Đại Kỷ Nguyên

Hãy tìm kiếm sự ‘mãn nguyện’ cho chính mình vì hạnh phúc có thể là ‘ảo tưởng’

Tôi muốn chia sẻ một cái nhìn chủ quan về hạnh phúc và sự khác biệt giữa hạnh phúc và mãn nguyện. Hãy để tôi bắt đầu bằng một câu chuyện y học.

Họ gặp nhau trong một bữa tiệc, đó là thứ tình yêu sét đánh mà chúng ta bắt gặp trong các tiểu thuyết lãng mạn. Họ kết hôn sau quãng thời gian tìm hiểu vui vẻ, rồi đầy hào hứng bước vào cuộc sống hôn nhân, không lâu sau, Jennifer thông báo tin vui đã có thai. Họ đặt tên đứa trẻ là Annie để tưởng nhớ người mẹ quá cố của Adam.

(Ảnh: Internet)

Họ chìm đắm trong hạnh phúc, mỗi khoảnh khắc trôi qua kể từ ngày gặp gỡ là niềm vui sướng hân hoan. Những người quen biết họ đều nhất trí rằng cuộc sống hôn nhân của họ thực sự hạnh phúc.

Trớ trêu thay, bi kich ập đến. Thất bại đầu tiên xảy ra chỉ vài ngày sau khi Annie chào đời. Cô bé chỉ có thể ngủ chập chờn với những cơn đau bụng dai dẳng không dứt. Jennifer cảm thấy hoàn toàn mất tinh thần khi lần đầu làm mẹ. Cảm giác tội lỗi và u uất đã buộc cô phải vào khu điều trị tâm thần (lần đầu tiên cô gặp phải điều này trong đời), gia đình và bạn bè đều lo sợ cô có thể làm hại Annie cũng như làm hại chính mình.

(Ảnh: Internet)

Khá sốc là sau đó, mặc dù được chăm sóc sức khỏe và thuốc men đầy đủ nhưng Jennifer đã chết sau khi nhảy xuống từ ban công tầng 2. Gia đình và bạn bè của cô rơi vào đau đớn, các chuyên gia y tế từng chăm sóc cô cũng vô cùng bối rối.

Mục tiêu khó nắm bắt 

Hơn 40 năm trong cương vị của một bác sĩ tâm thần, từng biết rất nhiều đàn ông, phụ nữ và trẻ em trong đủ loại hoàn cảnh với những mảnh đời khác nhau, tôi đã chứng kiến nhiều câu chuyện buồn, và tự sát đôi khi là một phần trong những câu chuyện như thế.

Những kinh nghiệm này song song với niềm đam mê cả đời về nghiên cứu tâm lý học, đã miễn cưỡng đưa tôi đến một nhận định rằng trong khi chúng ta tận hưởng hạnh phúc tạm thời trong từng giai đoạn, nó sẽ luôn bị gián đoạn bởi những cảm xúc tiêu cực không mong đợi. Thế nhưng con người vẫn tiếp tục nuôi dưỡng kỳ vọng vào một cuộc sống hạnh phúc mà quên mất rằng mơ ước viển vông đó chỉ là một cách vô thức để né tránh những nỗi đau tinh thần.

“Bám vào mộng tưởng về một cuộc sống hạnh phúc liên miên, không hề có khổ đau cũng chẳng khác nào tự lừa dối chính mình.”

(Ảnh: Internet)

Thay vì đối đầu và làm nản lòng những người tìm đến sự giúp đỡ của tôi, tôi nhẹ nhàng và chân thành đáp lại khát khao đầy ai oán của họ (“tất cả những gì tôi muốn là được hạnh phúc”) bằng cách chỉ ra một suy nghĩ vốn có về con người. Đó là: bám vào mộng tưởng về một cuộc sống hạnh phúc liên miên, không hề có khổ đau cũng chẳng khác nào tự lừa dối chính mình.

Tôi đã cho họ hy vọng (nhưng đó không phải là một sự đảm bảo) rằng họ có thể có một cuộc sống trọn vẹn hơn trước đây bằng cách đón nhận những thách thức, đồng thời trải qua quá trình tự khám phá bản thân, mục đích là để nâng cao hiểu biết và đón nhận trạng thái cảm xúc mà tôi gọi là sự mãn nguyện.

Bạn có thể vặn lại tôi: “Bà tiếp xúc với những người đáng thương, bi quan, tự ti nên chắc chắn bà có một cái nhìn thiếu lạc quan rồi”. Tôi lập tức hiểu ngay phản ứng của bạn nhưng tôi nói với bạn rằng tất cả chúng ta, không chỉ riêng những người phải điều trị tâm lý, đều khát khao hạnh phúc và bị vỡ mộng hết lần này đến lần khác.

Đa số nhân loại vẫn tiếp tục nuôi dưỡng kỳ vọng vào một cuộc sống hạnh phúc mà quên mất rằng mơ ước viển vông đó chỉ là một cách vô thức để né tránh những nỗi đau tinh thần. (Ảnh: Internet)

Cha đẻ của chủ thuyết phân tâm học, Sigmund Freud nhấn mạnh trong cuốn sách Nền văn minh và sự bất mãn (Civilization and Its Discontents) được viết vào năm 1930, rằng chúng ta bị tổn thương trước những bất hạnh hơn là những điều ngược lại.

Điều đó giải thích vì sao chúng ta không ngừng bị đe dọa bởi 3 lực lượng: một là sự suy yếu về thể chất khi bị tuổi già và bệnh tật hành hạ; hai là thế giới khách quan có thể hủy hoại chúng ta bất cứ lúc nào (ví dụ như lũ lụt, hỏa hoạn, bão lốc, động đất); ba là những mối quan hệ phức tạp không thể đoán trước với người khác (theo Fraud đây là nguồn gốc bất hạnh lớn nhất).

Vì thế, liệu tôi đơn giản chỉ là một kẻ chán đời? Tôi hy vọng là không nhưng tôi rất đồng tình với Elbert Hubbard, nghệ sĩ – triết học gia người Mỹ, người từng nói: “Cuộc sống chỉ là những điều tồi tệ nối tiếp nhau”.

(Ảnh: Internet)

Chúng ta chỉ cần nghĩ đến 50 triệu người lang thang không nơi cư trú ngoài kia hoặc 2,2 tỷ người trong đó có hàng triệu trẻ em đang sống dưới mức 2 USD/ ngày để thấy được giá trị của nhận xét đó.

Sự lựa chọn tốt hơn

Trước những trở ngại to lớn trong việc theo đuổi hạnh phúc hoặc làm nó bền vững hơn (nếu chúng ta đủ may mắn để vượt qua), thì nhân loại có thể có những chọn lựa nào? Tôi chưa thấy bất kỳ cách tiếp cận có ý nghĩa nào cho câu hỏi này, thậm chí từ những người đề xướng đầy tự tin trong lĩnh vực Tâm lý học tích cực đương thời.

trại tập tru“Mãn nguyện” (contentment) bắt nguồn từ từ “thỏa mãn” (contentus) trong tiếng Latin và thường được dịch ra là “hài lòng” (satisfied).

(Ảnh: Internet)

Vì thế tôi cho rằng: căn cứ vào việc chúng ta có cách thức để phân biệt hạnh phúc và mãn nguyện, chúng ta có thể nghiên cứu xem chúng khác nhau thế nào, qua đó tìm ra phương thức khác thay vì theo đuổi hạnh phúc một cách vô ích.

Hạnh phúc (happiness), có nguồn gốc từ từ “hap” trong tiếng Na Uy, nghĩa là may mắn (luck) hoặc cơ hội (chance); cụm từ “happy-go-lucky” (vô tư lự) minh họa cho sự kết hợp này. Nhiều dòng ngôn ngữ thuộc nhóm Indo – European (được sử dụng từ Châu Âu cho đến Nam Á) cũng đúc kết tương tự về cảm giác hạnh phúc và may mắn.

Lấy ví dụ, từ “Glück” trong tiếng Đức có thể dịch ra là hạnh phúc hoặc cơ hội; còn từ “eftihia”, tức là hạnh phúc trong tiếng Hy Lạp, bắt nguồn từ từ “ef” nghĩa là tốt, may mắn hoặc cơ hội.

(Ảnh: Internet)

Theo đó, một người mẹ có thể may mắn có được cảm giác vui sướng khi thấy đứa con bé bỏng nô đùa, nhưng rồi tất cả tan thành mây khói chỉ vài năm sau, thay vào đó là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tự kỷ. Trong câu chuyện ban đầu của chúng ta, Jennifer có thể đã bình an nếu con cô ngủ ngon và không bị những cơn đau bụng tấn công trong những tuần đầu đời.

Mãn nguyện” (contentment) bắt nguồn từ từ “thỏa mãn” (contentus) trong tiếng Latin và thường được dịch ra là “hài lòng” (satisfied). Không có gì phải phân vân vì nó không phải là một từ đa nghĩa. Theo quan điểm của tôi, mãn nguyện có nghĩa là tin tưởng kiên định sâu sắc vào bản thân và giá trị của bản thân, cùng với ý thức về sự hoàn thiện chính mình, về ý nghĩa và mục đích sống.

Và quan trọng hơn cả, những giá trị này đáng quý và được nuôi dưỡng trong bất cứ hoàn cảnh nào dù cho hoàn cảnh ấy có đáng buồn và thất vọng đến đâu.

Tôi may mắn được quen biết nhiều đàn ông và phụ nữ từng phải chịu đựng tuổi thơ đầy dữ dội trong các trại tập trung người Do Thái, nhưng họ đã vươn lên từ cơn ác mộng ấy rồi đối mặt với thách thức để tìm kiếm sức mạnh, cảm xúc và tinh thần trong chính con người mình. Thời gian qua đi, nhiều người trong số họ đã thành công khi tìm được cho mình cảm giác mãn nguyện thực sự.

(Ảnh: Internet)

Những nạn nhân sống sót này đã chứng minh một điều rõ ràng rằng chấp nhận và tôn trọng bản thân cùng với việc quyết định điều gì thực sự có ý nghĩa cho chính mình có thể khiến cuộc sống trọn vẹn (ngay cả khi không thể hoàn thành), hơn là việc không ngừng theo đuổi một hạnh phúc vô nghĩa.

Hơn thế nữa, sự mãn nguyện có khả năng tạo ra một nền tảng vững chắc mà ở đó chúng ta được trải nghiệm và nâng niu những giai đoạn cuộc sống vui tươi và đầy thi vị.

Tác giả: Sidney Bloch, Đại học Melbourne

Minh Nữ biên dịch

 Xem thêm:

Exit mobile version