Đại Kỷ Nguyên

Vì sao trong lịch sử, rất nhiều lần tượng Phật chảy nước mắt?

Tự cổ chí kim, nhân loại đã nhiều lần chứng kiến tượng Phật chảy nước mắt. Hiện tượng này báo hiệu điều gì? Hãy cùng xem những sự kiện xảy ra ngay sau những lần tượng Phật chảy nước mắt để tìm hiểu nguyên do ẩn chứa đằng sau.

Vào thời kỳ Bắc Ngụy, ở kinh thành Lạc Dương có ngôi chùa Bình Đẳng, bên trong có một pho tượng cao đến 2 trượng 8 thước (khoảng 9,3 m) vô cùng uy nghi và trang nghiêm. Vào trung tuần tháng 12, năm Hiếu Xương thứ 3, đời vua Hiếu Minh Đế (tức năm 527 sau CN), hai mắt của pho tượng không ngừng rơi lệ. Nước mắt chảy không ngừng khiến cho toàn thân bức tượng, từ trên xuống dưới đều thấm ướt.

Sau khi tin tức truyền ra ngoài, người dân Lạc Dương từ già đến trẻ, cả nam và nữ đều tấp nập chạy đến chứng kiến cảnh tượng này. Trước chùa Bình Đẳng lúc ấy là một biển người đông nghìn nghịt đến xem tượng Phật rơi lệ.

Lúc ấy, một vị hòa thượng cầm khăn sạch lau nước mắt cho pho tượng Phật. Khi hòa thượng đưa khăn đi vòng quanh mắt tượng, liền phát hiện tấm khăn bị ướt đẫm. Vị hòa thượng lập tức đổi một chiếc khăn khác và chẳng bao lâu chiếc khăn mới này lại bị thấm ướt.

Nước mắt ở hai con mắt của pho tượng Phật vẫn chảy không ngừng, dù vị hòa thượng ấy có lau thế nào cũng không hết. Pho tượng Phật cứ chảy nước mắt như vậy suốt ba ngày đêm liền mới thôi.

Tượng Phật chảy nước mắt. Ảnh chụp năm 1962, hiện vẫn đang trưng bày tại hội trường của Triển lãm Lạc Sơn

Gần một năm sau (tức năm 528 sau CN), Nhĩ Chu Vinh dẫn quân lính tấn công vào thành Lạc Dương, giết chết vương công quý tộc và các chức quan lại, tổng cộng lên đến hơn 2000 người, dân chúng chết không đếm xuể.

Vào tháng 3, năm thứ hai niên hiệu Vĩnh An, đời vua Hiếu Trang Đế, pho tượng Phật cổ này lại bắt đầu rơi lệ. Toàn bộ dân chúng trong kinh thành nghĩ đến lần trước và sợ hãi đến xem.

Đến tháng 5 năm đó, Bắc Hải Vương Nguyên Hạo tự xưng đế ở Nam Lương, sau đó dẫn quân tiến đánh Lạc Dương, vua Hiếu Trang Đế bị bắt buộc rút lui đến Sơn Tây. Đến tháng 7 năm ấy, Bắc Hải Vương đại bại và dẫn theo khoảng 5000 người già, trẻ, lớn, bé đều là tù binh. Những người này đều không có một ai trở về.

Năm Vĩnh An thứ 3 (tức năm 530 sau CN), pho tượng Phật lại một lần nữa không ngừng chảy nước mắt bi thương. Bởi vì đã dự đoán trước được sự việc dựa vào hai lần tượng Phật chảy nước mắt trước đó, nên người dân khắp kinh thành đều sợ hãi bất an, lo lắng như lửa đốt trong lòng. Cũng vì thế mà lần này người dân không ai dám đến xem hình ảnh tượng Phật khóc như hai lần trước nữa.

Đến đúng tháng 12 năm ấy, Nhĩ Chu Triệu lại sát phạt thành Lạc Dương, bắt giết Hiếu Trang Đế. Khiến cho cung điện thành Lạc Dương bỏ trống không, một năm trời không có Hoàng đế chủ trì việc chính sự.

Trong ghi chép này, mỗi lần pho tượng Phật cổ rơi lệ, thì nơi ấy liền xảy ra đại kiếp nạn. Từ sự kiện này, chúng ta liên tưởng đến việc tượng Lạc Sơn Đại Phật cũng đã từng rơi lệ nhiều lần và mỗi lần ấy cũng gắn với đại nạn ngay sau đó. Chính là vì đức Phật từ bi đã nhìn thấy trước tai họa sắp xảy ra mà thông qua hình thức “rơi lệ” này để cảnh tỉnh con người thế gian còn đang mê mờ.

Xem thêm: Đại Phật Lạc Sơn trấn thủy quái, nhiều lần rơi lệ trước kiếp nạn của con người

Hiện tượng tượng Phật rơi lệ, thậm chí chảy máu mắt đã không còn là chuyện hiếm trong thời hiện đại của chúng ta ngày nay. Theo hãng AP đưa tin, vào cuối tháng 11/2005 , bức tượng đức mẹ đồng trinh Mary tại Sacramento, California, Mỹ đã rơi lệ, thậm chí những giọt nước mắt ấy còn giống như những giọt máu tươi.

Bức tượng đức mẹ đồng trinh Mary rơi lệ, thậm chí những giọt nước mắt ấy còn giống như những giọt máu tươi (Ảnh sưu tầm)

Ngày 2/2/2007,  kênh FTV News đã đưa tin, một bức tượng ở nhà thờ thuộc bang Texas, Mỹ đã chảy nước mắt trước hơn 10 tín đồ. Những giọt nước mắt được miêu tả giống như giọt thủy tinh. Hơn nữa, bức tượng này đã “khóc” kéo dài trong suốt hơn nửa giờ đồng hồ.

Mới đây thôi, vào ngày 18/8/2016, tờ Mirror đã đưa tin, nhiều tờ báo địa phương ở Pando, Bolivia đang kêu gọi các nhà khoa học tiến hành kiểm tra những giọt nước trên gương mặt bức tượng Đức mẹ đồng trinh tại một nhà thờ hẻo lánh ở Pando. Những người tới cầu nguyện ở nhà thờ đã rất kinh ngạc khi chứng kiến tượng Đức mẹ đồng trinh “khóc ra máu”. Hiện tượng vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu kiểm tra.

Vệt dài màu đỏ máu trên mặt và tay tượng Đức mẹ đồng trinh ở Bolivia (Ảnh sưu tầm)

Vì sao sự việc tượng Phật chảy nước mắt lại xảy ra nhiều như vậy? Rốt cuộc, Thần Phật muốn cảnh bảo đến chúng ta điều gì? Tương lai sẽ xảy ra đại kiếp nạn nào? Cổ nhân nói: “Thượng Thiên có đức hiếu sinh” hay “Trời không tuyệt đường người”, cho nên khi đại kiếp nạn sắp xảy ra trong tương lai, Thần Phật đều sẽ bằng mọi cách cảnh báo cho con người tìm đường để được bình an.

Trong xã hội mà đạo đức đã ngày càng bại hoại như ngày nay, ai mới xứng đáng được Thần Phật cứu giúp? Chỉ có trừ dứt cái ác, toàn tâm hướng thiện, tin vào Thần Phật, trở thành người thực sự tốt, chân thật, lương thiện và nhẫn nại, con người mới có được tương lai bình an.

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch

Exit mobile version