Đại Kỷ Nguyên

Đường Thái Tông Lý Thế Dân (18): Hồng dương Phật Pháp

“Trẫm vì thời kỳ loạn lạc gần đây có quá nhiều sự chết chóc, nhìn vào bảo tháp thấy không có người, sen hồng chuyển xanh, dãi gió dầm mưa, mái chùa hỏng dột, đương nhiên người thiện lương cần giúp đỡ”… (Đường Thái Tông)

Hồng dương Phật Pháp

Đại Đường thịnh thế, tư tưởng của Phật gia cũng được truyền bá rộng rãi với quy mô chưa từng có; phiên dịch Kinh Phật, số lượng truyền bá cực lớn, rất nhiều người thờ phụng Phật Pháp, tin vào nhân quả mà tu tâm hướng thiện, xã hội yên ổn, phong tục dân gian thuần phác, giống như Kinh Phật giảng nói: “Nơi hành theo Phật pháp, tỉnh huyện quốc gia không có phân biệt văn hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt sáng tỏ, mưa gió thuận hòa, thiên tai khắc nghiệt không khởi phát, quốc gia giàu có, đời sống nhân dân ổn định, không cần sử dụng đến binh đao. Tôn sùng đức chấn hưng lòng người, nơi nơi theo đuổi tu dưỡng lễ nghi nhường nhịn”. Phật Pháp được truyền bá rộng khắp mang đến nhiều lợi ích cho Đại Đường, vì vậy mà Thái Tông cũng hết sức nâng đỡ Phật gia.

Vào cuối thời nhà Tùy, chiến loạn liên miên cũng khiến cho việc thực hành tu luyện Phật gia chịu nhận ảnh hưởng, “Chùa chiền bị chôn vùi không còn nhìn thấy”, “Các tăng nhân trong chùa cũng bởi chùa bị đốt phá mà tản mát khắp nơi”. Trước tình trạng đó, Thái Tông dùng thái độ ủng hộ giúp đỡ tu luyện Phật gia tới nâng đỡ. Ông trợ giúp “Tăng lữ xây dựng chùa và quảng truyền sự nghiệp hoằng trì Phật pháp”. Hơn nữa ông còn biểu hiện rõ thái độ vô cùng coi trọng tăng nhân tu luyện Phật gia chân chính. Đối với những tăng ni không có đức hạnh làm bại hoại đạo, ông quyết không bỏ qua. Việc này đã giúp cho Phật môn thanh lọc môi trường tu luyện. Sắc lệnh của Thái Tông đã khai mở ra xá lợi Phật, mời Đỗ Thuận, sư tổ pháp môn Hoa Nghiêm Tông của Phật gia tiến cung, ban thưởng tên hào là ‘Đế Tâm’, hạ lệnh sắp đặt việc phiên dịch kinh Phật… Đây chính là một bước truyền bá đặt định trụ cột cho hậu thế tu luyện Phật pháp cùng với mở đường thức tỉnh nhân tâm. 

Phật giáo Trung Thổ có nguồn gốc từ Thiên Trúc Tây Vực (Ấn Độ). Hán Minh Đế từng mộng thấy người vàng kim đang bay trong cung điện, bèn lệnh Lang trung Thái Âm và Tần Cảnh đến Thiên Trúc cầu Pháp, mang về 42 chương Kinh Phật cùng tượng Thích Già Lập. Pháp môn tu luyện Phật gia bắt đầu được truyền bá tại Trung Thổ. Thời kỳ Tam Quốc, người dân nước này bắt đầu tuân theo giới luật Phật giáo, cạo tóc làm tăng. Từ thời Tam Quốc đến triều đại nhà Tấn đều có người tới Thiên Trúc Tây Vực cầu pháp, mang kinh Phật về, dòng chảy tu luyện Phật gia hướng về Đông dần trở nên hưng thịnh. Sau giai đoạn này, các triều đại đổi thay, Phật giáo cũng nhiều lần trải qua khó nạn, có đế vương tôn sùng tu luyện Phật gia, cũng có đế vương lợi dụng tăng nhân vi phạm pháp luật làm lý do để chôn giết tăng ni, đốt phá tượng Phật. Lúc Cao Tổ còn tại vị cũng từng hạ chỉ, kinh thành để lại 3 ngôi chùa, các tỉnh khác chỉ để lại một chùa miếu. Sau khi Thái Tông đăng cơ, ông đã thực hiện đại xá thiên hạ, lệnh dừng tuân theo chiếu chỉ đào thải tăng của Cao Tổ. 

Từ năm Võ Đức thứ 3 (năm 620), lúc Thái Tông bình định Vương Thế Sung, người ngồi trên ghế Thiện hộ của Thiếu Lâm Tự, chủ trì Chí Thao cùng các tăng nhân, Đàm Tông, Phổ Huệ, Minh Tung, Linh Hiến, Phổ Thắng, Trí Thủ, Đạo Nghiễm, Trí Hưng, Tăng Mãn, Tăng Phong cùng 13 tăng nhân khác, tại Lạc Dương vùng phụ cận Viên Châu nội ứng ngoại hợp chiếm lấy Châu Thành, bắt tướng Vương Thế Sung cùng người của Vương tộc quy thuận Thái Tông. Thái Tông phái Vương Quân Khuếch đóng giữ căn cứ quân sự Châu Thành. Sau đó Thái Tông lại phái Lý An Viễn cầm giáo thư của Tần Vương ‘Cáo bách cốc ổ Thiếu Lâm Tự thượng tọa thư’ hướng đến chùa Thiếu Lâm để giúp mọi người an lòng. Sau đó Thái Tông lại hạ lệnh đem ngàn khúc lụa cùng 40 khoảnh đất và một cỗ cối nghiền giã bằng sức nước, ban cho Thiếu Lâm Tự; cung cấp kinh phí nuôi 500 tăng binh và doanh trại tư nhân, từ đó Thiếu Lâm Tự có thể phát dương rộng lớn. 

Bức họa 13 côn tăng bảo hộ Tần vương trong nội điện ngàn Phật tại Thiếu Lâm Tự ở Tung Sơn Hà Nam (Phạm vi công cộng)
Bức họa 13 côn tăng bảo hộ Tần vương trong nội điện ngàn Phật tại Thiếu Lâm Tự ở Tung Sơn Hà Nam (Phạm vi công cộng)

Năm sau, tại Huỳnh Dương, Thái Tông bắt được Đậu Kiến Đức, trong mông lung mưa đêm ông nhìn thấy “Giữa đám mây khu vực phía Đông Nam có phát ra ánh sáng chói lòa hướng lên trời”, “Quan Âm Bồ Tát, thân vàng lộ ra”, liền nói với các tướng sĩ: “Vậy là võ nghiệp đã hoàn thành, Trời báo Thần phù hộ, ắt hẳn công lao rộng lớn!” (‘Toàn đường văn’ quyển 146, Lục Nguyên Lãng ‘Sắc kiến quảng võ sơn Quan Âm Tự kiệt’). Thái Tông liền bẩm báo với Cao Tổ, Đường Cao Tổ vui mừng ban sắc lệnh xây dựng chùa Quan Âm ở Quảng Võ Sơn tại Huỳnh Dương. 

Vào năm đầu tiên sau khi Hoàng đế Thái Tông lên ngôi, ông đã gửi một chỉ dụ mời các nhà sư lỗi lạc ở kinh đô đến nội điện hành đạo 7 ngày để cầu nguyện cho sự an toàn của đất nước, đồng thời siêu độ những sinh linh vô tội và binh lính nhiều năm qua đã chết trong chiến loạn. Thái Tông nhớ đến những người bị giết khi ông bình định thiên hạ, vì vậy đã hạ lệnh ban y phục bố thí cho các tăng ni. Vào tháng 12 năm Trinh Quán thứ 3, Thái Tông còn dùng nơi ở của chính mình xây dựng chùa Hưng Thánh. Năm Trinh Quán thứ 5, Thái Tông lại vì Mục Thái Hậu mà cho xây dựng chùa Từ Đức trong Khánh Thiện của nội cung, ở Chiêu Lăng cho xây chùa Ngọc Đài. Năm Trinh Quán thứ 6, ông lại hạ chiếu đem chỗ ở cũ tại Thái Nguyên sửa thành chùa Thiên Cung. Năm Trinh Quán thứ 8, vì tưởng nhớ Mục Thái Hậu mà cho xây dựng chùa Hoằng Phúc tại phía Tây thành Chân An. Năm Trinh Quán 20, Thái Tông chinh phục nước Liêu trở về kinh, cũng hạ chiếu cho tăng nhân hành lễ siêu độ cho những binh sĩ đã bỏ mình, đồng thời cho xây dựng chùa Trung Diêm tại U Châu. 

Giúp cửa Phật được tịnh hoá

Thái Tông ủng hộ tu luyện Phật gia nhưng ông cũng hiểu rõ rằng căn bản của tăng nhân nằm ở việc họ tuân theo lời dạy bảo của Phật Đà mà không cho phép bản thân phạm giới luật và làm loạn Phật môn. Năm đầu thời kỳ Trinh Quán, ông cũng từng hạ chiếu độ cho 3000 tăng nhân. Trong chiếu thư có viết: “Trẫm vì thời kỳ loạn lạc gần đây có quá nhiều sự chết chóc, nhìn vào bảo tháp thấy không có người, sen hồng chuyển xanh, dãi gió dầm mưa, mái chùa hỏng dột, đương nhiên người thiện lương cần giúp đỡ”. Thái Tông mong muốn thiên hạ đâu đâu cũng có chùa, người làm quan đều cần giúp đỡ năng ni địa phương, số lượng hạn định lên đến 3000 người… Sự việc theo đuổi đức nghiệp chân thành, không hỏi tuổi tác lớn nhỏ, còn đối với tăng ni không có đức hạnh làm trái Phật Pháp thì nhất định không bỏ qua, việc này cũng giúp cửa Phật được thanh lọc sạch sẽ. 

Vào năm Trinh Quán thứ 3, Thái Tông ra lệnh khôi phục việc dịch kinh Phật ở chùa Đại Hưng Sơn được thiết lập vào thời nhà Tùy, và lệnh cho nhà sư Ấn Độ là Ba Pha chủ trì việc dịch kinh sách. Các hòa thượng thời Đường gồm Tuệ Thừa, Tuệ Trách, Tuệ Tịnh, Pháp Lâm cùng 19 sa môn khác trợ giúp phiên dịch, đồng thời lệnh cho đại thần Phòng Huyền Linh, Đỗ Chính Luân, Tiêu Cảnh và những người khác giám hộ hiệu đính ấn định. 

Vào năm Trinh Quán thứ 5 (năm 631), Hoàng đế Thái Tông ra lệnh ban “Sắc lệnh khai mở kỳ xá lợi Phật”. Đây là lần đầu tiên Hoàng đế nhà Đường ban bố cất giấu Xá lợi Phật ‘Kỳ nhân’ tại chùa Pháp Môn. Trong ‘Pháp uyển châu lâm’ của nhà Đường có ghi lại: “Phàm là đã xuất ra xá lợi, lúc đó đã thông hiểu đạo lý phong tục, hàng ngàn người cùng đến xem. Có một người bị mù, nhiều năm mắt không nhìn thấy gì, đã cố gắng nhìn trực tiếp thì bỗng nhiên mắt sáng trở lại”. 

Vào năm Trinh Quán thứ 6 (năm 632), Hoàng đế Thái Tông mệnh cho Đỗ Nhuận, vị sư tổ đầu tiên của phái Hoa Nghiêm Tông tiến cung, hơn nữa ông còn xuống điện nghênh đón, ban thưởng hiệu ‘Đế Tâm’, trên dưới trong cung đều lễ kính Đỗ Nhật như là đối với một vị Phật. Người đời sau còn tôn xưng Đỗ Nhuận là Đế Tâm tôn giả. 

Tượng của hòa thượng Đỗ Nhuận, sư tổ của phái Hoa Nghiêm Tông (Phạm vi công cộng)

Vào năm Trinh Quán thứ 15 (năm 641), Văn Thành công chúa của Thái Tông tiến vào Tây Tạng, mang theo kinh Phật bằng tiếng Hán cùng với tượng Phật truyền đến đất Tạng, giúp cho Phật gia không chỉ được truyền bá rộng ở Hoa Hạ mà còn phát triển rộng lớn ở Tây Tạng. 

Bức ‘Văn Thành công chúa đến đất Tạng’ của La Bố Lâm (Phạm vi công cộng)

(Còn tiếp…)

Theo Epoch Times
San San biên dịch

Exit mobile version