn ngoài tây bắc
Tiếng rung nhật nguyệt khắp đông nam
Ấn kiếm quang vinh Thiên Đế tặng
Thơ văn tụng niệm trước Thiên Thần
Thái Bình nhất thống ngời thế giới
Uy phong lạc thú mãi vạn niên

Theo “Thái Bình thiên nhật” (Một trong các thư tịch khắc của Thái Bình thiên quốc), mồng 1 tháng 3 năm 1837, Hồng Tú Toàn mắc trọng bệnh 40 ngày. Giữa lúc cận kề cái chết, ông nhìn thấy rất nhiều cảnh tượng trên trời. Đây chính là “Đinh Dậu dị mộng” nổi tiếng. 

Trong mộng, Hồng Tú Toàn nhìn thấy vô số thiên sứ từ trên trời giáng hạ, cung kính nghênh tiếp ông lên trời. Lại thấy rất nhiều đứa trẻ áo vàng nhảy nhót vui vẻ phía trước, các thiên sứ đỡ Hồng Tú Toàn đi vào trong kiệu. Hồng Tú Toàn vô cùng áy náy. Sau khi đến cổng trời, đã thấy hai bên có vô số thiên nữ đang đợi đón tiếp ông. Hồng Tú Toàn bẩm tính chính khí, với sắc đẹp trước mắt không hề liếc xem.

Sau khi tiến vào thiên quốc, ánh hào quang chiếu rọi, thế giới thiên quốc quả thật khác xa phàm trần. Ông thấy vô số các Thiên Thần mặc áo long bào, đội mũ song giác đến bái lễ ông. Sau khi Hồng Tú Toàn tịnh hóa thân thể ở sông Thiên Hà, được Thiên Mẫu dẫn đi gặp Thiên Đế.

Hồng Tú Toàn trong mộng thấy Thiên Đế mặc áo bào trắng, tận tay ban cho ông ấn ngọc tỷ và bảo đao, trao mệnh ông đến thế gian chém yêu trừ ma. Thiên Đế nói tên ông nên tránh húy, phải dùng chữ Toàn, chữ “Toàn” (全) chiết tự là “Nhân Vương” (人王), có ý là quân vương. 

Thiên Đế nói, người trong cõi phàm đều là do Thiên Thần sinh ra nuôi dưỡng. Nhưng ngày nay con người trong cõi phàm trần chỉ còn biết hưởng phúc, mà đã mù mờ hết nguyện vọng ban đầu lúc hạ thế, chẳng còn cái tâm kính sợ Thiên Thần chút nào. Người trên Trái Đất bị yêu ma mê hoặc, đã hao phí hết phúc đức mà Thần đã ban thưởng, dùng nó để thờ phụng yêu ma, cứ như thể yêu ma đã sinh ra nuôi dưỡng họ vậy. Nào biết rằng, đây chính là yêu ma đang hại chết họ, trói bắt họ, trái lại họ lại chẳng biết tỉnh ngộ. Thiên Thần nhìn thấy cảnh tượng này đều rất căm giận, lại rất thương xót những con người này.

Thiên Đế ban tặng ông ngọc tỷ vàng (Kim Tỷ) và một thanh bảo kiếm Vân Trung Tuyết, lệnh cho các thiên sứ theo ông hàng yêu. Khi Hồng Tú Toàn  đại chiến với lũ yêu ma, Thiên Đế đứng đằng sau ông, mà Jesus tay cầm Kim Tỷ chiếu yêu, cũng đứng đằng sau ông hỗ trợ tác chiến.

Nguyên Đạo cứu thế ca

Hồng Tú Toàn lấy danh nghĩa Cơ Đốc giáo, sáng lập “Bái Thượng Đế hội”. Ông nói: “Do nhân tâm xấu quá, triều chính nhà Thanh hủ bại, thiên hạ sẽ có đại tai đại nạn, chỉ có tín ngưỡng Thượng Đế mới có thể tránh khỏi tai nạn. Hễ là người tín phụng, bất kể nam nữ tôn quý, hết thảy đều bình đẳng, nam gọi là huynh đệ, nữ gọi là tỷ muội”. 

Vì vậy, Hồng Tú Toàn đề ra 10 điều Ước pháp cho tín chúng, bao gồm sùng bái Hoàng Thượng Đế, không bái tà pháp tà thần, không giết người hại người, không gian tà dâm loạn, không trộm cắp, phải hiếu kính cha mẹ bề trên… 

Ngọc tỷ Thái Bình thiên quốc Hồng Tú Toàn, ấn ban đầu cạnh dài 19.6 cm, mặt bên khắc nổi hoa văn Song phượng triều dương (hai chim phượng hoàng chầu mặt trời). Đối với Ngọc tỷ là thật hay giả và chữ viết đọc như thế nào, giới học thuật xưa nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).

Trong “Nguyên Đạo cứu thế ca”, Hồng Tú Toàn chỉ ra nguyên nhân căn bản của thế đạo hỗn loạn, nhân tâm không còn như xưa là vì “Tư”. Ông chủ trương con người phải bỏ hết vọng niệm, không để thế tục trói buộc, thì mới có thể khôi phục cái gốc thuần chính làm người. Trong mắt ông, mỗi sợi tơ sợi chỉ, mỗi hạt cơm giọt nước trên đời này đều là Thiên thượng ban tặng, người đời nên giữ lòng thành tín với Thiên thượng, thường xuyên thành kính lễ bái. 

Ông nói:

Từ xưa vua, thầy không gì khác
Chỉ đem chính Đạo thức tỉnh dân
Từ xưa đức, thiện không gì khác
Chỉ đem chính Đạo gột thân mình

Trong “Cứu thế ca”, Hồng Tú Toàn cũng chỉ ra các hành vi bất chính của thế tục, bao gồm tà dâm, ngỗ nghịch bất hiếu với cha mẹ, giết hại, trộm cắp, hút thuốc phiện và đánh bạc… Đối với phong khí xã hội suy đồi này, Hồng Tú Toàn khuyến cáo người đời làm người phải chính, thanh trừ hết các hành vi bất chính này. Ông nói: “Bất chính thì Trời ghét, kẻ chính thì Trời thân”. Phàm là người đội trời đạp đất, đều nên sớm phản phác quy chân, từ bỏ cái xấu, trở về với nguồn gốc đích thực của mình. 

Trong chuyện “Kinh Thánh”, Thượng Đế đã dùng đại hồng thủy hủy diệt Trái Đất, phá hủy thành Sodom đạo đức bại hoại, cũng nói đến chuyện đại thẩm phán ngày tận thế… Tai nạn như thế mà tướng lĩnh Thái Bình thiên quốc đã từng nghĩ đến có xảy ra không? Đối với câu chuyện mà “Kinh Thánh” nói đến, Hồng Tú Toàn giữ vững thái độ cẩn thận. Ông mỗi lần nói chuyện với người khác, ngữ khí, thái độ đều vô cùng chân thành thành khẩn. (“Hồng Tú Toàn chi dị mộng”, dẫn cứ “Thái Bình thiên quốc tư liệu” (6), trang 849)

Ngai vàng phục chế Thiên vương bảo tọa của Thái Bình thiên quốc (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).

Quân sư Tiền Giang

Quân sư của Hồng Tú Toàn là Tiền Giang. Người này tinh thông chư tử bách gia, lục thao ngũ lược, đối với thiên văn, địa lý, binh hình, tiền cốc, không gì không am hiểu. Thời ấy thuốc phiện tràn ngập Trung Quốc, gây độc hại khắp nơi. Tiền Giang ở Quảng Đông thảo luận với người khác việc cấm thuốc phiện, chống quân Anh. Ông cho rằng, bán thuốc phiện không chỉ đầu độc mấy triệu người Trung Quốc, còn làm cho hàng chục triệu lạng vàng tiền chảy ra nước khác.

Tháng 1 năm Đạo Quang thứ 20 (năm 1840). Tiền Giang ủng hộ tổng đốc lưỡng Quảng Lâm Tắc Từ cấm thuốc phiện, tiêu hủy thuốc phiện ở Hổ Môn. Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất, quân Thanh thảm bại. Trung – Anh ký “Điều ước Nam Kinh” bất bình đẳng. Tin tức truyền đến Quảng Châu, dân tình phẫn nộ.

Tiền Giang và Hà Đại Canh, Biện Giang Ân soạn hịch “Hịch nghĩa sỹ lưỡng Quảng” dán ở Minh Luân Đường, nổi giận tố cáo các đại tội của quân Anh “Cướp đất đai ta, giết hại quan văn võ ta, dâm loạn phụ nữ ta, cướp tài sản ta”, và kháng nghị triều đình nhà Thanh “không nghĩ đến quốc thù dân oán, vội vàng cắt đất giao vàng”, cắt nhượng Hồng Công, mở cửa các cảng khẩu Quảng Châu… là “mở cửa bái cướp, dẫn sói vào nhà”. Bài hịch này đã dấy lên tình cảm vệ quốc của nhân dân Quảng Châu, người người tấp nập hưởng ứng.

Hồng Tú Toàn hiệu triệu nghĩa quân nổi dậy khởi nghĩa (Ảnh: iFuun).

Sau khi Tiền Giang bị tri huyện Lương Tinh Nguyên bắt, khâm sai đại thần nhà Thanh Y Lý Bố hạ lệnh đưa Tiền Giang sung quân ở Tân Cương, sau đó được đại xá trở về. Chiết Giang từng lưu truyền bài đồng dao: “Ba mươi vạn quân động tám phương. Trời hô Đất ứng chẳng nơi dung. An bài ngựa trắng tiếp dê đỏ. Mười hai anh hùng thế quật cường

Tiền Giang suy đoán, “Ba mươi vạn quân động tám phương” chính là năm Đạo Quang thứ 30 sẽ nổi lên cuộc binh đao, thanh thế binh đao chẳng tầm thường. Tiền Giang đêm xem thiên tượng, thấy phương Nam vượng khí đang thịnh, các sao hội tụ Quế Lâm, suy đoán sau này vùng Quảng Tây ắt sẽ xuất hiện quần hùng hào kiệt.

Đúng như ông đã nói, năm Đạo Quang thứ 30, Hồng Tú Toàn dẫn quân Thái Bình khởi nghĩa. Tháng 3 năm Hàm Phong thứ 3 (năm 1853), quân Thái Bình công phá Kim Lăng, lấy làm quốc đô Thái Bình thiên quốc, đổi tên gọi là “Thiên Kinh”.

(Còn nữa)

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Nam Phương biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version