Đại Kỷ Nguyên

Loài cây cùng tuổi với Kim tự tháp ẩn giấu trong mình bài học nhân sinh sâu sắc

Thiên nhiên cũng như con người, là một phần của tạo hóa diệu kỳ, nên nó cũng mang trong mình những triết lý nhân sinh mà nếu khéo quan sát, ta sẽ học được bài học hữu ích cho mình.

Bang California, Hoa Kỳ nổi tiếng có khu rừng cây sequoia, tại đây, du khách có thể nhìn thấy từng những thân cây cao nhất thế giới, sừng sững như những người khổng lồ trầm mặc. Có những cây đã hơn 3.000 năm tuổi, cùng thời với Kim tự tháp Ai Cập cổ đại, nên nhiều người nói cây sequoia như những nhân chứng còn sống lâu nhất được ghi nhận của lịch sử nhân loại.

Ảnh: Twipu.

Khi hướng dẫn viên du lịch giới thiệu: “Sequoia (*) là thực vật cao lớn nhất trên thế giới hiện nay, cây cao nhất khoảng 90m, tương đương với chiều cao một toà nhà 30 tầng”. Lập tức có một du khách hỏi lại: “Có thể cao như thế, vậy thì rễ của nó chắc phải sâu lắm?”. 

“Không ạ! Sequoia California là là thực vật rễ nông” hướng dẫn viên trả lời.

“Vậy khi có mưa to gió lớn, chẳng phải cây sẽ rất dễ dàng bị bật rễ sao?” một du khách khác hỏi tiếp.

Hướng dẫn viên nói: “Ở đây có điều bí mật! Như chúng ta đang thấy ở đây, sequoia khi phát triển sẽ theo quần thể, cùng nhau tạo thành rừng rậm như thế này. Ở dưới đất, rễ của chúng liên kết chặt chẽ với nhau, hình thành một mạng lưới rễ, có lúc lên đến trên 6.600 héc-ta, trừ phi mưa to gió lớn đến mức đủ để bật tung khối đất có chứa rễ của các cây đó, còn không thì không có cây sequoia nào đổ cả”.

Du khách đều vì điều thần kỳ này mà lạc vào trầm tư.

“Bởi vì rễ không cần cắm quá sâu, cây lấy năng lượng vốn để nuôi rễ để nuôi thân. Ngoài ra, rễ nông cũng thuận tiện cho chúng hấp thu lượng lớn dinh dưỡng nhanh chóng. Đây là nguyên nhân khác giải thích việc chúng đặc biệt cao lớn”, hướng dẫn viên nói thêm.

Ảnh: National Geographic.

***

Một cá nhân nếu có thể kết giao nhiều bạn bè, kết rộng thiện duyên, liên kết chặt chẽ với người khác, hỗ trợ lẫn nhau, sẽ có được sức mạnh của cả tập thể. Thế thì nếu gặp khó khăn trở ngại cũng có lực chống đỡ, tiêu tốn ít công sức hơn.

Điều này làm tôi nhớ đến câu chuyện cảm động về đôi bạn thân, một người bị mù, một người cụt tay đã trồng hơn 10.000 cây xanh ở Trung Quốc.

Hải Hạ sinh ra với căn bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh đã làm ông bị mù một con mắt. Con mắt còn lại của ông bị mất hẳn thị lực sau vụ tai nạn nghề nghiệp vào năm 2000. Số phận của Văn Kỳ cũng chẳng khá hơn, ông bị mất cả 2 cánh tay trong một vụ tai nạn từ năm 3 tuổi.

Thành quả của sức mạnh ý chí và nỗ lực “tàn nhưng không phế” của hai người bạn là hơn 10.000 cây xanh họ đã cùng nhau trồng trong hơn 10 năm qua.

“Tôi là cánh tay của anh ấy”, Hải Hạ nói. “Anh ấy là đôi mắt của tôi. Chúng tôi là bạn tốt của nhau”, Văn Kỳ tiếp lời.

***

Trong vũ trụ bao la này, dường như mỗi loại sinh mệnh đều có những đặc điểm được ban tặng rất kỳ diệu và huyền bí. Có sinh mệnh lấy số lượng sinh sôi nẩy nở nhiều khiến chủng loại đó được kế thừa tiếp tục. Có loại lấy phân công hợp tác làm đôi bên được được lợi, mà như sequoia California chính là lấy lực lượng đoàn kết khiến từng các cá thể cũng trở nên mạnh mẽ, không sợ mưa to gió lớn.

Trí tuệ của sinh mệnh là ở hiểu được khuyết điểm bản thân, giỏi dùng ưu thế của nhau để bù đắp, khiến sinh mệnh dưới sự hỗ trợ mà dần dần mạnh mẽ.

Ghi chú:
(*): Sequoia sempervirens là một loài thực vật hạt trần trong họ Cupressaceae. Loài này được David Don mô tả dưới góc nhìn khoa học lần đầu tiên vào năm 1847. Sequoia thuộc loài cây mọc cao nhất trên Trái đất, có thể đạt chiều cao 115,5 mét (không tính phần rễ), đường kính thân cây lên đến 8,9 mét nếu đo ở phần thần cây cao đến ngực người, theo Wikipedia.

Mạn Vũ
Theo Ibook.idv

Exit mobile version