Đại Kỷ Nguyên

Chính quyền Trung Quốc thất tín: Mối nguy hại toàn cầu

Chính quyền Trung Quốc thất tín, mối nguy hại toàn cầu

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Khổng Tử nói: “Người không giữ tín, không làm được gì”. Nếu một quốc gia không giữ chữ tín, quả là thảm họa. Người dân Trung Quốc và thế giới đang lâm vào khốn cảnh vì virus corona kiểu mới. Nhưng nếu chính quyền Trung Quốc công bố dịch sớm hơn và thật hơn, có lẽ mọi chuyện sẽ không nghiêm trọng đến mức này. 

Dịch viêm phổi Vũ Hán là kịch bản che giấu sự thật được lặp lại

Ngày 30/12/2019, bác sĩ Lý Văn Lượng có công bố một tin nhắn trong nhóm các bạn học chung để cảnh báo rằng, chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán có thể sẽ bùng phát ôn dịch. Ngày 3/1 cảnh sát Vũ Hán đã nhanh chóng triệu tập bác sĩ Lý với lý do anh đã “công bố thông tin không đúng sự thật” lên mạng, nói thêm rằng nếu không hối cải và tiếp tục hoạt động “bất hợp pháp” như vậy thì sẽ bị trừng phạt theo pháp luật. 

Ngày 19/1 Vũ Hán tổ chức hoạt động cộng đồng đi bộ trăm bước có hơn… 40.000 gia đình tham gia, bao gồm “buổi yến tiệc vạn người” với 13.986 món ăn. Nhưng mãi đến ngày 22/1, chính phủ Trung Quốc mới quyết định công bố bùng phát dịch bệnh trên toàn quốc. Nếu công bố sớm hơn, có lẽ ở Vũ Hán sẽ không tổ chức buổi tiệc vạn người để tránh lây nhiễm trên diện rộng, và tình hình bệnh dịch có thể sẽ không nghiêm trọng như hiện nay. 

Cho đến tận thời điểm hiện tại có hơn 60.000 người nhiễm và hơn 1.300 người tử vong do virus corona kiểu mới. Những con số chính thức từ chính phủ Trung Quốc đưa ra vẫn khiến nhiều người không thể tin (phần lớn số người nhiễm và tử vong nằm ở Trung Quốc). Một bài báo của kênh truyền thông Tân Đường Nhân dẫn điều tra từ Epochtimes, các phóng viên điều tra đã phát hiện 2 (trong số nhiều) nhà tang lễ ở Vũ Hán mỗi ngày hỏa thiêu 341 thi thể. Từ lúc chính phủ Trung Quốc “chính thức” công bố dịch đến nay đã hơn 3 tuần rồi… Do đó con số thực tế sẽ nhiều hơn con số do chính quyền công bố, cộng thêm nghi vấn 14.000 xác chết bị hỏa thiêu tại Vũ Hán làm nồng độ khí SO₂ tăng vọt, điều này càng khiến người ta nghi ngờ về số người chết thực tế. 

Nhưng dịch viêm phổi ở Vũ Hán không phải là lần đầu chính phủ Trung Quốc nói dối. Trước đó, 17 năm trước, khi diễn ra dịch SARS, hay trước đó nữa là những cuộc đàn áp người tu luyện hoặc các tín đồ, học sinh sinh viên, phần tử cánh hữu; hay cách mạng văn hóa đã khiến hàng chục triệu người chết bất thường… thì chính phủ Trung Quốc vẫn không ngừng che dậy sự thật. 

Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn hóa nhân loại, những bài học về giữ chữ tín của bậc quân vương, từ đó khiến nhân dân tin tưởng, quốc gia an định… chưa bao giờ là cũ cả. 

Tề Hoàn công giữ chữ tín, thành tựu bá nghiệp

Năm 681 TCN, nước Tề mời các nước xung quanh đến nước Tề để hội họp đồng minh, bàn kế sách yên định nước Tống. Trong cuộc họp, tráng sĩ nước Lỗ là Tào Mạt đột nhiên dùng đoản kiếm uy hiếp Tề Hoàn công, ép ông phải ký trả lại cho nước Lỗ phần lãnh thổ nước Lỗ bị nước Tề chiếm. Tề Hoàn công bất lực đành phải đồng ý.

Sau đó Tề Hoàn công cùng với đa số các đại thần muốn hủy bỏ ký kết, đồng thời đem quân đi phục thù. Quản Trọng không đồng ý khuyên rằng nếu làm vậy là tham cái lợi nhỏ, sau này sẽ mất chữ tín với chư hầu, thì làm sao có được thiên hạ. Tề Hoàn công đã nghe theo ý kiến của Quản Trọng, lập tức thực hiện cam kết với tráng sĩ nước Lỗ.

Người đời sau có bình luận rằng: “Tề Hoàn công giữ chữ tín, nổi danh khắp thiên hạ, là bắt đầu từ hội họp đồng minh ở đất Kha”. Thời Xuân Thu, Tề Hoàn công có thể đạt được bá nghiệp “chín lần hợp nhất chư hầu”, “một mình nâng đỡ thiên hạ”, một phần bắt đầu từ việc giữ chữ tín này.

… “Bỏ lương thực. Từ xưa đến nay con người đều chết, dân không tin thì quốc gia không đứng vững được”

Bàn về quản lý quốc gia, Khổng Tử nói: “Lương thực đầy đủ, quân đội đầy đủ, dân chúng tin theo”. Ba điều này là tiền đề cho một quốc gia ổn định, vững mạnh”. Tử Cống hỏi: “Bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều trong ba điều đó, thì bỏ cái nào trước?”. Khổng Tử trả lời: “Bỏ quân đội”.

Tử Cống lại hỏi thêm: “Bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều nữa thì bỏ cái nào?”. Khổng Tử trả lời: “Bỏ lương thực. Từ xưa đến nay con người đều chết, dân không tin thì quốc gia không đứng vững được”.

Đối với Khổng Tử, bất kể là quân đội lớn mạnh hay kinh tế giàu có đều không sánh được với niềm tin của người dân.

“Người không giữ tín, không thể làm được gì” nhưng nếu một nước không giữ chữ tín thì quả là tai họa theo đúng nghĩa đen ứng với tình cảnh hiện tại.

Người cầm quyền thời xưa, song song với việc làm cho lương thực đầy đủ, quân đội đầy đủ, đồng thời rất chú trọng thực hiện nền chính trị nhân đức, lấy chữ tín mà thu phục lòng dân. Nếu người cầm quyền quốc gia mất đi thành tín, người dân không còn tín nhiệm họ nữa, thì chính quyền đó cũng không khác gì những lời nói, bị gió dễ dàng thổi cuốn đi mà thôi.

Video: Dự ngôn bí ẩn – Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình

Exit mobile version