Đại Kỷ Nguyên

Cuộc trò chuyện giữa cha và con khiến thế nhân trăn trở

Trong xã hội, có không ít người tín Phật tín Đạo, nhưng cũng có người không tin, từ lâu đã bị hiện thực xã hội làm cho mê lạc. Đoạn đối thoại giữa cha và con dưới đây, thật khiến người ta phải suy ngẫm thật nhiều.

Cha: Con trai, ta muốn nói chuyện với con một chút (ngữ khí khá là nghiêm trang, khiến cho con cũng phải đối đãi một cách nghiêm túc).

Con trai: Vâng, cha hãy nói đi.

Cha: Con nói con tin Phật, vậy con có cho rằng Đức Phật thật sự tồn tại không?

Con trai: Con tin, mọi người đều biết Đức Thích Ca Mâu Ni là Phật mà.

Cha: Con không nhìn thấy mà cũng tin sao?

Con trai: Con tin. Điều này đã được lưu truyền hơn hai nghìn năm rồi, nhiều người tin như vậy, còn có rất nhiều câu chuyện Phật giáo được ghi chép lại nữa.

Cha: Tốt, nếu như con sinh ra vào thời đại Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, con gặp được Ngài ấy liệu con có tin Ngài ấy là Phật không?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. (Ảnh theo picssr.com)

Con trai: …

Cha: Nếu như đem chuyện hơn hai nghìn năm trước đổi lại thành hiện nay, con cũng dùng tư duy của người hiện đại mà suy nghĩ vấn đề, nhìn thấy một người ăn xin áo quần rách rưới, đang dạy người hướng thiện, cứu độ thế nhân, liệu con có liên hệ người đó với Phật hay không?

Con trai: …

Cha: Khi con hỏi thăm và biết được người ấy nguyên là một hoàng tử, áo đến tận tay, cơm đến tận miệng, bên cạnh lúc nào cũng có người hầu kẻ hạ. Nhưng ngôi vị hoàng tử lại không cần, còn dẫn theo một nhóm người hành khất đi xin ăn, con sẽ nghĩ ông ấy như thế nào? Con người trong xã hội hiện nay nhìn thấy người như vậy sẽ nghĩ thế nào? Nói thế nào đây?

Con trai: Nhưng mà, Ngài ấy đã nói rõ với mọi người rằng bản thân chính là “Phật” đến cứu độ con người mà!

Cha: Đúng vậy, Ngài còn nói bản thân là “trên trời dưới đất, duy ngã độc tôn”. Nhưng mà, giáo chúng Bà La Môn thời đó đã dẫn theo người thường phỉ báng Ngài, nói Ngài ấy là tà thần ăn nói xằng bậy! Khi hết thảy những gì nghe thấy được đều là những lời chỉ trích và tố cáo một phía, liệu con sẽ thế nào?

Con trai: Con… con sẽ thẩm định đạo lý mà Ngài ấy truyền giảng.

Cha: Trước khi Chúa Giê-su chịu nạn đã từng nói với Thánh Phêrô, môn đồ của Ngài rằng: “Trời còn chưa sáng con đã chối Thầy ba lần”. Phêrô lúc đó không tin, về sau mọi chuyện quả nhiên đã ứng nghiệm, đây chính là câu chuyện “Gà gáy ba lần không nhận Chúa” nổi tiếng trong Cơ Đốc giáo. Cũng chính là nói, những người tin vào đạo lý của ông thời đó, cũng sẽ vì sợ hãi hoặc những nguyên nhân này khác mà bị cản trở.

Con trai: Tại sao?

Cha: Thật ra khi Thần Phật hạ thế độ nhân, cũng là lấy hình tượng con người để làm các việc, chứ quyết không lấy hình tượng của Phật mà đi lại nơi thế gian con người đâu.

Con trai: …

Cha: Vậy nên, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế vẫn gặp phải sự công kích của những giáo phái khác; vậy nên, những người thường chịu sự sai khiến của kẻ xấu xa mới dám đóng đinh Chúa Giê-su vào thập tự giá. Vậy nên, Khổng Tử khi chu du các nước mới bị vây hãm trong nước Trần nước Thái, thậm chí bị các đệ tử của mình trách móc.

Chúa Giê Su khi còn tại thế đã bị người đời đóng đinh lên cây thập tự giá. (Ảnh theo: thanhcavietnam.net)

Con trai: Ồ, con hiểu rồi.

Cha: Các thời đại đều như vậy cả, mà hiện nay còn hơn thế nữa.

Con trai: …

Cha: Ta dám nói, ngày nay nếu như có Thần Phật đến thế gian con người, truyền Pháp độ nhân, tuyệt đối không phải chuyện dễ dàng, nếu muốn kêu gọi con người đã đánh mất bản tính trong thời kỳ Mạt Pháp này, thì còn khó khăn hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử.

Con trai: Có vẻ đúng như vậy.

Bậc giác giả hạ thế độ nhân chính là lặng lẽ

Các bậc Giác Giả hạ thế độ nhân đều lặng lẽ, không hiện nguyên hình tượng.

Con trai: Phật giáo giảng thời kỳ Mạt Pháp mà!

Cha: Mạt Pháp, không phải là Phật Pháp đã đến hồi kết, mà là chỉ Pháp trong các loại tôn giáo ở nhân gian đều đã bại hoại. Là lòng người không còn được nữa, con người cái gì cũng đều không tin nữa, điều gì cũng dám nói, chuyện gì cũng dám làm, và dưới tình thái loại này, đạo đức trượt dốc hàng nghìn dặm mỗi ngày…

Con trai: Vậy làm sao đây?

Cha: Không cách nào khác, chỉ có thể chờ!

Con trai: Phải chờ sao cha?

Cha: Đúng vậy, chờ sự cứu độ chân chính trong thời Mạt Pháp. Con hãy thử nghĩ xem, trong vũ trụ nếu như có Thần, có Phật, khi các Ngài nhìn thấy hình thức tôn giáo bây giờ đã không thể đảm đương trọng trách cứu vớt nhân loại nữa, họ sẽ làm thế nào đây?

Con trai: Chắc là sẽ chấn hưng tôn giáo một lần nữa, giao phó trọng trách tôn giáo cho ai đó!

Cha: Sẽ không đâu. Nếu là như thế, ban đầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn hạ thế truyền Pháp của Ngài làm gì? Trực tiếp an bài một tín đồ bên trong Bà La Môn giáo, chấn hưng Bà La Môn giáo là được rồi. Ban đầu Chúa Giê-su cũng không cần phải mạo hiểm hạ thế, an bài một người Do Thái bên trong Do Thái giáo, chấn hưng Do Thái giáo là được rồi.

Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, sự thật vốn không giống như những điều con người nghĩ. Vậy nên cứu độ trong thời Mạt Pháp ắt sẽ không lấy bất kỳ hình thức nào giống như trước đây để xuất hiện nơi thế gian con người.

Con trai: Tại sao không phải là tôn giáo nhỉ? Trong Phật giáo không phải có tiên tri về Phật Di Lặc sẽ hạ thế cứu độ con người vào thời Mạt Pháp hay sao?

Cha: Có bộ kinh nào nói rõ rằng Phật Di Lặc nhất định sẽ xuất hiện trong Phật giáo hay sao? Không có, đúng không. Huống hồ bản thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không phải là xuất hiện trong Phật giáo, Phật giáo là do người đời sau thành lập, khi Đức Phật đã nhập Niết Bàn.

Con trai: …

Cha: Thần và Phật ở trong một thời kỳ đặc thù như vậy, quyết sẽ không bỏ rơi con người. Ngài ấy ắt sẽ trong một thời gian nào đó, lấy hình tượng con người lặng lẽ mà đến, nghiêm nghị làm các việc, dẫn dắt con người, kết hợp với nhận thức của con người hiện đại, mở ra cánh cửa Pháp môn thuận tiện nhất, khiến cho hết thảy chúng sinh gồm cả trong và ngoài tôn giáo phá bỏ quan niệm, gây dựng chính tín, khiến cho phần đông người có thể được cứu độ.

Con trai: Tại sao lại là đại đa số?

Cha: Lòng người không động, Thần cũng không có biện pháp. Chỉ có thể khuyến thiện, từ xưa đến nay trong chính tín đều tồn tại một chữ “ngộ”. Luôn có một số người sẽ không thể ngộ.

Con trai: Đúng vậy, trong thời của Đức Phật Thích Ca có người đã từng phỉ báng Ngài, khi Đức Giê-su còn tại thế, con người cũng đã từng đánh đập, lăng nhục Ngài. Nếu đổi lại là con người thời nay, có thể sẽ còn làm ra những chuyện còn tệ hại hơn nữa…

Cha: Con người ở trong mê mà! Đối diện với Thần Phật mang đủ hình tướng con người, cần phải dùng lý trí, huệ ngộ và dũng khí, mới có thể không bị mê hoặc.

Con trai: Nhưng mà, cứ cho rằng chúng ta thật sự đợi được đến ngày đó, rốt cuộc nên nhận biết như thế nào?

Cha: Dùng tâm! Xét lời nói, xem việc làm.

Con trai: Là sao ạ?

Cha: Như con thấy đấy, con người hiện nay phần nhiều là ôm giữ mục đích gì vào việc tín Phật (đương nhiên cũng bao gồm cả tín Đạo, tín Thần trong đó)?.

Con trai: Cầu tiền, cầu bình an, tìm kiếm sự gửi gắm.

Cha: Thật quá bi ai! Thần Phật vĩ đại hạ thế, há là đến để cấp cho con người những thứ này sao! Cần phải biết rằng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì để khiến cho mọi người rời xa khỏi chữ “lợi”, đương thời là dẫn theo chúng đệ tử xin ăn nơi người thường.

Con trai: …

Chuyển Luân Thánh Vương được xem là niềm hy vọng cho nhân thế thời Mạt Pháp.

Theo các dự ngôn: thời mạt thế Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hạ thế truyền chính Pháp cứu độ con người. (Ảnh theo tansinh.net)

Cha: Xã hội hiện nay, con người phần nhiều đã rơi vào một chữ “lợi”. Nếu như hiện nay khi có người dạy người hướng thiện, nhưng lại không có mưu cầu lợi ích, ở đâu và làm gì cũng đều chân thành đối đãi với người, hành thiện với người, khoan dung nhường nhịn, thử hỏi trong xã hội giả tạo khắp nơi, tham ô hủ bại hoành hành, đạo đức xuống dốc, thói đời sa sút, là có thể coi như không quan trọng hay không?

Mọi người đã đi đến bờ vực nguy hiểm phá bỏ ranh giới của đạo đức, còn có người đang truyền những điều này trong diện tích lớn, còn đang cứu vãn đạo đức của nhân loại trong phạm vi toàn thế giới, đánh thức lương tri của nhân loại, đây không phải chính là sự tình mà những người có trí huệ nên dùng tâm suy nghĩ hay sao?

Con trai: Thời Mạt Pháp còn có thể xuất hiện sự kiện lớn như vậy trên phạm vi toàn thế giới? Thế thì cũng không phải quá dễ nhận biết hay sao?

Học viên Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc trong trang phục truyền thống.

Cha: Nếu thật sự dễ như vậy, thì các bậc Thánh Giả trong lịch sử đã không xuất hiện khổ nạn rồi! Suy nghĩ một cách tường tận, thử hỏi có vị Thần hay vị Phật nào hạ thế mà không phải chịu đủ một đoạn lịch sử cay đắng…, hành thiện trái lại còn bị hiểu lầm, bị kẻ ác vu khống hãm hại trăm điều, đây cũng là quy luật mà những người có tâm nhìn lại lịch sử đều sẽ phát hiện ra.

Năm xưa Cơ Đốc giáo bị bức hại thê thảm đến như vậy, đến sau này không phải chân tướng đều tỏ rõ với thiên hạ hay sao. Chính như Lão Tử đã nói: “Đại Đạo mất mới có nhân nghĩa, Trí tuệ sinh mới có dối trá lớn”, đối với người thường mà nói, nhận biết thật giả chỉ nằm ở một chữ “ngộ”.

Con trai: Vâng, có chút phức tạp.

Cha: Còn có một phương pháp đơn giản, đó chính là không nên chỉ nghe người ta nói gì, mà cần phải nhìn xem người ta đã làm gì, trước sau làm như thế nào. Nếu như một người ngay chính thành thật, thiện đãi mọi người, liêm khiết trong sạch, khoan dung độ lượng, một thân chánh khí, thế thì lời mà người đó nói chính là lời nói chân, lời nói thật.

Nếu như một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó mà nói một đàng, làm một nẻo, ngang ngược hống hách, thủ đoạn hiểm độc, cậy quyền cậy thế, sa đọa hủ bại, thế thì lời mà họ nói con chính là cần phải suy nghĩ cẩn thận.

Lời dối trá dẫu có lặp đi lặp lại cả nghìn lần thì cũng không thể thành lời nói thật, nhưng lời dối trá nếu không vạch trần, thì sớm muộn có người sẽ coi sự lầm lẫn đó là chân lý, cuối cùng nhân loại sẽ thuận theo những lời dối trá đó mà đi đến bại hoại.

Con trai: Nếu không có chỗ thần kỳ mà chỉ cần nhìn qua một cái liền có thể nhận biết được chăng?

Cha: Nếu nói đến chỗ thần kỳ, đương nhiên cũng có: ví như trong số những người đi theo Ngài ấy, những người thiện lương vô tư cao thượng ngày càng nhiều, những người dũng cảm lẫm liệt không sợ hãi, những người trí huệ tĩnh lặng không màng danh lợi, những Thánh đồ coi khổ là vui cũng càng ngày càng nhiều.

Cũng chính là nói, trong công kích và vu khống các loại, Pháp của Ngài không những không bị yếu đi, mà trái lại truyền rộng đến nhiều nước khác, từ một người truyền đến nhiều người hơn thế nữa. Bản thân việc này không phải là một thần tích trong thế giới hỗn loạn này hay sao?

Con trai: Con hiểu rồi, chính là dùng trái tim lương thiện của chúng ta để lý giải, tiếp xúc và quan sát hết thảy những gì đã bị che mờ, không nhìn vẻ bề ngoài, không hùa theo số đông! À, đúng rồi cha ơi, sao cha lại biết nhiều đến như vậy, chẳng lẽ cha đã…

Học viên Pháp Luân Đại Pháp luyện công.

Cha: Chuyện này không thể nói mò! Ta cũng giống như con, cũng đang chờ đợi, tìm kiếm đây.

Con trai: Thế cha có biết được khi nào Ngài đến không vậy? Có lẽ nào Ngài ấy đã đến rồi?

Cha: Đó là điều chắc chắn! Vậy nên bây giờ chúng ta không phải là “đợi”, mà là “tìm”.

Con trai: Ồ, vậy chúng ta hãy bắt đầu mau thôi, cha đi về phía Đông, còn con thì đi về phía Tây, tìm được rồi thì liên hệ báo cho nhau biết!

Cha: Trở lại! Không phải tìm kiếm như vậy, phải dùng “tâm”!

Con trai: …

Theo Secretchina
Tiểu Thiện biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version