Đại Kỷ Nguyên

Nữ nhân yếu đuối nhờ nhẫn nhục chịu đựng mà cải biến nửa đời còn lại

Nếu một người có thể nhẫn nhục chịu đựng, cuối cùng có thể vượt qua quan nạn của sinh mệnh, chuyển hóa nghiệp lực của tự thân, trong ma nạn càng không thể kinh ngôn phóng khí, liều mình làm việc dại.

Vào thời nhà Thanh, có một võ quan ở Lư Châu, người ta đã quên mất danh tính thật của chàng, nhưng vì chàng yêu thích quàng chiếc khăn màu đỏ thẫm (giáng hồng), nên người ta gọi chàng là Giáng Trách Sinh. Người này không chỉ thông minh, mà còn hiệp nghĩa, khi gặp chuyện bất bình, nếu cần sẽ không tiếc thân.

Vào một ngày hè nọ, chàng có việc cần đến Lục An, vội vàng lên đường từ sáng sớm, cho đến khi ánh trăng bao phủ đại địa, chàng đã lạc mất phương hướng, cũng không tìm được nơi trú túc, đành cưỡi chú ngựa tiếp tục tiến về phía trước. Đột nhiên tứ phương mây đen kéo đến, bạo vũ nổi lên, chàng nhìn thấy một số hốc đá nông hiếm hoi ở bên đường, bèn buộc ngựa vào thân cây, nép thân vào hốc đá trú mưa.

Một lúc sau, mưa tạnh, xung quanh bốn bề tối mịt. Lúc này, chàng nghe thấy âm thanh sột soạt phát ra từ hốc đá đối diện, sau đó thấy một người ló đầu ra. Với mái tóc xõa, tấm lưng thon, người đó một tay cầm cái bát hứng nước mưa, rồi uống nước mưa từ trên mái hang. Đột nhiên có một tia chớp lóe lên, sau đó chàng nhìn thấy đối phương hình như là một người phụ nữ.

Giáng Trách Sinh luôn táo bạo, chàng ta lặng lẽ rút kiếm, nhón chân đến gần, muốn tìm hiểu. Đối phương đột nhiên nhìn thấy có người, liền vội vàng lùi lại để tránh. Giáng Trách Sinh giơ tay túm chặt tóc cô gái, lớn tiếng quát: “Cô là người, hay là quỷ? Nói nhanh, để không làm bẩn kiếm của ta!” Đối phương hồn siêu phách lạc, phát ra tiếng: “Là người.”

Giáng Trách Sinh lại hỏi: “Là người vì sao lại trốn ở một nơi thế này?” Cô gái xấu hổ không nói lên lời, khuôn mặt tràn đầy sự hổ thẹn.

Dưới sự truy vấn không dừng của Giáng Trách Sinh, người phụ nữ đã tiết lộ thân thế của mình:

“Tôi quê gốc ở Trừ Châu, mẹ mất chính vào khi sinh hạ tôi, còn cha tôi là một người mù, rất giỏi bói toán đoán mệnh, thu tàng được một số thư tịch về bốc quẻ toán mệnh. Hai năm trước, có một nam tử có gia thế nhờ người đến tận cửa mai mối, muốn cưới về làm thiếp. Người này khi đi qua Trừ Châu để tham gia khảo thí khoa cử tại Kim Lăng, đã gặp tôi ở gần nhà tôi.

Cha tôi không tán đồng hôn sự này, ông thường nghe người ta khen tôi xinh đẹp, hy vọng tôi lấy được một gia nhân tử tế, không phải làm vợ lẽ của người ta. Tôi từ bé đến lớn đã xem bộ sách của cha tôi và học được một số mệnh lý, tự biết mình bạc mệnh, nên đã cầu xin cha đồng ý hôn sự này. Tôi nghĩ, dù là vợ lẽ, đối phương vẫn là nhà có gia thế. Người cầu hôn đã dùng nhiều tiền bạc để hiếu kính cha tôi, để hôn sự của chúng tôi thành công.

Sau khi khảo thí xong, phu quân đưa tôi hồi quy. Vợ cả thấy tôi, sắc mặt thật khó coi, chỉ sau chưa đầy một năm, liền không cho phép tôi ở gần chồng, coi tôi như nô tỳ trong gia đình, đâu đâu cũng lăng nhục tôi.

Mới cách đây ba ngày, vợ cả nhờ tôi chải đầu giúp, tôi chỉ hơi dùng lực một chút, vợ cả mắng chửi tôi, nói tôi có tâm mưu hại bà, còn dùng gậy phang không ngừng vào thân tôi. Phu quân lúc đó ở bên chỉ thở dài, nhưng không thể làm gì được. Lúc đó tôi muốn tự tẫn, nhưng không cam tâm. Sau sự việc, tôi dùng tiền xu để chiêm một quẻ, chiêm được “độn chi cấu”, quái từ thuyết là: “Kiên băng phán xuân, mạch lộ phùng thân. Noãn hoàn thạch toái, thế cựu canh tân.” Tôi đã xem đi xem lại quái từ này, cảm thấy cuộc đời của mình vẫn  còn sinh cơ, chứ chưa đến lúc cùng đường tuyệt lộ, do đó liền quyết định nhẫn nại khoan dung, đợi chờ thời cơ.

Sáng hôm sau, tức là ngày hôm kia, trong lúc trang điểm cho vợ cả, tôi sơ ý làm rớt chiếc trâm ngọc khỏi tay, rơi xuống đất. Bà ấy nổi cơn thịnh nộ, đổ cho tôi cố tình làm gãy chiếc trâm ngọc, khiến bà ấy gặp xui xẻo. Bởi vì chiếc trâm ngọc này là vật hồi môn của cha mẹ bà ấy, nó không chỉ rất quý giá, mà còn có quan hệ đến vận mệnh một đời của bà ấy. Bà ấy tức giận trùng trùng chụp lấy tóc kéo tôi xuống, bắt tôi quỳ trên nền đất thô tháo, bắt tôi lột hết quần áo và dùng roi quất tới tấp vào người tôi. Đánh xong, bà ấy lại rống lên, buộc tôi nội trong một ngày phải hoàn lại cho bà ấy chiếc trâm ngọc giống hệt như vậy. Nếu không làm được, thì đừng nghĩ đến sống sót!

Tôi không xu dính túi, làm sao tôi có thể mua được? Vì sợ hãi tột độ, liền lẻn ra ngoài và trốn trong hẻm đá này.”

Giáng Trách Sinh cho rằng cô gái sẽ không thể sống được vài ngày một mình ở nơi hoang dã này, nên đã thuyết phục cô gái quay trở lại, nhưng cô gái thà chịu chết, nhất quyết không đi, và đưa tay ra cho chàng xem. Những vết sẹo cũ và mới chi chít trên cánh tay, thật sự khiến người ta nhẫn không nổi. Giáng Trách Sinh bỗng chốc tràn nghĩa phẫn, nguyện nhận cô gái làm em gái của mình. Chàng nghĩ đến một đối sách giải cứu, thương lượng với cô gái, bảo cô gái tạm ẩn thân tại hốc đá.

Vào lúc bình minh, Giáng Trách Sinh phi nước đại đến nhà cô gái để bái kiến. Sau khi gia nhân thông báo, hai vợ chồng họ cùng ra đón khách:

“Xin chào hai vị, ta đột nhiên quấy nhiễu. Ngu đệ phụng mệnh cha đến thăm em gái.”

Nghe giới thiệu xong, bà vợ cả ngạo mạn nhìn chàng nói: “Em gái ngươi đi rồi, trong nhà chúng ta cũng không có thân thích bần cùng như các người.”

Giáng Trách Sinh đại nộ, thuận thế vung kiếm chém gãy đôi một cây liễu lớn trước sân, tay chỉ vào đối phương quát lớn: “Kẻ nào cả gan không cho ta gặp em gái ta, ta sẽ đối phó hắn như thế này!”

Lúc này, một nhóm những người hàng xóm đã vây quanh họ. Những người hàng xóm vô cùng phẫn nộ hành vi ngược đãi tàn nhẫn thường ngày của người vợ cả đối với tiểu thiếp. Vừa nghe tin đại ca của người tiểu thiếp đến, bọn họ đều vây quanh xem náo nhiệt, mọi người từng lời từng tiếng mắng nhiếc những hành động ác độc của vợ cả. Giáng Trách Sinh nghe hàng xóm nghị luận, càng thêm tức giận, nói: “Nếu ta không gặp được em gái, ta trước hết phá nhà của các người, sau đó ta lôi các người lên gặp quan!” Nói xong, liền đả một trượng lên bức tường dày, tạo thành một lỗ thủng lớn trên tường.

Hai vợ chồng thấy vậy, thập phần sợ hãi, quỳ xuống thỉnh cầu hàng xóm giúp họ can ngăn người khách, lập tức sai người đi tìm tiểu thiếp, những người hàng xóm cũng đi theo tìm kiếm.

Mọi người có thể dễ dàng tìm thấy cô vợ lẽ trong hốc đá, nhưng lúc này vẫn thập phần sợ hãi, đến mức không dám quay lại.

Người hàng xóm nói với cô: “Anh trai của cô đến rồi! Cô có một đại ca đại thần lực, mà cô còn sợ hãi người đàn bà đó sao!”

Cô gái giả trang hỏi: “Anh trai tôi thật sự có ở đây ư?”

Người hàng xóm nói: “Ai thèm nói dối cô, người đàn bà tội nghiệp này! Khi anh trai cô đến, tìm không thấy cô đâu, anh ta dùng một thanh kiếm chặt đôi cây dương liễu to và đả một trượng xuyên thủng bức tường dày, ai còn lại dám bắt nạt cô?”

Dưới sự thuyết phục của mọi người, người tiểu thiếp trở về nhà và nhìn thấy Giáng Tráng Sinh, vờ coi như người thân, vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, bật khóc nức nở. Không ai trong số những người có mặt nghi ngờ họ không là anh em, những người hàng xóm nhiệt tình đến an ủi họ. Hai vợ chồng kia vội dặn gia nhân chuẩn bị một bữa tiệc thịnh soạn và nhận họ hàng hai bên trong bàn tiệc. Bà vợ cả coi gió bẻ đà, hạ thấp thân phận, ân cần tiếp đãi vị khách không mời. Họ mời Giáng Tráng Sinh lưu lại đó ba ngày, luôn tương đãi như khách quý.

Vào ngày Giáng Tráng Sinh cáo biệt, hai vợ chồng họ đã chuẩn bị bữa tiệc rượu, còn tặng chàng hậu lễ. Trước mặt mọi người, Giáng Tráng Sinh nói với họ: “Tôi lên đường nhập ngũ năm mười lăm tuổi, còn em gái tôi sống với người cha mù qua ngày. Tôi không ngờ đứa em gái vô tri của tôi lại bị lừa để trở thành vợ lẽ, từ ngày xuất giá chưa một lần được trở về thăm cha. Cách đây không lâu, tôi trở về nhà, cha tôi kể cho tôi về cuộc hôn nhân của em gái tôi và bảo tôi nhất định phải đến xem xem. Khi tôi đến đây, tôi không bao giờ tưởng tượng rằng cô ấy tồi tàn đến vậy!  Nói xong, chàng dắt tay “em gái”, vén tay áo lên để mọi người nhìn thấy tầng tầng những lớp sẹo trên cánh tay, không kìm được nước mắt mà nói: “Ai không có anh em thủ túc? Nhìn thấy thủ túc bị người tàn hại đến mức thế này, ai có thể cam tâm? Từ ngày này, ta sẽ ghi nhớ chuyện này từ xưa đến giờ. Hiện tại ta đang ở trước mặt những vị hàng xóm cao tay mà nói rõ: Từ nay về sau, nếu hai vợ chồng này lại ăn hiếp em gái ta, lại dám động vào dù chỉ một sợi tóc của em gái ta, bổn nhân nhất định sẽ thanh toán món nợ cũ và mới, lúc đó đừng trách ta là kẻ võ nhân lỗ mãng.” Hai vợ chồng cúi đầu nhận tội, bảo Giáng Tráng Sinh mang thư về nhà, thỉnh nhạc phụ đại nhân đừng lo lắng.

Sau khi Giáng Tráng Sinh rời đi, gia đình quả nhiên tương an vô sự, người tiểu thiếp không bao giờ bị người vợ cả bắt nạt nữa. Mỗi lần Giáng Tráng Sinh thuận đường đi qua, chàng lưu lại đó hai đêm, như người thân vãng lai. Một năm sau, bà cả chết vì mắc nghẹn, người tiểu thiếp được thăng lên làm nữ chủ nhân, hai vợ chồng thập phần hòa thuận.

Người tiểu thiếp cuối cùng cũng lĩnh ngộ được rằng cái gọi là “Kiên băng phán xuân” trong quái từ có ý là âm khứ dương hồi, đông khứ xuân lai, khổ tận cam lai; “Mạch lộ phùng thân” là chỉ ngoại ý mà gặp được Giáng Tráng Sinh, kết tình huynh muội, vì khốn cảnh của cô mà trượng nghĩa tương trợ; “Noãn hoàn thạch toái” là người vợ cả như đá, tiểu thiếp như trứng, trứng tuy không thể chọi được với đá, thế nhưng vận mệnh sớm đã có an bài, người vợ cả chết trước, còn tiểu thiếp đắc tồn; “Thế cựu canh tân” chính là chỉ người thân mới sẽ thay thế người cũ, ý tứ vô cùng minh hiển. Những sự việc được nói trong quái từ rõ ràng đã ứng nghiệm, quả là thần kỳ! Con người nếu có thể nhẫn nại chịu đựng, cuối cùng có thể vượt qua những quan nạn trong sinh mệnh, chuyển hóa nghiệp lực của tự thân, trong ma nạn càng vạn lần không được khinh ngôn phóng phí, tùy tiện từ bỏ hay liều mình làm dại. (Nguồn: “Lý Thừa” của Thanh Hứa Phụng Ân)

Tác giả: Thái Nguyên – Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version