Đại Kỷ Nguyên

Muốn cả đời bình an, đừng tính toán nhiều, chỉ cần làm điều này là đủ

Con người thế gian, dường như ai ai cũng luôn có một số việc xảy ra ngoài ý muốn, không thể lường trước được, thậm chí không thể có lời giải thích hợp lý cho những sự tình ấy. Có lẽ đây cũng chính là điều mà chúng ta thường cho là sự an bài của Thần!

Cho nên, những tính toán mưu cầu của con người thường sẽ không trúng, thường tính sai bởi vì con người luôn quên mất rằng ông trời cũng có tính toán của mình.

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều chất chứa trong lòng một vài tính toán nhỏ nhặt, tính kế với người khác, tính kế với chính bản thân mình…Con người có ngàn vạn kế, ngàn vạn tính toán nhưng ông trời lại có một tính toán, cho nên, tính đi tính lại, rốt cuộc cuộc đời cũng chỉ giống như “giấc mộng ”!

Người xưa thường nói: “Người tính không bằng trời tính!” là có ý như vậy!

Vậy “tính toán” của ông trời là gì đây?

Những gam mầu trong veo tươi sáng, ở trung tâm bức tranh một hình tượng vị Phật từ bi lấp lánh ánh vàng kim đang đẩy bánh xe Pháp… (Ảnh minh họa: triển lãm Chân Thiện Nhẫn)

Những tính toán của ông trời chính là dựa vào “đức” của một người. “Đức” có thể bảo hộ con người trong suốt cuộc đời, “đức” cũng có thể giúp một người hóa nguy thành an.

Ngày nay rất nhiều người tìm tới thầy tướng số để xem vận mệnh của tương lai. Nhưng kỳ thực, họ cũng chỉ có thể đoán ra được những nạn nào sẽ tới trong tương lai, mà không thể trừ bỏ những điều ấy được. Đương nhiên ở một số phương diện là biết được một chút dự phòng có tác dụng giải hạn chiêu mời may mắn. Nhưng kỳ thực, chẳng qua cũng chỉ là hoãn cái nạn ấy lại về sau này hoặc chuyển hóa nó thành cái nạn khác mà thôi. Những nạn lớn là không thể tránh được.

Trong “Kinh thi” có viết rằng, con người nên thường xuyên suy nghĩ đến hành vi việc làm của mình, xem có hợp với Thiên đạo hay không. Có rất nhiều phúc báo, không cần cầu mà tự nhiên có. Bởi vì, “chiêu họa, cầu phúc” tất cả là ở tự bản thân mình.

Mặc dù nói rằng, số mệnh của con người là đã được thiên thượng định sẵn từ trước nhưng vẫn là có thể cải biến được. Mọi người chỉ cần đem bản tính lương thiện của mình tăng lên, mở rộng ra, tận lực làm thêm nhiều việc thiện, tích nhiều âm đức. Đây là phúc mà do con người tự tạo ra, người khác có suy tính chiếm đoạt cũng không chiếm được.

Vậy “đức” đến từ đâu?

“Đức” của mỗi người nhiều hay ít đến từ việc họ làm việc thiện, việc tốt nhiều hay ít. Như thế nào là làm việc thiện tích đức? Hành thiện tích đức chính là làm việc tốt, việc thiện, giúp đỡ mọi người làm điều tốt, hết thảy đều chất chứa lòng từ bi mà làm.

Hành thiện tích đức có thể làm ở bất kỳ nơi đâu, hoàn cảnh nào, cho dù là không có điều kiện tiền bạc. Ví dụ như: Cứu người gặp nạn, bỏ đi những chướng ngại vật có thể gây nguy hiểm cho người khác, nhường đường đi hay nhường chỗ ngồi cho người già…, đó đều là hành thiện tích đức.

Cho nên nói, làm việc thiện tích đức có thể bằng cách quyên tiền, cũng có thể bằng cách quyên sức lực. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có lòng tốt, nói lời tốt, làm việc tốt, làm người tốt thì chính là đang làm việc thiện tích đức.

Công đức lớn hay nhỏ, cách thực hiện công đức không phải thể hiện ở hình thức mà thể hiện ở sự chân thực. Chỉ cần có tâm, không có sự vụ lợi thì cho dù là việc thiện nhỏ cũng tạo thành vô lượng công đức.

Cổ ngữ nói: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, ý nói đạo trời không phân biệt người thân thích, đối xử công bằng với chúng sinh nhưng làm việc thiện hướng thiện là phù hợp với đạo trời, cho nên đạo trời đối với những người hành thiện đều có sự quan tâm chiếu cố, giúp đỡ người thiện lương, khiến cho quá trình làm việc của họ giống như có thần trợ giúp. Cho nên mới nói đạo trời chỉ có “đức” là thân, một chút đức thiện sẽ tự chiêu mời được phúc báo.

Kiên nhẫn làm việc thiện, tận tâm bố thí cứu giúp người khác và tin tưởng rằng ông trời không bao giờ “bỏ qua” người tốt!

“Đức” có thể bảo hộ con người suốt đời, còn “thiện” chính là chìa khóa để tích đức! Cho nên, thay vì tính toán quá nhiều hãy “hành thiện tích đức” thì cuộc đời mới bình an, phú quý.

Theo Secretchina

Video: Cổ nhân thường nói “tích đức, thất đức” – Đức ấy là gì?

Exit mobile version