Đại Kỷ Nguyên

3 câu chuyện báo mộng nổi tiếng trong lịch sử

Ai cũng từng nằm mộng. Có thống kê rằng khi con người còn sống, thời gian nằm mộng cộng lại ước chừng khoảng 6 năm. Như vậy, mộng rốt cuộc là gì?

Thông thường mọi người cho rằng “ban ngày suy nghĩ, ban đêm nằm mộng”. Nhưng có giấc mộng so với những gì “ban ngày suy nghĩ” căn bản không có gì liên quan. Có người nói mộng là do một loại tín tức vũ trụ phản ảnh lên đại não, nhưng có một số giấc mộng kỳ quái hiếm gặp lại không biết giải thích làm sao? Đặc biệt là những giấc mộng có thể báo hiệu điều gì đó. 

Freud nhận thức rằng “giấc mộng phản ảnh những gì người ta làm ở hiện thực.” Hall cho rằng “những việc cấp bách trong hiện thực thường phản ánh trong giấc mộng.” Carl Jung nghĩ là “những điều cảm thụ trọng giấc mộng thường khó có thể cảm thụ được trong lúc thanh tỉnh.” GeshiTa tin rằng “mỗi chi tiết trong mộng đều phản ảnh một loại trạng thái tinh thần nào đó của người ấy”…

Những điều này đều là nhận thức về giấc mộng từ không gian này. Thật ra, trong những giấc mộng thật sự có ý nghĩa, chính là lúc người đó đang ngủ, ý thức của họ dường như tiến vào một không gian khác, rồi ở tại đó mà chứng kiến hoặc nghe được một số chuyện thật sự đã xảy ra.

Câu chuyện Dante báo mộng cho con trai nơi cất giấu Thần Khúc 

Mọi người đều biết, thi nhân vĩ đại nhất thời đại phục hưng là Dante, mà tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “The Divine Comedy” (Thần Khúc). Nhưng rất ít người biết “The Divine Comedy” của Dante còn thiếu một chút nên không được đầy đủ.

Khi về già, Dante sống tại Ravenna. Vào thời điểm “The Divine Comedy” vừa mới viết xong, ông đi Venice làm việc, bất hạnh nhiễm bệnh sốt rét ở đó. Sau khi trở lại Ravenna không lâu, ngày 14 tháng 9 năm 1321 ông qua đời. Khi ông còn sống “The Divine Comedy” cũng chưa xuất bản, bản thảo còn để lại trong nhà.

(Ảnh: Dante)

Sau khi hai người con trai Jacob và Peter mai táng cha, chợt phát hiện bản thảo “The Divine Comedy” đã mất tích. Hai anh em tìm kiếm cả phòng, tìm qua hết thảy văn bản còn sót lại của cha, tìm hơn mấy tháng, nhưng vẫn không tìm được. Hai anh em biết rõ việc này không phải là chuyện đùa, nên vô cùng lo lắng

Mấy tháng đã qua vẫn không tìm được, họ gần như tuyệt vọng. Nhưng rồi một ngày, Jacob bỗng nhiên nằm mộng thấy cha mặc áo bào trắng, xuất hiện trong một vòng hào quang. Anh vội vàng hỏi cha về việc “The Divine Comedy” đã hoàn thành chưa. Dante gật đầu, cũng đem vị trí gian phòng của mình chỉ cho anh xem.

Jacob mời một vị luật sư đến làm chứng, đi đến nơi mà Dante chỉ anh trong giấc mộng, quả nhiên tìm thấy trên tường có một tấm bảng. Anh đẩy tấm bảng sang một bên, thấy bên trong lưu giữ một số bản thảo cũ, có vài trang còn bị nấm mốc. Họ cẩn thận nâng bản thảo lên, phủi nhẹ nấm mốc bụi bẩn, cẩn thận đọc những dòng chữ phía trên thì đúng là bản thảo của “The Divine Comedy”.

Có thể thấy rằng giấc mộng này của Jacob là một việc thật sự đã thực sự xảy ra. Ý thức của Jacob dường như đã tiến vào không gian khác và cha của anh đã chỉ cho anh nơi cất giữ bản thảo, vì vậy sự việc sau đó đã thật sự ứng nghiệm.

Đương nhiên, không phải hết thảy giấc mộng đều có ý nghĩa. Phần lớn giấc mộng đều là những thứ lộn xộn được phản ánh từ không gian khác đến. Chỉ có một số ít giấc mộng, ở một thời điểm đặc biệt, ý thức của người đó mới có thể tiến vào một không gian khác và nhìn thấy chân tướng sự việc xảy ra ở đó.

Anh trai của thi nhân báo mộng cách làm tranh in bằng đồng

Nguyên lý chế tạo tranh in bằng đồng cũng được phát hiện từ trong giấc mộng. Thi nhân kiêm họa sĩ người Anh – William Blake muốn ghi thơ của mình lên bức tranh bằng đồng, nhưng công nghệ chế tạo bản in bằng đồng rất phức tạp, hơn nữa giá cả rất cao. Thi nhân là một người hàn vi. Ông luôn nghĩ biện pháp, trong tâm ông không ngừng nghĩ đến chuyện này. Đúng lúc đó thì anh trai đã qua đời của ông – Robert đến báo mộng, giảng kỹ cho ông yếu lĩnh kỹ thuật chế tạo tranh in bằng đồng.

Sáng ngày thứ hai thức dậy, Blake đem tài sản chỉ có nửa Curon (tiền của các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na uy và Iceland) giao cho vợ, dặn vợ đi mua những tài liệu mà anh trai ông đã bảo trong giấc mộng. Trước đó, ông chẳng biết một chút gì về kỹ thuật chế tạo tranh in bằng đồng, vậy mà sau khi mua tài liệu xong tự nhiên ông lại chế tạo thành công tranh in bằng đồng.

(Ảnh: Pixabay)

Nhờ giấc mộng bắt được thủ phạm sát nhân

Năm 1827, một đôi tình nhân trẻ tuổi đã đính hôn là Ke Deya và Molly sắp tiến đến con đường hạnh phúc dưới sự chúc phúc của mọi người. Nhưng đúng lúc này, Ke Deya chán ghét cuộc sống ở nông thôn, càng không muốn cùng vị hôn thê sống cả đời ở nơi nhỏ bé này. Nhưng anh không thể rời đi một mình, nhất là khi đã có một vị hôn thê.

Vài ngày sau, anh tuyên bố muốn cùng Molly tiến hành một hôn lễ bí mật, sau đó mới ra ngoài mưu sinh. Đêm ngày 18 tháng 5, anh hẹn Molly gặp nhau ở một gian phòng chứa đồ màu đỏ, dặn cô khi đến điểm hẹn tuyệt đối không được cho bất kỳ một người nào khác biết, nếu không thì hôn lễ bí mật này không còn ý nghĩa nữa.

Molly lén lút đi vào gian phòng mà Ke Deya hung độc đã chờ sẵn ở đó. Sau khi nhìn thấy Molly, Ke Deya liền đánh chết và chôn cô dưới hầm trong phòng.

Sau khi Ke Deya rời nông thôn tiến về Nationwide Island, kết hôn cùng một cô gái bản địa và trải qua tháng ngày hạnh phúc. Cũng nhờ phúc vợ, anh ta nhanh chóng trở thành hiệu trưởng một trường học dành cho các bé gái. Thỉnh thoảng anh cũng gởi thư về nhà, tỏ vẻ đang cùng Molly sống rất hạnh phúc.

Trùng hợp là mẹ của Molly – phu nhân Modine, tại buổi tối con gái ra đi đó, bà đã có một giấc mộng. Bà nhìn thấy con gái trúng đạn ngã xuống, máu tươi tung tóe đầy đất. Sau đó bà thấy bóng hung thủ đang đào mộ, ném Molly vào trong rồi che dấu đi. Phu nhân Modine nhớ vô cùng rõ địa điểm, đúng là gian phòng giữ đồ của con rể.

Bị ác mộng, phu nhân Modine bừng tỉnh gọi chồng dậy và kể cho ông giấc mộng đáng sợ kia. “Ai chà phu nhân thân yêu! Bà nhớ con gái quá rồi đó! Nó mới xuất giá không lâu!” Chồng bà trở mình một cái lại ngủ tiếp.

Nhưng giấc mộng đó tái diễn ba ngày liên tiếp. Bà bắt đầu lo lắng, sợ con gái yêu của mình gặp bất trắc. Cho đến khi nhận được thư mà Ke Deya gởi về nhà mới hóa giải hết nghi kị trong lòng bà.

Thời gian chầm chậm qua đi, ác mộng cũng không còn xuất hiện. Nhưng có một ngày, lúc đi ngang qua căn phòng chứa đồ của Ke Deya, bà vô tình nghe thấy đó là nơi con gái và con rể hẹn nhau. Bà dựa vào trực giác của người mẹ biết được ác mộng kia muốn nói về điều gì.

Bà yêu cầu chồng cùng hành động, xin gia trưởng nhà trai đồng ý, cùng nhân viên điều tra đi vào gian phòng.

Phu nhân Modine tuy chưa bao giờ vào căn phòng này, nhưng trong chốc lát bà đã chỉ ra nơi chôn thi thể của con gái. Điều tra viên hạ lệnh di chuyển vật dụng rồi đào bới. Đầu tiên họ đào được áo choàng của Molly. Khi đào sâu xuống 46cm thì phát hiện một thi thể. Dựa vào quần áo, hàm răng và trang sức lẻ tẻ trên thi thể, người ta đã chứng minh đó đúng là Molly. Đương nhiên, hung thủ cũng đã phải chịu nhận trừng phạt.

Vậy chúng ta rút ra được gì qua những giấc mộng này? Cái gọi là ý thức hay linh hồn của người đã khuất… phải chăng vẫn có thể tồn tại và tác động lên người khác qua giấc mộng? Nếu vậy thì ai cũng cần sống tốt và tránh làm điều xấu, vì có thể những việc họ làm đều được ghi lại!

Biên dịch: Bình Minh, biên tập: Tuệ Minh

Video: Trải nghiệm cận tử và sự hồi sinh kỳ diệu của vị Bác sĩ, Tiến sĩ Trưởng Khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy

Exit mobile version