Đại Kỷ Nguyên

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán: Chấn động bởi dự ngôn Lưu Bá Ôn

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán: Chấn động bởi dự ngôn Lưu Bá Ôn

Ảnh ghép minh họa: Đại Kỷ Nguyên.

Năm 2020 bắt đầu bằng biến động chưa từng có trước đây: Đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19). Có thể bạn đã xem nhiều báo cáo khoa học và nghiên cứu về dịch bệnh, nhưng tại đây, chúng ta hãy cùng nhìn nhận vấn đề dưới góc độ dự ngôn. 

Trong lịch sử có rất nhiều nhà tiên tri cùng dự báo những gì sẽ xảy ra đối với nhân loại ngày hôm nay, trong đó có Lưu Bá Ôn.

Lưu Bá Ôn tên thật là Lưu Cơ, từng phò tá Hoàng đế Chu Nguyên Chương sáng lập triều Minh. Đương thời có câu rằng: “Thông binh pháp ai hơn Tôn Võ – Giỏi thiên văn phải kể Lưu Cơ”. Ngoài tác phẩm đã nổi tiếng trong lịch sử như Thiêu Bính Ca, dự ngôn ghi trên bia đá của Lưu Bá Ôn còn đặc biệt thu hút sự chú ý bởi độ chuẩn xác phi thường. 

Sau một trận địa chấn tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã phát lộ ra tấm bia đá khắc lời tiên tri, được gọi là “Lưu Bá Ôn bia ký”. Nội dung của bia ký nếu xét theo tình thế hiện nay quả thực khiến người ta cảm thấy chấn động, không chỉ về tính chính xác mà còn cả về những gợi mở cách vượt qua đại nạn. Ở đây chúng ta cùng xem xét lý giải một số đoạn như sau:

Thiên có mắt, Địa có mắt, người người cũng có một đôi mắt
Thiên cũng lật, Địa cũng lật, tiêu dao tự tại lạc vô biên

Dân gian thường có câu: “Ông Trời có mắt”, hàm ý rằng mọi sự vận động đều có quy luật, không thể trệch được, nhưng đứng trước biến động của thế thời thì mỗi người cũng có quyền lựa chọn. Đôi mắt ấy đòi hỏi chúng ta cần có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với quy luật của Trời Đất. Giống như nhiều dự ngôn khác đều nói về một thời kỳ đầy biến động, ở đây có câu: “Thiên cũng lật, Địa cũng lật”. Nhưng những ai vượt qua được thời kỳ biến động này thì có thể “tiêu dao tự tại”, có được một cuộc sống hạnh phúc an lạc. Kết cục này cũng giống như nhiều dự ngôn khác đã nhắc tới.

Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền

Đại nạn mà nhân loại phải đối diện là điều mà nhiều dự ngôn đã đề cập tới, nhưng chi tiết cụ thể như Lưu Bá Ôn bia ký thì không nhiều. Nói ngắn gọn là nạn lớn có thể tới mức người nghèo thì 10 người chết 9, với người giàu thậm chí là tuyệt diệt. Trong thực tế hiện nay, quả thực một trong những điều khó lý giải của đại dịch là những nước Âu, Mỹ giàu có lại đang bị ảnh hưởng nặng nề hơn những nước nghèo. Ngay cả tại châu Âu thì các nước Đông Âu cũng chịu ảnh hưởng tương đối nhẹ hơn Tây Âu.

Tại sao người nghèo thì tình cảnh không quá khốc liệt như người giàu? Chẳng phải giàu nghèo là do phúc phận sao, tức là người giàu là do có phúc phận lớn hơn? Kỳ thực đó mới là một phần của đạo lý. Bởi vì người xưa cũng có câu: “Đạt tắc kiêm tế thiên hạ, cùng tắc độc thiện kỳ nhân” (người giàu lo việc thiên hạ, người nghèo chỉ lo thân mình). Tức là tuy phúc phận lớn, nhưng cũng đòi hỏi người ta cần phải có trách nhiệm lớn hơn với xã hội, chứ không chỉ hưởng thụ bản thân. Nếu giàu có nhưng không thể hiện được trách nhiệm tương xứng của mình, thì điều mà họ phải gánh chịu cũng nhiều hơn.

Tuy nhiên cơ hội cũng luôn tồn tại, cho dù là giàu hay nghèo thì con đường vượt qua đại nạn chính là “hồi tâm chuyển”. Tại sao lại là hồi tâm chuyển? Câu đầu tiên trong sách Tam Tự Kinh có viết: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, bởi vì bản tính của con người vốn là thiện lương, chân thật. Nhưng trong quá trình sinh tồn, con người ngày càng rời xa bản tính thiện lương thuở ban sơ, khiến cho người ta tạo nghiệp ngày càng lớn, nên phải chịu nạn cũng ngày càng lớn hơn. Đạo gia giảng “phản bổn quy chân”, tức là hồi quy về với bản tính chân thật, chú trọng tu “Chân”. Nếu không hồi tâm chuyển ý về với bản tính chân thật, thiện lương, thì kết cục trong đại nạn là rất khó nói.

Bình địa không có ngũ cốc trồng, cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người.
Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, nên xem giữa cửu Đông tháng Mười

Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại mà tình trạng phong tỏa các khu vực dân cư lại diễn ra trên diện rộng như vậy. Người người bị cách ly trong nhà, tình trạng vắng lặng diễn ra ở tứ phương, nói chi tới việc trồng ngũ cốc. Câu tiếp theo đã tiết lộ cụ thể đại nạn sẽ tới dưới dạng ôn dịch. Các trường hợp nhiễm “bệnh lạ” đã được báo cáo tại Vũ Hán từ đầu tháng 12/2019. Nhưng khi xem xét lại các thông tin thì thực tế cho thấy nó đã có thể xuất hiện từ tháng 11, trùng với câu “giữa cửu Đông tháng Mười” (theo lịch ta).

Còn có mười sầu ở trước mắt.
Nhất sầu thiên hạ loạn khắp nơi,
Nhị sầu Đông Tây người đói chết,
Tam sầu hồ rộng gặp đại nạn,
Tứ sầu các tỉnh khởi lang khói,
Ngũ sầu nhân dân không yên ổn,
Lục sầu mùa Đông giữa tháng Chín tháng Mười,
Thất sầu có cơm không người ăn,
Bát sầu có người không áo mặc,
Cửu sầu thi thể không người liệm,
Thập sầu khó qua năm Heo Chuột.

Diễn biến đại dịch cho đến giữa tháng 4/2020 vẫn vô cùng căng thẳng. Tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt dẫn đến đời sống khó khăn, nếu tiếp tục kéo dài có thể xảy ra biến động xã hội và thậm chí nạn đói khắp nơi. Dự ngôn cũng nhắc tới các thiên tai khác như hạn hán hay thậm chí vỡ đập ở hồ lớn. “Lục sầu” lưu ý đến giai đoạn tháng 9, tháng 10 (lịch ta), nếu nhắm vào đại dịch này thì có lẽ giai đoạn cuối năm còn buồn thảm hơn.

Riêng câu cuối đã mô tả tình trạng chết chóc do bệnh dịch rất đặc thù và bi thương. Trong thực tế, nhiều nơi vì số người tử vong quá lớn nên thi thể không thể được khâm liệm, thậm chí là phải chôn tập thể. Câu cuối cùng còn khiến người ta lo lắng hơn, bởi vì năm 2019, 2020 chính năm Heo, Chuột.

Dự ngôn còn có đoạn:

Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, lây bởi kiếp này thật không đáng

Thiện ác hữu báo là quy luật khách quan, nhưng điều đáng nói ở đây là việc có người “hành Đại Thiện”. Hành thiện là làm việc có ích cho người khác, làm điều có ích cho cộng đồng trong đại nạn chính là hành đại thiện. Theo Lưu Bá Ôn thì “hồi tâm chuyển” chính là con đường giúp vượt qua đại nạn. Như thế, việc làm có ích nhất là khuyên bảo con người làm việc thiện, hồi tâm chuyển ý quay về với chân thật, thiện lương.

Thực ra, đạo lý từ xưa đến nay đều được truyền ra từ các pháp môn tu luyện. Trường phái Đạo gia nhấn mạnh về “Chân”, tu thành Chân Nhân. Trường phái Phật gia nhấn mạnh về “Thiện”, phát sinh tâm từ bi muốn phổ độ chúng sinh. Tất cả các trường phái đều đề cập tới “Nhẫn”, hàm ý cơ bản là sự bao dung nhẫn nhường. Do vậy, tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại đều nằm trong ba chữ: Chân – Thiện – Nhẫn.

Nếu bạn thấy có người khuyên bạn tâm niệm Chân Thiện Nhẫn, thì mong bạn gắng hết sức lưu tâm. Bởi vì đó cũng là con đường “hồi tâm chuyển” mà Lưu Bá Ôn đã gợi mở, cũng là con đường giúp vượt qua kiếp nạn. Ngay quan điểm của Đông y cũng nói rõ: “Chính khí tồn nội, tà bất khả can”. Bởi vì bệnh dịch đều mang theo tà khí, hơn nữa đại dịch là do tà khí rất vượng. Do vậy với chính khí mạnh mẽ từ giá trị đạo đức cốt lõi Chân Thiện Nhẫn, cái tà kia không thể xâm nhập được. Tất nhiên, tâm niệm đạo đức không hề mâu thuẫn với việc chấp hành quy định của chính phủ hay phòng ngừa theo y tế, mà đạo đức ấy còn thể hiện ra ý thức phối hợp với cộng đồng xã hội trong phòng chống đại dịch. 

***

Thông tin chính thức từ chính quyền Trung Quốc cho thấy tình hình đại dịch đã được kiểm soát. Nhưng kinh nghiệm đau thương những ngày qua cho thấy điều đó là không đáng tin, mặc dù tất cả chúng ta đều hy vọng tình hình thực sự đã ổn. Chúng ta hãy chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất, cũng nên nhìn lại những dự ngôn để suy ngẫm.

Mấy ngàn năm qua, nhân loại đã trải qua không ít thiên tai bệnh dịch. Cũng có bao nhiêu Đại Giác Giả đã hạ thế độ nhân, truyền giảng đạo đức để con người có thể chiểu theo con đường ấy mà đi tới hôm nay. Cũng có bao nhiêu nhà tiên tri, bằng năng lực phi thường đã để lại cho nhân loại những dự ngôn chuẩn xác và cả những điều gợi mở.

Trong vũ trụ bao la này, con người là kiệt tác của Đấng Tạo Hóa, là anh linh của vạn vật. Bởi vậy sinh mệnh là vĩ đại và trân quý. Thần Phật là từ bi, nhưng quy luật là vô tình, nói theo cách khác thì Pháp là có tiêu chuẩn. Những Đạo Lý mà Thần Phật răn giảng, hay những gợi ý từ các nhà tiên tri chính là bảo cho con người cách vượt qua đại nạn, đó không phải là những điều huyền hoặc hay khẩu hiệu tinh thần. Lựa chọn của mỗi người trong thời kỳ đặc biệt này của lịch sử chính là lựa chọn cho tương lai.

Video: Cư dân mạng Trung Quốc: Sau đại dịch, Liên minh 80 nước sẽ tìm Trung Quốc tính sổ?

Có thể bạn quan tâm:

Exit mobile version