Đại Kỷ Nguyên

Cuộc chiến Israel-Palestine trong dự ngôn

Ảnh: Bí ẩn chưa được giải đáp - ET

Giải đọc thâm tầng về cuộc xung đột Israel-Palestine, liệu mọi thứ có đang phát triển theo đúng dự ngôn trong Kinh Thánh?! Một cuộc chiến tranh dẫn phát từ một ngôi Thánh điện. Trụ sở của Thần tại nhân gian là ở đâu?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Xung đột Israel-Palestine

Những ngày gần đây, thùng thuốc súng ở Trung Đông lại bùng nổ. Sáng 7/10, tổ chức vũ trang Hamas của Palestine đã phát động cuộc tấn công bất ngờ vào Israel, bắn hơn 5.000 quả tên lửa chỉ trong 20 phút ngắn ngủi, đồng thời, lực lượng vũ trang mặt đất đã xâm nhập miền nam Israel, bắt giữ một lượng lớn con tin.

Mặc dù Israel ngay lập tức kích hoạt hệ thống phòng không “Vòm sắt” (Iron Dome) đầy uy lực, đã đánh chặn được một lượng lớn tên lửa. Nhưng vì thời gian ngắn ngủi, số lượng tên lửa lại quá lớn, không ít mục tiêu mặt đất vẫn bị bắn trúng mục tiêu, khiến hơn 700 người chết và hàng nghìn người bị thương.

Israel gọi ngày này là “ngày đổ vỡ nhất trong lịch sử Israel cho đến nay”, ngay lập tức tuyên bố tình trạng chiến tranh, tiến hành tấn công trả đũa. Ngày hôm sau, phía bên Palestine tuyên bố họ đã có hơn 400 người thiệt mạng.

Các sự kiện tấn tốc leo thang chỉ nội trong hai ngày, với việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố rằng Israel đang bước vào một “cuộc chiến tranh lâu dài và gian nan”. Iran, một đồng minh của Palestine, đã công khai nhảy ra nói ủng hộ Hamas. Xung đột Israel-Palestine sắp diễn biến thành vấn đề Trung Đông, Mỹ không thể ngồi yên, Tổng thống Biden ngay lập tức phát biểu, nói rằng sự ủng hộ của Mỹ dành cho Israel là “vững như bàn thạch, không chút lay chuyển”. Cùng lúc đó, một tàu hàng không mẫu hạm Mỹ nhanh chóng phi tới vùng biển gần Israel, thông báo tất cả máy bay và thuyền đã chuẩn bị sẵn sàng.

Sự tình vẫn đang thăng cấp. Mặc dù Trung Đông ở rất xa chúng ta, nhưng một số người đã bày tỏ lo ngại trên Internet, cho rằng chiến tranh Nga-Ukraine ở phía bắc đã hơn một năm còn chưa lắng xuống, thì chiến hỏa ở Trung Đông đã lại bắt đầu. Cuộc đại thế chiến thứ III trong truyền thuyết liệu liệu có phải là đang muốn đến?

Parker dự ngôn

Ngày 9/10, hai ngày sau khi xung đột Israel-Palestine nổ ra, nhà dự ngôn thông linh người Anh Craig Hamilton-Parker cho rằng sự việc này sẽ leo thang, nhưng có thể Thế chiến III sẽ không xảy ra.

Nhà dự ngôn Parker, trước đây chúng tôi đã giới thiệu về ông ấy trong một tập. Ông sẵn có công năng thiên lý nhãn, có thể nhìn thấy tương lai. Đồng thời, ông cũng nghiên cứu khá nhiều về “Kinh Dịch”, đôi khi vận dụng các lý luận của “Kinh Dịch” để tiến hành dự trắc, đây gọi là đi bằng hai chân.

Trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, gần như cả thế giới không lạc quan về Trump, nhưng Parker rất kiên quyết khi cho rằng vị chính trị gia nghiệp dư này sẽ trở thành tổng thống tương lai của nước Mỹ. Sau khi Trump đắc cử thành công, Parker cũng trở nên nổi tiếng. Sau này, ông đều dự đoán đúng về các sự kiện lớn như “dự luật chống dẫn độ” của Hồng Kông, nước Anh rời khỏi EU và đại dịch COVID-19. Và ông cũng đã trở thành một nhà dự ngôn đương đại nổi tiếng như thần đồng Ấn Độ Anand.

Rất lâu trước khi chiến tranh Nga-Ukraine bắt đầu, Parker đã nhìn thấy tương lai của khu vực này, nói rằng Nga sẽ xâm chiếm Ukraine vào năm 2022, và cuộc chiến sẽ kéo dài từ 18 tháng đến hai năm. Cho đến nay, có vẻ như những dự ngôn của ông khá chuẩn. Đối với cuộc xung đột Israel-Palestine lần này cũng vậy, trong một buổi phát sóng trực tiếp ngày 14/9, Parker nói rằng ông nhìn thấy “một cuộc xung đột sắp xảy ra” ở khu vực Israel-Palestine. Ông thậm chí còn nói rất cụ thể: “Tôi thấy một cuộc tấn công sắp tới của Israel vào Iran, họ sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.” Parker bổ sung: “Đó sẽ là một cuộc tấn công khá nghiêm trọng, tôi hy vọng mình đã sai!”

Trong buổi phát sóng trực tiếp ngày 9/10, Parker lại một lần nữa dự đoán: “Cảm giác của tôi là cuộc chiến này sẽ leo thang, không chỉ cục hạn ở dải Gaza, mà hiển nhiên là toàn bộ thế giới Ả Rập đều sẽ bị cuốn nhập vào cuộc xung đột này.”

Hiện tại xem ra, Iran có vẻ rất minh hiển đã gia nhập vào chiến đoàn. Liệu Israel có thực hiện hành động trả đũa Iran như Parker nói, và liệu toàn bộ thế giới Ả Rập có đều sẽ bị cuốn vào trong cuộc hay không? Trước mắt chúng ta chưa thể nhìn thấy nó. May mắn thay, Parker nói, ông không nhìn thấy đại Thế chiến III sẽ bộc phát, mặc dù điều đó xem ra rất có khả năng. Nghe vậy, mọi người có cảm thấy nhẹ nhõm hơn một chút không?

Lời dự ngôn trong Kinh Thánh

Trên thực tế, liên quan đến cuộc xung đột giữa Israel – Palestine và chiến hỏa ở Trung Đông, những người thông thuộc Kinh Thánh nói rằng, trong Kinh Thánh sớm đã có dự ngôn. Một mục sư cho biết, có 1.817 loại dự ngôn trong Kinh Thánh, đối ứng với khoảng 737 sự kiện độc lập, trong đó có 590 sự kiện thuộc loại trọng đại, và cho đến nay 570 sự kiện đều đã ứng nghiệm. Liên quan đến thế cục Trung Đông, đã có dự ngôn rất minh xác trong Thi Thiên 83 của Kinh Thánh.

Trong Thi Thiên nói rằng, những kẻ thù địch của nhà nước Do Thái sẽ “đồng tâm thương nghị, kết thành liên minh với nhau”, “Họ nói: Đến đây, chúng ta sẽ tiêu diệt chúng, để chúng không còn thành một quốc gia nữa! Hãy để cái tên Israel không còn được nhớ đến nữa!”

Vậy những kẻ thù địch này là ai? Kinh Thánh viết: “Ngay cả người Edomites và người Ishmaelites sống trong lều, người Moabites và người Hagarites, Gebal, Ammon và Amalek, người Philistines và cư dân của Tyre, Assyria cũng liên hợp với họ.”

Một số người am hiểu lịch sử giải thích, rằng người Edomites, người Ishmaelites, người Moabites và người Hagarites đều là tổ tiên của người Ả Rập hiện đại. Người Philistines đã biến mất trong lịch sử, nhưng nhiều nhà khảo cổ học tin rằng người Palestine hiện đại chính là hậu duệ của họ. Assyria đại diện cho Babylon và Ba Tư trong Kinh thánh. Babylon bây giờ là Iraq, và Ba Tư bây giờ là Iran. Ammon ở Jordan, Gebal và Tyre ở Lebanon ngày nay. Người Amalek là dân du mục sa mạc. Họ là kẻ thù truyền kiếp của dân Israel trong Kinh Thánh Cựu Ước, sau này đã biến mất khỏi lịch sử.

Nói chung, những kẻ thù địch này, ngoại trừ Iran, về cơ bản đều là thành viên của Liên minh Ả Rập. Tuy nhiên, khi nói đến vấn đề đối phó với Israel, Iran hiển nhiên đứng về phía người Ả Rập. Do đó trong dự ngôn nói họ kết thành liên minh để đối phó với dân Israel là không có điểm nào sai. Vậy thì giữa họ và người dân Israel có mối thâm cừu đại hận nào?

Nhà của Chúa

Câu 12 của Thi Thiên 83 nói rằng đó là để đoạt lấy một chỗ – “Họ nói rằng: Chúng ta hãy chiếm lấy nhà của Chúa làm sản nghiệp của mình”.

Vậy “nhà của Chúa” này ở tại đâu? Đây là nơi mà ngày nay là Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Đông Jerusalem, cũng là nơi người Do Thái cổ đại xây dựng ngôi Thánh điện của họ. Vậy hai bên làm thế nào mà kết thù kết oán ở nơi này? Câu chuyện bắt đầu với Abraham, tổ tiên của người Do Thái cách đây 4.000 năm.

Trong sách “Sáng thế ký” của Kinh Thánh có ghi, rằng vợ của Abraham là Sara không thể sinh con. Sau đó, Sara yêu cầu cô hầu gái Hagar có con với Abraham. Hagar sinh được một con trai và đặt tên là Ishmael. Ishmael lại sinh ra 12 người con trai. Những người con trai này là tổ tiên của người Ả Rập ngày nay. Sau này, Chúa Trời tỏ lòng thương xót Sara, cho phép bà sinh được một cậu con trai, đặt tên là Isaac. Isaac là tổ tiên của dân tộc Do Thái hiện nay.

Hagar sau khi sinh con trai, đã khinh thường bà chủ Sara, ngày càng đối xử tệ bạc với bà, sau đó mẹ con họ thậm chí còn cười nhạo Isaac. Sara không thể chịu đựng được nữa, nên bà cùng Abraham đã tống Haga và các con trai của bà này đến ruộng hoang. Tuy nhiên, mặc dù Haga và các con trai bị lưu đày, nhưng gốc rễ của thảm họa đã được gieo sẵn. “Sáng thế ký” chương 16 kể rằng, một thiên sứ đã dự ngôn về Haga, nói rằng con trai bà là Ishmael “tay hắn muốn đánh người, và tay người cũng sẽ đánh lại hắn. Hắn sẽ ở về phía đông của các anh em mình” (Sáng thế ký 16:11 – 12). Hiện tại, người Ả Rập quả nhiên sống ở phía đông của người Do Thái, và họ cũng là những người thường xuyên gây sự.

Lúc này, Isaac là đứa con trai duy nhất còn lại bên cạnh Abraham. Sau này, để thử thách Abraham, Thần đã yêu cầu ông hiến tế đứa con trai duy nhất của mình. Abraham bèn đem Isaac đến Núi Mô-ri-a ở Giê-ru-sa-lem, chuẩn bị giết con để hiến tế. Tất nhiên, Thần sẽ không thực sự lấy đi mạng sống của Isaac, ngay khi Abraham đã toàn tâm toàn ý đâm con dao xuống, thì Thần đã cản trở ông.

Câu chuyện Abraham hiến chính con trai mình là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh. Điều thú vị là cũng có câu chuyện tương tự trong Kinh Qur’an Hồi giáo, nhưng đứa con trai duy nhất được Abraham hiến tế lại thành Ishmael, con trai của người hầu gái Haga, tổ tiên của người Ả Rập.

Mối thù giữa người Ả Rập và người Do Thái đã được kết thành từ lúc đó. Cả hai bên đều tin rằng họ là hậu duệ chính tông nhất của tổ tiên Abraham. Cuộc chiến ngôn từ này vẫn chưa lắng xuống cho đến ngày nay.

Xây dựng Thánh điện

Thời gian đến 1.000 năm sau, khi nhà tiên tri Do Thái Moses dẫn họ ra khỏi Ai Cập, trên núi Sinai lĩnh thụ “Mười điều răn” mà Thần cấp cho họ. Khi đó, Thần đã viết “Mười điều răn” trên một tấm bia đá và bảo Moses làm một cái rương rồi cất đi. Chiếc rương này là thánh vật số một trong Kinh Thánh: Hòm Giao ước.

Lúc đó, người Israel vẫn đang lưu lạc nơi đồng hoang, Hòm Giao Ước được đặt trong một chiếc lều đặc biệt và cùng họ di chuyển khắp nơi. Chiếc lều này được gọi là đền tạm, ý tứ chính là “nhà của Thần”. Sau 300 năm người Israel định cư, vua Solomon đã xây dựng một ngôi Thánh điện trên núi Moriah, nơi Abraham hiến tế con trai mình, để thay thế cho đền tạm cất giữ Hòm Giao ước để dân chúng thờ phụng. Ngôi Thánh điện này trong lịch sử được gọi là Đệ nhất Thánh điện, và núi Moriah, nơi ngôi Thánh điện được xây dựng, còn được gọi là Núi Thánh điện.

400 năm sau, người Babylon đã xâm chiếm và phá hủy Giê-ru-sa-lem, ngôi Thánh điện bị san bằng, và Hòm Giao ước biến mất. Sau 70 năm nữa, người Ba Tư tiêu diệt Babylon và cho phép người Do Thái quay trở lại Giê-ru-sa-lem. Người Do Thái xây dựng một ngôi Thánh điện mới, được gọi là Đệ nhị Thánh điện. Mặc dù Hòm Giao ước không còn ở bên trong, nhưng lòng kiền thành của người Do Thái đối với Thánh điện vẫn không thay đổi.

500 năm sau, người Do Thái mắc sai lầm lớn khi bức hại Chúa Giê-su, và bị Đế quốc La Mã đuổi ra khỏi Giê-ru-sa-lem, Thánh điện bị đốt cháy, chỉ còn lại bức tường ở phía tây, hiện là điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Giê-ru-sa-lem, gọi là “Bức tường than khóc”. Tại sao nó được gọi là “Bức tường than khóc”? Bởi vì trong 2.000 năm tiếp theo, những người Do Thái lưu ly thất tán thường quay lại chạm vào bức tường này, thương tiếc ngôi Thánh điện đã mất của họ, chạm vào nó mà khóc.

Hai sự kiện Giê-ru-sa-lem bị tàn phá đã được tiên đoán chính xác trong Kinh thánh, ngay cả sự trở lại lần đầu tiên của người Do Thái sau thập niên 70 cũng được ghi rõ. Trong sách Giê-rê-mi, chương 29, Đức Giê-hô-va phán: “Khi bảy mươi năm định cho Ba-by-lôn đã mãn, ta sẽ quyến cố các ngươi, thành tựu ân ngôn của ta với các ngươi, để các ngươi được trở lại đất này.”

Sau khi thành Giê-ru-sa-lem bị hủy hoại lần thứ hai, người Do Thái lang thang khách quốc, và sự phục quốc cuối cùng của người Do Thái là một trong những tiên tri nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh mà chúng tôi đã giới thiệu trong một tập trước.

Thánh điện thứ ba

Tuy nhiên, trong Kinh Thánh tiếng Do Thái của người Do Thái, liên quan đến ngôi Thánh điện này còn có dự ngôn thứ ba, đó chính là Thánh điện sẽ được xây dựng lại lần thứ ba. Trong hoặc sau thời gian này, Đấng Cứu Thế Chủ Mê-si sẽ lại giáng lâm. Bất kể người khác có tin dự ngôn này hay không, nhưng sau khi phục quốc vào năm 1948, người Israel tin tưởng sâu sắc điều đó. Bởi vì những dự ngôn trước đó đều đã linh nghiệm.

Tuy nhiên, việc xây dựng lại Thánh điện thứ ba có thể nói là khó nạn trùng trùng. Trước hết, khi Liên Hợp Quốc cho phép người Do Thái lập quốc, họ đã chia Giê-ru-sa-lem thành hai phần, trao phần Tây Jerusalem cho người Do Thái, và Đông Giê-ru-sa-lem cho người Ả Rập. Nhưng núi Thánh điện, nơi người Do Thái sẽ xây dựng Thánh điện của họ, lại nằm ở Đông Giê-ru-sa-lem do người Ả Rập kiểm soát. Như vừa nói, người Ả Rập cũng coi Abraham là tổ tiên của họ. Vì vậy, núi Thánh điện nơi Abraham hiến tế con trai của mình cũng là Thánh địa đối với họ, họ đương nhiên không muốn để người khác xây dựng Thánh điện của họ.

Để giải quyết vấn đề này, Israel đã không ngần ngại sử dụng vũ lực chiếm Đông Jerusalem vào năm 1967, từ đó trở đi chưa bao giờ buông tay. Và điều này đã trở thành căn nguyên của rất nhiều cuộc xung đột giữa Israel và Palestine trong tương lai.

Nhưng sau khi chiếm được núi Thánh điện, người Israel rất sớm lại phát hiện ra một vấn đề còn khó khăn hơn. Bởi vì các nhà khảo cổ phát hiện, chính tại di chỉ nguyên có của Thánh điện, đã có một nhà thờ Hồi giáo khổng lồ được xây dựng, đây là Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa, nơi có một vị trí trọng yếu trong đức tin Hồi giáo.

Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa được coi là nơi nhà tiên tri Ả Rập Muhammad triển hiện thần tích. Một đêm tháng 7 năm 621 SCN, Sáng Thế Chủ đã phái thiên thần Baikal đến đón Muhammad. Hai người dùng công năng dịch chuyển tức thời để đến núi Thánh điện trong nháy mắt. Sau đó Muhammad bay lên tầng trời thứ bảy từ “Đăng Tiêu Thạch” gần đó. Khi thăng lên tới tầng thứ sáu, ông nhìn thấy Moses. Khi thăng lên tới tầng thứ bảy, ông nhìn thấy thiên đường và địa ngục. Để kỷ niệm thần tích “thăng thiên” này, người Ả Rập sau này đã xây dựng Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa tại nơi ông đặt chân, và thật trùng hợp, nó lại nằm trên chính di chỉ của Thánh điện Do Thái.

Sau khi biết được câu chuyện đằng sau, Israel không dám dễ dàng động đến nhà thờ Hồi giáo này. Nếu không, nó rất có khả năng thu hút sự báo thù đến từ toàn bộ thế giới Ả Rập. Sau thời gian dài đàm phán, hai bên đã đạt được thỏa thuận rằng nhà thờ Hồi giáo sẽ do Jordan quản lý, và phía bên ngoài sẽ được quân đội và cảnh sát Israel giám sát chặt chẽ.

Tuy nhiên, bất chấp hiệp nghị chính thức, vẫn có những tiếng nói bất đồng trong dân gian, và Hamas, nhóm phát động cuộc tấn công lần này, là một trong số đó. Nói theo cách này thì, chừng nào Đông Jerusalem còn nằm trong tay Israel, thì xung đột Israel-Palestine là không thể tránh khỏi.

Israel dường như không hối hận về điều này, thậm chí họ còn âm thầm bắt đầu chuẩn bị xây dựng Thánh điện Đệ tam. Vậy thì, họ sẽ phá bỏ nhà thờ Hồi giáo và xây dựng lại nó, hay là sẽ xây dựng nó trên một địa điểm gần đó? Nếu một ngày nào đó ngôi Thánh điện được xây dựng, liệu Đấng Cứu Thế Chủ Mê-si có thực sự giáng lâm không? Bạn nghĩ câu trả lời sẽ là gì?

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version