Đại Kỷ Nguyên

Chẳng sợ Trời cũng không sợ Đất, Tôn Ngộ Không sợ nhất điều gì? 

Sau khi trải qua 500 năm chịu khổ dưới Ngũ Hành Sơn, 500 năm uống gió nằm sương, cuối cùng Tôn Ngộ Không cũng đã không còn vô pháp vô thiên, thành tâm hối cải và nguyện ý tu hành. Vì sao có sự thay đổi to lớn như vậy?

Trước lúc tháp tùng Đường Tăng sang tây phương thỉnh kinh. Tôn Ngộ Không trộm đào tiên, ăn cắp rượu ngọc, tiên đơn, giả truyền thánh chỉ lừa gạt Xích Cước Đại Tiên, khiến cho cả thiên cung một phen náo loạn long trời lở đất. Sau khi thoát khỏi lò bát quái, Ngộ Không lại dùng Kim Cô Bổng đánh cho Cửu Diệu Tinh tan tác đến mức phải đóng cửa tự thủ, Tứ Thiên Vương vô hình vô dạng, đã thế còn lớn tiếng kêu: “Hoàng đế thay nhau mà làm, sang năm tới lượt ta”.

Thậm chí Tôn Ngộ Không còn vô lễ với Quan Âm Bồ Tát, từng mắng Ngài rằng: “Cả đời không có chồng”. Tuy nhiên sau này mỗi lần gặp mặt Bồ Tát, Ngộ Không đều một lòng thành kính cúi đầu chắp tay bái lạy.

Tại sao lại có sự thay đổi to lớn như vậy?

Tôn Ngộ Không lúc đầu tự cao tự đại, không giữ bổn phận của mình, coi khinh chức quan Bật Mã Ôn nên đã làm phản thiên cung. Vì để trừ bỏ ác tâm, không cho Tôn Ngộ Không sinh thêm dã tâm cuồng vọng nên Ngọc Hoàng đã nghe theo kiến nghị của Thái Bạch Kim Tinh, phong cho Tôn Ngộ Không thành Tề Thiên Đại Thánh.

Vương Mẫu Nương Nương mở hội bàn đào mời tất cả cả đại quan và thần tiên ở tam đảo thập châu tới dự yến hội. Tuy nhiên Tôn Ngộ Không lại không có trong danh sách được mời nên một lần nữa sinh lòng phẫn nộ, đại náo thiên cung. Tôn Ngộ Không đứng giữa thiên cung cuồng ngông vọng tưởng yêu cầu Ngọc Hoàng phải rời khỏi linh tiêu bảo điện để mình cai quản.

Thiên đình thêm một phen náo loạn, Ngộ Không nghịch lý thiên thượng, cuối cùng Phật Tổ ra tay thu phục, giam giữ Tôn Ngộ Không dưới ngũ hành sơn 500 năm chịu khổ. Tôn Ngộ Không đã phải uống gió nằm sương suốt 500 năm cho tới khi tu bỏ được ác tâm của mình mới có cơ hội thoát thân.

Coi trọng danh, không kính Thần Phật

Sự cuồng ngông của Tôn Ngộ Không là do tâm gì dẫn khởi? Trong Tây Du Ký viết, sau khi được phong làm Tề Thiên Đại Thánh cai quản vườn đào nhưng dẫu sao Tôn Ngộ Không vẫn chỉ là một yêu hầu, không biết quan hàm giai phẩm, cũng không so đo bổng lộc nhiều ít mà chỉ là coi trọng danh hiệu “Tề Thiên Đại Thánh” của mình. Sau khi biết được Vương Mẫu Nương Nương cho mời tất cả các Thần Tiên nhưng lại không mời mình, vậy là tâm danh vọng khởi lên, tiếp tục náo loạn thiên cung.

Thiên cung náo loạn, Ngọc Đế muốn dùng thiên binh thiên tướng bắt nhốt Tôn Ngộ Không nhưng kết quả bất thành. Cuối cùng Ngọc Hoàng phải nhờ đến Phật Tổ mới có thể thu phục được Ngộ Không, đem nhốt dưới núi Ngũ Hành 500 năm. Ngoài ra để trừ đi ma tính của Ngộ Không, Thổ Địa phụng mệnh thiên lệnh, chỉ cho Ngộ Không ăn thiết hoàn, uống nước đồng.

Tôn Ngộ Không bị nhốt tại Ngũ Hành Sơn. (Ảnh minh họa: youtube.com)

Thành tâm hối cải, một lòng tu luyện

Sau khi trải qua 500 năm chịu khổ dưới núi ngũ hành để tự tâm hối cải, ma tính tiêu trừ, Ngộ Không mới nhận ra được một điều: “Bất kính Thần Phật, quả báo vô lường”.

Sau khi Ngộ Không thoát khỏi núi Ngũ Hành gặp được Quan Âm Bồ Tát liền nói: “Con đã hối cải rồi, xin Quan Âm Bồ Tát đại từ đại bi chỉ cho một con đường đi, con xin nguyện chí tu hành”. Lúc này Ngộ Không đã thực lòng hối cải, và cũng hiểu được một điều, chỉ có con đường tu luyện mới có thể khiến cho bản thân giải thoát thực sự.

Trong tác phẩm Tây Du Ký, tới đoạn này Ngô Thừa Ân viết:

Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri.
Thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư.

Nhân tâm sinh một niệm, thiên địa tất cả đều biết. Thiện ác nếu không báo, càn khôn tất có tư.

Khi bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, 500 năm uống gió nằm sương, 500 năm chịu khổ muôn phần, tuy nhiên Ngộ Không cũng đã không còn vô pháp vô thiên, nổi giận cuồng ngôn, và đã thành tâm hối cải. Tuy 500 năm cô đơn tịch mịch, 500 năm không người thăm hỏi, thu qua đông đến, hết xuân lại hè, Ngộ Không biết mình đã sai nên không hề oán trời trách đất.

Khi Bồ Tát nghe được Ngộ Không muốn xuất tâm tu hành, trong lòng mừng rỡ nhận lời: Lòng xuất tâm thiện, thiên địa càn khôn đều linh ứng.

Sau khi trải qua 500 năm chịu khổ dưới núi ngũ hành Tôn Ngộ Không đã thực sự hối cải, muốn theo Bồ Tát xuất gia tu hành. (Ảnh minh họa: youtube.com)

Chê cười người khác, 500 năm khẩu nghiệp báo ứng

Trong kho tàng truyện cổ Ấn Độ cũng có câu chuyện tương đồng, một tăng nhân trẻ vì cười nhạo người khác mà bị quả báo suốt 500 năm liền.

Vị tăng nhân trẻ này có giọng hát rất hay, mỗi lần cất tiếng hát thì ngay cả chim muông cũng ngừng hót để lắng nghe. Và cũng vì điểm ấy mà vị tăng nhân trẻ này thường hay chế nhạo người khác, ỷ mình có tài nên thường hay thể hiện bản thân trước mặt mọi người. Một lần vị tăng nhân trẻ này gặp một lão tăng cũng hay thích hát. Nhưng vì vị tăng nhân già hát không hay bằng nên vị tăng nhân trẻ này thường hay chế nhạo bằng những lời lẽ rất khó nghe, ngay cả người khác nghe thấy cũng cảm thấy khó chịu.

Tuy nhiên vị tăng nhân già này khi đó đã tu luyện tới quả vị La Hán, thoát khỏi những vui buồn thế tục, và cũng sớm đã thoát khỏi sinh tử luân hồi. Vì vị tăng nhân trẻ không nhìn được thấy được sự thật này, thường dùng những lời ác ý mà chê bai vị tăng nhân già, kết quả khẩu nghiệp tạo thành, cuối cùng phải chịu 500 năm báo ứng khẩu nghiệp.

Từ hai câu chuyện về Tôn Ngộ Không và sư tăng người Ấn Độ có thể khiến chúng ta phải suy ngẫm. Vũ trụ bao la, càn khôn rộng lớn, dẫu ai có bản sự to lớn, tài năng khuynh trời đảo đất nhưng nếu như không biết thiện lương, bất kính Thần Phần, khẩu ngữ cuồng ngôn ắt cũng phải chịu chẳng nghiệp báo đoạ đầy.

Minh Vũ 
Theo soundofhope.org

Exit mobile version