Đại Kỷ Nguyên

Tề Hoàn Công mê hưởng xa hoa, dự ngôn chết thảm thành sự thật

Tề Hoàn công đứng đầu trong Ngũ Bá thời Xuân Thu, vì sao chết thê thảm như vậy? Một phần của bức tranh "Đế vương đạo thống vạn niên đồ” của Cừu Anh thời nhà Minh. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Tề Hoàn Công bị dục vọng thiêu đốt, thiêu cháy Tề Hoàn Công túng dục, hủy cả hậu cung và con cháu, hủy cả quốc gia của mình. Tề Hoàn Công dù biết mỹ vị có thể vong quốc, nhưng vẫn không kiềm chế được dục vọng, cuối cùng dẫn đến vận mệnh suy vong.

Lời hay cảnh báo:

Lương Vương Ngụy Anh (Lương Huệ Vương), khi thế lực cường thịnh, mở tiệc chiêu đãi các chư hầu trên Phạm Đài, nơi có phong cảnh tuyệt đẹp. Khi rượu đã cạn, Lương Vương mời Lỗ Cộng Công nâng ly. Lỗ Cộng Công rời khỏi chỗ ngồi và đứng dậy (để tỏ lòng kính trọng), nói những lời tâm huyết với Lương Vương:

“Ngày xưa, Đế nữ (con gái của Hoàng Đế) lệnh cho người giỏi nấu rượu, nấu rượu ngon dâng lên Đại Vũ. Sau khi nếm thử, Đại Vũ cảm thấy nó vô cùng ngon ngọt, từ đó xa lánh và từ bỏ rượu. Đại Vũ nghiêm khắc nói: ‘Hậu đại tất sẽ có những quân vương chết vì rượu’. Tề Hoàn Công nửa đêm đói bụng, Dịch Nha vào bếp, chế biến sơn hào hải vị tiến hiến ông. Tiệc xong, Tề Hoàn Công ngủ đến sáng không dậy, sau đó nói: ‘Hậu thế tất có kẻ vì mỹ vị mà vong quốc’. Tấn Văn Công có được mỹ nữ Nam Uy, bị cô ta dùng mỹ sắc mê hoặc, ba ngày không đăng triều nghe chính sự. Sau này Tấn Văn Công tự tỉnh ngộ, nói: ‘Hậu thế tất có kẻ vì mỹ sắc mà vong quốc’, từ đó không có tiếp cận với Nam Uy nữa.”

Mê đắm mỹ vị mỹ sắc mang đến hậu quả gì?

Cả Tề Hoàn Công và Tấn Văn Công đều là những minh chủ chư hầu ​​vào thời đại Xuân Thu. Tề Hoàn Công hợp nhất chín chư hầu, thống trị thiên hạ; Tấn Văn Công bình định thiên hạ, họ đều là bá nghiệp thiên hạ, công thành danh tựu. Tấn Văn Công tỉnh ngộ về sự nguy hiểm của sắc đẹp mỹ nữ, và có thể kiên trì giới sắc trong nửa sau cuộc đời mình, vì vậy cuộc đời ông không bị sai lầm trong mỹ sắc. Tề Hoàn Công hợp chín chư hầu thống trị thiên hạ, dù cũng nhận ra mối nguy của mỹ thực, nhưng kết cục cuộc đời lại vô cùng thê thảm. Duyên do tại sao?

“Chiến Quốc sách – Đông Chu sách” ghi lại rằng, Tề Hoàn Công trong cung có 7 thị, có 700 kỹ nữ, bị quốc dân chỉ trích. Có vẻ như khi bá nghiệp của Tề Hoàn Công đang ở đỉnh cao, mỹ thực và mỹ sắc cũng bồng bột phát triển trong cung của ông ta.

Tề Hoàn Công có ba người vợ: Vương cơ, Từ cơ và Thái cơ, nhưng không ai trong số ba người này sinh con trai. Trong hậu cung của Hoàn Công có rất nhiều phi tần, con trai có hơn mười đứa, sáu phi tần được sủng ái; năm trong số sáu người này sau đó đã tranh giành vương quyền cho con trai của họ, khiến nước Tề rơi vào hỗn chiến. Họ là: Trưởng Vệ cơ sinh ra Vô Khuy; Thiếu Vệ cơ sinh ra Huệ Công Nguyên; Trịnh cơ sinh ra Hiếu Công Chiêu; Cát Doanh sinh ra Chiêu Công Phan; Mật cơ sinh ra Ý Công.

Hoàn Công phong con trai của Trịnh cơ là Hiếu Công Chiêu làm thái tử, nhưng ông lại sủng ái đầu bếp Dịch Nha (còn được gọi là Ung Vu) và hoạn quan Thụ Đao, cả hai đều được Trưởng Vệ cơ sủng ái, họ từng tiến cử Vô Khuy, và Tấn Cảnh Công cũng từng hứa với họ sẽ lập Vô Khuy làm quân vương. Sau khi hiền tướng Quản Trọng của Tề Hoàn Công chết, năm người con trai này đều đòi kế vị, gây ra một trường minh tranh ám đấu, và Tề Hoàn Công cũng gặp tai họa trong cuộc hỗn chiến.

Quản Trọng giỏi nhìn người, khuyên can quân chủ

Bức tranh cổ: Quản Trọng, người thành tựu bá quyền của Tề Hoàn Công. (Phạm vi công cộng)

Khi Quản Trọng, người đã giúp Tề Hoàn Công giành được bá quyền, bị ốm, Tề Hoàn Công đến thăm ông và hỏi: “Từ nay trở đi, ai trong số các quần thần có thể giúp ta?”

Quản Trọng nói: “Không quan nào hơn nhà vua”. 

Hoàn Công nói: “Dịch Nha thì sao?”

Quản Trọng nói hãy tránh xa Dịch Nha. 

Tề Hoàn Công nói: “Dịch  Nha đã nấu thịt con trai cả của mình cho ta nếm thịt người, lòng trung thành của hắn liệu có thể khả nghi sao?” 

Quản Trọng đáp: “Yêu thương bảo vệ con mình là thường tình của con người, nhưng hắn đã nhẫn tâm giết cả con mình, vi phản nhân tính, rốt cuộc là vì điều gì? Hắn thật sự có thể yêu thương bảo vệ quân vương sao?!”

Hoàn Công lại hỏi: “Khai Phương là người thế nào?”

Quản Trọng đáp: “Khai Phương là hoàng tử nước Vệ, hắn xa cách họ hàng thân thích, từ bỏ đãi ngộ hậu hĩnh của thái tử mà chạy đến nước Tề làm quan cho ngài mười lăm năm mà không đoái hoài đến người thân, đây không phải là thường tình của con người, loại người đó thật khó cởi mở và trung thực với mọi người”.

Hoàn Công lại hỏi: “Thụ Đao thì sao?” 

Quản Trọng nói hãy tránh xa Thụ Đao.

Hoàn Công nói: “Thụ Đao là thái giám trong cung, có nghi ngờ gì về lòng trung trinh của hắn không?”

Quản Trọng đáp: “Người ta đều yêu thân thể của mình, nhưng hắn lại nhẫn tâm tự thiến để vào cung, phi nhân tính, rốt cuộc đang có âm mưu gì? Hắn thật sự trung trinh với quân vương sao?!”

Hoàn Công nói: “Được.” Thế là đuổi cả ba người đó đi.

Tề Hoàn Công phá giới, dẫn lửa thiêu thân loạn quốc

Sau ba năm, Tề Hoàn Công cảm thấy ăn uống không đủ thỏa mãn, tâm tình không vui vẻ, không quản lý tốt việc hậu cung và quốc sự, nên lại gọi ba người đó về. Dịch Nha, Thụ Đao và Khai Phương sau đó ngày càng chuyên quyền. Năm sau, Tề Hoàn Công lâm bệnh. Lúc này, năm hoàng tử lập phe phái riêng để tranh giành nhau, xảy ra hỗn chiến, nội cung đại loạn.

Chẳng bao lâu, Tề Hoàn Công bị bệnh nặng. Dịch Nha và Thụ Đao được Tề Hoàn Công sủng ái, cũng được Vệ Trưởng cơ sủng ái, đợi đến cơ hội, họ hợp sức tạo phản, giết tất cả quần thần của nước Tề, lập Vô Khuy, con trai của Vệ Trưởng cơ lên làm vua. Họ chặn cổng cung điện của Tề Hoàn công, xây một bức tường cao bên ngoài cổng để ngăn người khác đi qua. Khai Phương lấy đất và dân của 700 xã của nước Tề trả về nước Vệ. Thái tử sau đó phải chạy sang nước Tống để lánh nạn.

Một người phụ nữ bước vào phòng ngủ của Tề Hoàn Công qua một cái lỗ. Hoàn Công nói: “Ta muốn ăn”. Nữ nhân nói: “Ta không có thức ăn nào có thể cho ngài”. Hoàn Công nói: “Ta muốn uống nước”. Nữ nhân nói: “Ta không thể lấy thức ăn và nước uống cho ngài”. Hoàn Công hỏi: “Tại sao?” Người phụ nữ trả lời: “Dịch Nha và Thụ Đao hợp lực tạo phản, chặn cổng cung điện, xây tường cao ngăn không cho ai vào, nên tôi không cách nào lấy được”.

Tề Hoàn Công buồn bã thở dài, nước mắt giàn giụa, nói: “Ôi, điều mà thánh nhân nhìn thấy đang ở ngay trước mặt! Người sắp chết hữu tri, ta làm sao đối mặt với Trọng phụ (Quản Trọng) đây?” Thế là Tề Hoàn Công dùng tay áo che mặt lại. Cuối cùng, vị bá chủ một thời đã chết đói chết khát trong chính cung điện của mình.

Khi ông qua đời, cuộc tranh giành quyền kế vị giữa các con trai diễn ra gay gắt, tấn công lẫn nhau, trong lúc hỗn chiến, cung điện không có ai, không ai dám chôn cất ông. Thi thể Tề Hoàn Công phủ đầy trùng, chỉ được che bằng một cánh cửa gỗ dương, để như vậy hơn hai tháng, côn trùng từ xác thối bò ra ngoài cửa cung.

Mãi đến tháng 12 năm đó, hoàng tử Vô Khuy giành được vị trí số một, Tề Hoàn Công mới có thể được chôn cất.

Ba tháng sau, Tống Tương Công xuất lĩnh binh lính chư hầu, đưa Tề thái tử Chiêu (mẹ là Trịnh cơ) về nước để phạt Tề. Người nước Tề sợ hãi nên đã giết quốc quân Vô Khuy của họ. Người nước Tề chuẩn bị lập thái tử Chiêu, thì những người ủng hộ hoàng tử thứ tư lại tấn công thái tử, thái tử lại chạy trốn sang nước Tống. Sau đó, nước Tống đánh bại quân đội của hoàng tử thứ tư nước Tề, lập thái tử Chiêu làm Tề Hiếu Công. Tình trạng hỗn loạn do tranh chấp này đã không lắng xuống cho đến tháng 8 năm sau, khi quan tài của Tề Hoàn Công được hạ táng.

Sau đó, Tề Hiếu Công lại bị hoàng tử nước Vệ là Khai Phương hạ sát. Khai Phương lập công tử Phan (mẹ là Cát Doanh) làm Chiêu Công.

Hậu quả của động loạn

Sau cái chết của Chiêu Công, con trai ông, Xá Lập trở thành vua nước Tề. Em trai của Chiêu Công, một thương gia, đã giết gia đình và tự lên ngôi, trở thành Ý Công (mẹ là Mật cơ). Ý Công vừa tàn nhẫn vô đức, vừa hiếu sắc. Khi còn là hoàng tử, ông ta bị thua trong một cuộc đi săn. Đến khi ông ta trở thành vua nước Tề, liền chặt đứt chân người ta, đòi con trai người ta đến làm người hầu. Ý Công nhìn thấy vợ người ta có nhan sắc, liền bắt vợ người ta vào cung, buộc chồng người ta làm phu xe. Một ngày, Ý Công và vợ người du hí đến một cái ao, khi đó, người phu xe và người hầu tâm đầy oán hận được gặp nhau, họ bí mật lập mưu trả thù Tề Ý Công. Sau đó, hai người lên kế hoạch giết Ý Công trong xe, bỏ xác trong gốc tre rồi bỏ đi.

Sau cái chết của Ý Công, người dân nước Tề vì Ý Công vô đạo đức, đã phế bỏ con trai kế vị của ông ta, chào mừng hoàng tử Nguyên đang lánh nạn ở nước Vệ về nước lập vị, trở thành Tề Huệ Công (Hoàng tử Nguyên và mẹ Thiếu Vệ cơ vì nước Tề bị hãm nhập vào loạn cục tranh đoạt ngôi vị mà đến nước Vệ lánh nạn). Cho đến lúc đó, cả năm người con trai tranh giành ngôi vị sau cái chết của Tề Hoàn Công đều từng kế vị, nhưng cuộc đời của họ đều vướng vào tranh đấu tàn sát lẫn nhau, thậm chí còn ảnh hưởng đến con cháu. Từ đó, vinh quang của Tề quốc đã biến mất như khói tan mây tản.

Lời kết

“Xuân Thủ tả thị trường” nói: Tề Hoàn Công sủng ái nhiều thê thiếp, trong đó có sáu phi tần, thái giám Thụ Đao, đầu bếp Dịch Nha, v.v. Nó minh bạch chỉ ra, nguyên nhân sâu xa khiến nghiệp bá của Tề Hoàn Công rơi vào thảm cảnh nằm ở dục vọng đối với mỹ thực và mỹ sắc của chính ông. “Thiên kim ký” nói: “Ấm no sinh dâm dục”, đối ứng với “bảy thị trong cung Tề Hoàn Công, bảy trăm kỹ nữ”, chính là hiện tượng này.

Tề Hoàn Công bị dục vọng thiêu đốt, thiêu cháy Tề Hoàn Công túng dục, hủy cả hậu cung và con cháu, hủy cả quốc gia của mình. Tề Hoàn Công dù biết mỹ vị có thể vong quốc, nhưng vẫn không kiềm chế được dục vọng, để cho mỹ thực liên kết với mỹ sắc làm loạn, cuối cùng dẫn đến vận mệnh suy vong. Vị bá chủ một thời đại đã chết vô cùng thê thảm không ai đoái hoài, đúng như lời dự ngôn của chính ông, đó là một bài học bi thảm cho quá khứ!

Nguồn:

Theo Doãn Gia Huy, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version