Đại Kỷ Nguyên

Kinh nghiệm ứng xử: Ở Mỹ, thấy người bị ngã, liệu có nên đỡ dậy không?

Các cụ già đi lại không vững và dễ bị ngã. Ở Bắc Mỹ, do có sự khác biệt trong bối cảnh văn hóa, nếp sống xã hội, tiêu chuẩn đạo đức và phương pháp xử lý nên khi chứng kiến người bị ngã, người đi đường sẽ có phản ứng khác với chúng ta.

Tại Bắc Mỹ, nếu thấy người bị ngã, rốt cuộc có nên đỡ người đó dậy không?

Đơn giản mà nói, không nên!

Nếu nhìn thấy người bị ngã và bạn thật sự muốn giúp, điều đầu tiên bạn nên làm là đến gần họ, ngồi xuống xem người đó còn tỉnh táo không. Bạn có thể hỏi chuyện, hoặc vỗ tay xuống mặt đất để dò xét. Nếu không có phản ứng, hãy lập tức báo động. Nhưng bạn không thể tùy tiện động chạm vào người bị ngã.

Nếu người bị ngã còn tỉnh táo, bạn có thể bắt đầu hỏi thăm người đó. Hỏi cảm giác của người đó, hỏi có cần mình giúp gì không, ví dụ như gọi 911 hoặc gọi cho người thân bạn bè… hỏi người đó có thể tự mình đứng lên không. Nếu người đó không thể tự mình đứng lên, bạn không thể giúp họ khi chưa được cho phép. Hãy thử nghĩ một chút, nếu người đó không thể tự đứng lên, cho dù bạn có dìu họ, họ cũng chưa chắc có thể đứng vững và đi được. Cho nên, tốt nhất là đợi nhân viên chuyên nghiệp đến giúp.

Tại sao phải hỏi thăm người bị ngã trước? Hơn nữa cần liên lục làm như vậy cho đến khi xe cấp cứu đến. Điểm này vô cùng quan trọng, vì thông qua nói chuyện có thể quan sát được trạng thái, tình trạng tinh thần người bị ngã, cũng có thể biết được cảm giác và nhu cầu của người đó. Bởi vì bạn không phải người trong nghề, bạn sẽ rất khó biết được trợ giúp thế nào mới là tốt nhất, cho nên dưới tình huống không cấp thiết, bạn không nên tự ý thực hiện giúp đỡ. Vậy thế nào là nhân viên chuyên nghiệp, tôi nghĩ ít nhất người đó phải có chứng nhận cấp cứu, y tá, hoặc bác sĩ.

Đơn cử một vài trải nghiệm của bản thân tôi

1. Một ngày năm 2008, tôi cùng một đồng nghiệp đi dạo bên ngoài công ty. Bỗng thấy phía trước có một quý bà đột nhiên bị trượt chân, chúng tôi chạy nhanh đến trước. Thì ra là một người đi dạo. Mặt mũi bà toàn là máu, nằm tại đó, không động đậy. Chúng tôi liền ngồi xổm xuống kêu tên bà. Bà tỉnh lại. Chúng tôi hỏi bà có thể tự đứng lên không. Bà thử ngồi dậy một chút nhưng không được. Chúng tôi lập tức gọi nhân viên cấp cứu của công ty. Hai phút sau nhân viên cấp cứu đến. Trong tay anh cầm hộp cấp cứu, bắt đầu giúp bà kiểm tra. Anh xác định bà đúng là không thể tự mình đứng lên, liền gọi 911. 15 phút sau xe cấp cứu đến, bà được đưa lên xe, chở đến bệnh viện.

2. Năm 1988, tôi đi chuyến bay ở Băng Cốc. Hành khách đến sân bay phải đăng ký. Khi tôi đến gần máy bay, phát hiện năm sáu người vây quanh một phụ nữ người da trắng. Người nữ kia rõ ràng là bị cảm nắng (tôi nghĩ vậy). Tôi liền lấy hộp dầu cù là trong túi đưa tới. Người thanh niên ngồi cạnh bên người phụ nữ quay lại trợn mắt liếc nhìn tôi. Sau đó mới phất tay, bảo tôi bỏ đi, lớn tiến nói : “No!” Tôi lúc đó hoảng sợ lắm. Tôi thầm nghĩ mình có ý tốt muốn giúp đỡ, không cần giúp thì cũng không nên tỏ ra như vậy chứ! Mãi đến nhiều năm sau này, tôi mới hiểu được lý do, cũng không bao giờ lập lại hành động bất cẩn như vậy nữa!

Nói rộng hơn, muốn giúp người khác phải chú ý phương pháp, đôi khi phải nhờ chuyên gia giúp đỡ. Thật ra, chính là phải chú ý tôn trọng họ. Nếu không được cho phép, dù xuất phát từ ý tốt nào, thì đối với người khác điều đó cũng có thể là một sự mạo phạm.

3. Năm 1990, tôi tiếp đãi một trong ba đại sứ quán Mỹ đến tham gia hoạt động của chúng tôi. Khi ông ta xuất hiện, tôi mới phát hiện ông là người bị tàn tật, ngồi trên xe lăn. Khi ông chuyển xe lăn đến gần cửa ra vào và chuẩn bị đứng lên vào xe, tôi vô ý đưa tay ra giúp đỡ. Ông lập tức quay đầu, nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng, mới vừa rồi còn nhiệt tình nói chuyện, giờ cảm xúc trên mặt lại biến mất hết. Ông ta thấp giọng kiên quyết nói với tôi: “Tôi có thể tự làm được!”. Sau đó, mọi người đứng nhìn, mất vài phút, ông mới có thể ra khỏi xe lăn.

Theo NTDTV
Biên dịch: Minh Quân

Xem thêm: 

Exit mobile version