Đại Kỷ Nguyên

Cầu Triệu Châu – tác phẩm kỹ thuật đỉnh cao từ hơn 1.300 năm trước đây

Cầu Triệu Châu tọa lạc tại sông Giao, huyện Triệu, thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, cầu Triệu Châu trước đây còn được gọi là cầu An Tế, được xây dựng  vào khoảng thời gian giữa triều đại nhà Tùy và nhà Đường, cách đây khoảng khoảng 1.300 năm.

Cầu Triệu Châu không chỉ là cây cầu vòm bằng đá cổ nhất Trung Quốc, mà còn là cầu vòm cổ xưa nhất có thể tra thấy trong lịch sử thế giới với kiểu kiến trúc độc đáo. Quan trong hơn, kỹ thuật xây chiếc cầu này được nhìn nhận là thành tựu sáng tạo kỹ thuật vĩ đại trong lịch sử xây cầu cổ xưa của Trung Quốc, cho đến ngày nay, các nhà xây dựng đã áp dụng kỹ thuật này để xây dựng các cây cầu đá và cầu bê tông cốt sắt trên toàn thế giới.  Chiếc cầu này được ghi nhận là một trong bốn cây cầu cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc (tứ đại cổ kiều), là di sản văn hóa trọng điểm quốc gia của Trung Quốc. Chiếc cầu trở nên nổi tiếng thế giới sau khi một giáo sư của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) phát hiện ra bí mật kỹ thuật khiến cây cầu này tồn tại bền vững qua năm tháng cho đến ngày nay.

Cầu Triệu Châu dài 37,37 mét, cộng thêm hai đầu cầu Nam, Bắc thì tổng chiều dài là 50,82 mét, rộng 9 mét, cao 7,23 mét. Mặt cầu chia làm 3 làn đường. Làn ở giữa dành cho ngựa và xe, hai làn bên dành cho người đi bộ. Ở mỗi đầu cầu Triệu Châu có hai vòm nhỏ được gọi là “vòm hông”. Các vòm hông này có tác dụng làm giảm một cách hiệu quả tác động của nước lên cầu trong trường hợp có lũ, do nước có thể chảy thoát qua các vòm hông. Việc xây bốn vòm hông này làm tổng trọng lượng của cầu giảm bớt 15,3%, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, nếu không xây vòm hông mà xây thành cầu đặc thì cần thêm 700 tấn đá. Các vòm hông cũng giúp làm tăng hệ số an toàn cho cầu thêm 11,4%.

Vòm hông của cầu Triều Châu

Đây hiện là cây cầu vẫn còn nguyên vẹn cổ xưa nhất Trung Quốc. Nó vẫn vững vàng dù trong 1.300 năm qua cây cầu đã hứng chịu ít nhất 8 cuộc chiến tranh, 10 trận lũ lớn, và rất nhiều trận động đất trong đó trận động đất với tâm chấn ở xã Hình Đài (cách Triệu Châu 40 dặm) có cường độ mạnh đến 7,2 độ Richter. Khi đó, tất cả các công trình gần cầu Triệu Châu đều bị hư hại nghiêm trọng, chỉ duy cầu Triệu Châu là không bị hư hỏng gì, sự việc này minh chứng cho tính đàn hồi mạnh mẽ của cầu trong động đất. Kể từ trận động đất Hình Đài, nhiều chuyên gia đã thích thú nghiên cứu cầu Triệu Châu.

Họ phát hiện ra bí quyết khiến cho cây cầu này đứng vững là nhờ kiến trúc và kỹ thuật đặc biệt đã được áp dụng để xây cầu. Cây cầu có tỷ số độ cao trên độ dài nhịp cuốn là xấp xỉ 0,197 (7,3 ÷ 37) và tỷ số độ dài vòm nhịp trên độ dài nhịp cuốn là 1,1. Độ dốc của vòm nhịp vào khoảng 450. nhịp trung tâm được làm từ 28 phiến đá vôi cong và mỏng liên kết với nhau bằng mộng đuôi én bằng sắt, giúp vòm nhịp có thể dịch chuyển và ngăn không cho cầu bị sụp trong trường hợp có một phiến đá bị vỡ. Trước và sau nhịp chính đều có thêm một nhịp phụ. Hai nhịp phụ này vừa làm giảm trọng lượng của cầu đi khoảng 700 tấn, vừa cho phép nước lũ thoát qua làm giảm lực xô vào cầu.

Móng của cầu Triệu Châu được xây rất chắc chắn và việc đo đạc trọng lượng cũng cực kỳ chính xác. Sau 1.300 năm, cả hai đầu cầu chỉ lún xuống chưa đầy 5 cm. Không chuyên gia hiện đại nào có thể khám phá được phương pháp xây dựng kỳ diệu đến kinh ngạc như vậy vào thời Trung Quốc cổ đại từ 1.300 năm trước. Cầu Triệu Châu có vòm rất thoải và thanh nhã, giúp người và xe ngựa dễ dàng băng qua cầu, hình dáng cầu tựa như vầng trăng non nhô lên từ đám mây hoặc như một cầu vồng dài trên thác nước .v.v., các hình điêu khắc rồng và thú trên cầu là rất sinh động và độc đáo.

Hình rồng được khắc độc đáo trên cầu

Như vậy ai đã xây dựng kỳ tích kiến trúc thời cổ đại này? Ở dưới chân cầu Triệu Châu có một khối bia đá, trên đó khắc: “Cầu đá bắc qua sông Giao huyện Triệu, do thợ thủ công triều Tùy là Lý Xuân xây”. Đây là ghi chép lịch sử duy nhất trên cầu. Khối bia đá đã thất lạc trong nhiều năm và mới được phát hiện gần đây. Tuy nhiên, những chữ khắc trên bia đá đã bị mờ đi. Một viên quan triều Đường tên là Trương Gia Trinh đã viết như sau: “Chữ khắc trên cầu An Kiều là của Lý Xuân, thợ thủ công triều Tùy. Đây là một tuyệt phẩm khéo léo, và không ai biết bí ẩn đằng sau nó”. Hiện nay, cầu Triệu Châu là di sản văn hóa trọng điểm quốc gia của Trung Quốc.

Nhật Hạ tổng hợp

 

Xem thêm:

Thu cả vũ trụ bao la vào trong quả cầu thuỷ tinh

Những bức ảnh đẹp mê hồn chụp từ phía sau 9 thác nước tuyệt mỹ trên thế giới

15 con đường vượt núi, vượt biển ngoạn mục nhất thế giới

 

 

 

 

 

 

Exit mobile version