Đại Kỷ Nguyên

Đường Thái Tông Lý Thế Dân (26): Được tôn danh hiệu Thiên Khả hãn

Thiên Khả hãn, tên cũng như nghĩa, là Khả hãn của Khả hãn, là Khả hãn lớn nhất trong thiên hạ.

Tôn Thiên Khả hãn

Vào ngày 3 tháng 3 năm Trinh Quán thứ 4 (năm 630 năm), Đế quốc Đại Đường nghênh đón một thời khắc lịch sử khác. Tù trưởng và thủ lĩnh của các bộ tộc khác nhau từ khắp nơi lần lượt đến Trường An, tập trung trước cung điện Thái Cực, và cùng nhau trao tặng tôn hiệu chưa từng có cho Đường Thái Tông Lý Thế Dân, phong cho ông làm Thiên Khả Hãn. Thái Tông nói: “Ta là Thiên tử Đại Đường, lại hạ thành Khả hãn rồi!” (quyển 193, Tư trì thông giám). Thời khắc này, văn võ bá quan cùng Tứ di quân trường (đội quân lớn của 4 tộc man di) cùng nhau hô to vạn tuế. Từ đó, Thái Tông đối với Tứ di quân trường ban hành chiếu thư, nhất loạt đều xưng ‘Thiên Khả hãn’, “Sau đó lấy ngọc tỉ thư đóng ấn ban thưởng đội quân lớn Tây Bắc, đều xưng là Hoàng đế Thiên Khả hãn”. 

Thiên Khả hãn, tên cũng như nghĩa, là Khả hãn của Khả hãn, là Khả hãn lớn nhất trong thiên hạ. Đây cũng là Thiên ý, Thần châu Trung Thổ, Hoàng ở trên vương, hoàng có thể phong vương, quân lâm thiên hạ. Thời điểm này, Đại Đương là nơi mà chúng sinh tứ phương ngưỡng vọng hướng về, còn Thái Tông của nhà Đường trở thành người có năng lực bảo thế nào thì chúng sinh làm theo như thế. 

Định dân tộc Thổ Dục Hồn

Thổ Dục Hồn vốn là một nhánh của bộ tộc họ Mộ Dung, tổ tiên của họ là những người du mục sống ở dãy núi Thanh Sơn của sông Đồ (nay là phía Đông Bắc của Cẩm Châu, Liêu Ninh), sau đó di chuyển đến vùng đất Lũng Tây (nay là Thanh Hải, Cam Túc). Ở đây thành lập đất nước, lãnh thổ từ Đông sang Tây rộng 4 ngàn dặm, Nam đến Bắc hai ngàn dặm. Vào năm đầu của triều Đường, Thổ Dục Hồn nhiều lần xâm lấn quấy nhiễu trên vùng đất rộng lớn thuộc Lan Châu, Lương Châu, chặn con đường trọng yếu nối liền Tây Vực và nhà Đường. Đại Đường nếu muốn giao lưu văn hóa, tư tưởng, kỹ thuật, tôn giáo … với Tây Vực thì phải đả thông con đường này. Vào năm Trinh Quán thứ 8 (năm 634), Lương Châu bị vương của Thổ Dục Hồn ở Tây Bắc là Mậu Dung Phục dẫn đại quân xâm lấn. Lý Tịnh chủ động xin đi giết địch, Thái Tông liền lập tức bổ nhiệm Lý Tịnh là “Tây Hải Đạo hành quân Đại tổng quản”, thống soái quân đội triều đại nhà Đường cùng liên quân các nước (Đột Quyết, Khế Bật) chinh phạt dân tộc Thổ Dục Hồn. 

Hoàng đế Thái Tông của triều đại nhà Đường trong bức vẽ “Thánh đế Minh Vương thiện đoan lục” của Trần Sĩ Quan thời nhà Thanh, hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc. (phạm vi công cộng)

“Thảo Thổ Dục Hồn chiếu” của Thái Tông

“Trẫm tự toản hồng nghiệp, tư khôi chí đạo, đoan củng thùy thường, vu tư cửu tái, thức tu văn đức. Ninh mật khu vũ, kiếu ngoại quân trường, hải biểu du cừ, vô viễn bất đình, vô tư bất phục. Nhi Thổ Dục Hồn tối nhĩ tiểu phiền, phụ cố hà hữu, địa bất viễn thiên lý, chúng bất doanh nhất vạn, bất lượng kỳ lực, bất tuất kỳ nhân, tứ tình cự mệnh, kháng hành thượng quốc. Trẫm mỗi khiển hành nhân, nhập phiền hiểu dụ, tịnh dẫn kỳ sử giả, lâm hiên giới úc, kỳ dĩ thiện đạo, khuyến dĩ hòa thân, dục sử cảnh thượng vô ngu, các an kỳ nghiệp. Huấn đạo tích niên, hung ngoan vị cải, phiếu lược biên bỉ, lược vô ninh tức. Kim thượng thư ngạo ngận, câu ngã sử nhân, nội ngoại bách liêu. Hoa di triệu thứ, đồng tâm phẫn oán, hàm nguyện tru thảo. Nghi thừa điếu phạt chi ky, dĩ triển ưng chiên chi chí, trường khu khắc kỳ, cùng kỳ sào huyệt. Tội chỉ Thổ Dục Hồn khả hãn hôn mạo chi chủ, cập thiên trụ vương nhất nhị tà thần, tự dư bộ lạc, giai vô sở vấn. Di hung tức bạo, xưng trẫm ý yên”. 

Ý của Thái Tông là: Ông làm hoàng đế đã hơn 9 năm, dùng đại đạo thống trị thiên hạ, tứ hải đều phục tùng. Mà dân tộc Thổ Dục Hồn nhỏ bé lại quấy nhiễu, không biết lượng sức, không hành theo thượng quốc, mặc dù nhiều lần khuyên nhủ nhưng vẫn không nghe, hung bạo ngang ngược không thay đổi, cướp đoạt vơ vét khu vực biên giới của triều đình, quấy nhiễu sự bình an của dân chúng, khiến người người đều phẫn nộ. Các quốc gia láng giềng ở xung quanh Thổ Dục Hồn cũng đều thỉnh cầu trừng phạt. Nhân lúc chinh phạt vùng biên giới, cuộc thảo phạt sẽ giúp tăng thêm uy thế triều Đường hơn nữa. Kẻ cầm đầu tội ác sẽ bị xử lý, tòng phạm vì bị uy hiếp thì không hỏi. Diệt trừ hung bạo chính là mong muốn của hoàng đế Thái Tông. 

Sau trận đầu thất bại, Mộ Dung Phục Duẫn đã cho quân đốt thành vùng đất hoang vu và phá hủy đồng cỏ, nghĩ rằng quân Đường sẽ không truy kích. Lý Tịnh chia quân thành hai đường đuổi theo tiêu diệt, đích thân dẫn Lý Đại Lượng cùng cánh quân khác cắt đứt đường rút lui đến Kỳ Liên Sơn từ đường Bắc, cũng đi đường vòng đến thủ phủ Phục Sĩ Thành (nay là Hồ Tây Thanh Hải); Lý Đạo Tông cùng quân đội theo đường Nam truy đuổi quân Thổ Dục Hồn chạy trốn. Quân đội nhà Đường theo đường Nam băng qua 2 ngàn lý (gần 4 ngàn km) đường vắng không người, đến Ô Hải (nay là Khổ Hải Thanh Hải) đại phá quân của Phục Duẫn. Vào năm Trinh Quán thứ 9 (năm 635), Lý Tịnh ở tại Tích Thạch Sơn (nay là Khanh Sơn A Ni Mã thuộc Thanh Hải) đuổi đến Thả Mạt (nay thuộc về Tân Cương), trên đường thiếu nước đã đâm ngựa uống máu, cuối cùng tập kích phá được nha trướng của Phục Duẫn. Phục Duẫn bỏ lại vợ con bỏ trốn, đi được không lâu thì bị bộ hạ giết chết trên sa mạc. Đại Ninh vương Mộ Dung Thuận, con của Phục Duẫn đã chém Thiên Trụ vương, thống lĩnh quân đội quy thuận triều Đường, toàn bộ đất đai đều nằm trong lãnh thổ nhà Đường. Thái Tông sắc phong cho Mộ Dung Thuận làm Khả hãn của dân tộc Thổ Dục Hồn. Sau khi Mộ Dung Thuận qua đời, vào năm Trinh Quán thứ 15 (năm 636), Thái Tông sắc phong cho Nạ Hạt Bát, con trai của Mộ Dung Thuận làm Khả hãn của Thổ Dục Hồn. Năm Trinh Quán thứ 11 (năm 637), Lý Tịnh được sắc phong làm Vệ Quốc Công.  

Bản đồ lãnh thổ của nhà Đường dưới thời trị vì của Hoàng đế Thái Tông, An Tây Đô Hộ Phủ được thiết lập gồm bao gồm bốn thị trấn Quy Tư, Yên Kỳ, Vu Điền, Sơ Lặc. (Nine Qiaozai / Wikipedia)

Vào năm Trinh Quán thứ 14 (năm 640), nhà Đường thiết lập An Tây Đô Hộ Phủ ở thành phố Giao Hà để quản lý người Tây Đột Quyết và toàn bộ Tây Vực. Năm Trinh Quán thứ 18 (năm 644), Tây Đột Quyết liên minh với Yên Kỳ công đánh Tây Châu. An Tây Đô Hộ Quách Hiếu Khác làm tổng quản bộ binh Tây Châu, thảo phạt Yên Kỳ, tay chân của Tây Đột Quyết, chiếm lĩnh Yên Kỳ, bắt quốc vương Long Đột Kỵ làm tù binh. Nhưng sau này, Yên Kỳ lại một lần nữa thoát ly với Đường triều. Năm Trinh Quán 25 (năm 848), Thái Tông phái A Sử Na Xã Nhĩ, Quách Hiếu Khác xuất quân thảo phạt tay chân của Tây Đột Quyết là Yên Kỳ và Quy Tư (nay là A Khắc Đô thuộc Tân Cương), chinh phục hai quốc gia này. Sau đó Sơ Lặc và Vu Điền mới được thêm vào bản đồ địa chính triều đại nhà Đường, đem Tây An Điền Hộ Phủ dời đến Quy Tư, bảo hộ an ninh cho Tây Vực, cai trị 4 nước Quy Tư, Yên Kỳ, Vu Điền, Sơ Lặc, lịch sử gọi là 4 trấn An Tây. 

(Còn tiếp…)

Theo Epoch Times
San San biên dịch

Exit mobile version