Đại Kỷ Nguyên

Câu nói: ‘Trời đánh tránh bữa ăn’ có ý nghĩa gì?

Thiên Lôi hay còn gọi là Lôi Công, Lôi Thần, Lôi Sư là một vị thần trong thần thoại dân tộc Hán  Quốc thời cổ đại, chuyên phụ trách công việc đánh sấm. Thiên Lôi bề ngoài giống một lực sỹ vai rộng ngực nở, trên lưng có hai chiếc cánh, mặt đỏ phừng phừng, tay chân rắn chắc, trên người đeo rất nhiều trống, khi tiếng trống vang lên, sau đó chắc chắn sẽ có tia sét.

Vợ của Lôi Công là Điện Mẫu, là vị thần phụ trách công việc đánh sét, còn gọi là Thánh Mẫu Kim Quang, bà Sét. Điện Mẫu hằng ngày luôn làm tốt công việc của mình, những lúc bà cãi nhau với ông Sấm trên trời sẽ xuất hiện sấm chớp liên hồi.

(Ảnh: internet)

Lôi Công và Điện Mẫu trước đây chuyên phụ trách về đánh sấm sét, nhưng từ thời kỳ Tiền Tần Lưỡng Hán, công việc của họ đã có thay đổi lớn, dân gian đã lấy ông Sấm bà Sét thành biểu tượng trừ gian diệt ác, thay trời hành đạo, trừng phạt kẻ xấu. Các đạo giáo từ đó đã kế thừa tín ngưỡng tôn sùng ông Sấm bà Sét của thời cổ đại, xem họ như đấng thần linh linh nhiệm.

Trong điện thờ hoặc đền thờ quy mô lớn đều có tượng ông Sấm bà Sét. Hình ảnh ông Sấm uy phong lẫm liệt như một lực sỹ, người đời gọi là Lôi Công Giang Thiên Quân. Còn Điện Mẫu như một tiên nữ bình thường, đoan trang thùy mị, thế gian gọi bà là Điện Tú Thiên Quân. Tín đồ theo đạo khi muốn cầu mưa gió thường làm lễ xin Lôi Công Điện Mẫu. Ngày nay, việc cầu xin này không còn thấy nhiều nữa.

Do thời cổ xưa con người không hiểu rõ hiện tượng sấm chớp tự nhiên này nên dần dần đã ra đời nhiều truyền thuyết thần thoại. Hình tượng Lôi Công ở thời xưa cũng dần bị thay đổi, truyền thuyết về vị thần này rất đa dạng.

Truyền thuyết Lôi Công

(Ảnh: internet)

Tương truyền Thần Sấm sống ở vùng Lôi Trạch thời thượng cổ. Vùng Lôi Trạch có sông Lôi chảy qua, người dân nước Hoa Tư đều sống tập trung ở hai bên bờ sông.  Khi đó Lôi thần sống một mình, tính khí rất hung bạo, mỗi khi không vui ông lại làm nước sông Lôi cuồn cuộn sóng. Người dân không có cách nào được yên ổn cả.

Nước Hoa Tư có một cô gái tên là Hoa Tư, cô đã đến trước điện Lôi thần cầu xin ông. Một cô gái can đảm, tính tình thẳng thắn đã thuyết phục được Lôi thần, nhưng ông đưa ra một yêu cầu bắt Hoa Tư phải làm vợ ông. Hoa Tư vì an nguy của đất nước đã đồng ý lấy ông.

Một năm sau, Hoa Tư đã sinh hạ cho Lôi thần một bé trai. Lôi thần vô cùng vui sướng, tính tình cũng dần ôn hòa hơn. Lôi thần chỉ đánh sấm tạo sét khi vào mùa vụ trồng trọt, giúp cho hai bờ sông Lôi mưa thuận gió hòa. Hoa Tư rất nhớ quê hương, cô cho con trai ngồi lên hồ lô trở về quê nhà. Bà ngoại nhìn thấy cháu mình ngồi trên hồ lô đi về nên đặt tên cho cháu là Hồ Lô. Theo tiếng địa phương của nước Hoa Tư thì tên này đồng âm với từ Phục Hy. Khi Phục Hy lớn lên, cậu bé nhìn thấy mạng nhện đã phát minh ra lưới đánh cá, bắt chim, sau này lại biết tạo ra đồ ăn chín. Vì nhớ mẹ, cậu đã làm thang bắc lên trời để lên thiên đình nhìn xuống thấy mẹ. Thiên Đế nghe bẩm báo của Lôi thần đã cho Phục Hy làm vua nước Hoa Tư.

Lôi công không đánh người đang ăn

Trong cuộc sống hiện thực của chúng ta, các bậc phụ huynh trong bữa ăn thường giáo dục và trách mắng trẻ, việc này khiến cho phụ huynh và con trẻ đều cảm thấy không vui, cũng không còn tâm trạng để mà ăn nữa.

Từ đó câu nói “trời đánh tránh bữa ăn”  thường dùng để nhắc nhở khuyên nhủ không nên trách mắng giáo dục trẻ khi đang ăn. Bởi điều này sẽ phá hỏng bầu không khí tốt đẹp trong lúc ăn, cũng không có lợi đối với sức khỏe.

Câu nói “Trời đánh tránh miếng ăn” cũng có liên quan đến câu chuyện xưa. Chuyện rằng, có một gia đình gồm ba người. Một hôm, người con gái ở nhà nấu cơm, bố mẹ đi làm ngoài đồng. Vì nhà nghèo, người con gái thương bố mẹ vất vả nên chỉ uống nước cơm, còn cơm trắng phần bố mẹ. Nhưng không ngờ, khi cô vừa uống xong nước cơm thì trên trời lóe lên một tia sét, sét lôi cô con gái ra quỳ trước sân nhà. Đúng lúc bố mẹ đi làm về, nhìn thấy con gái quỳ dưới đất, từ đâu lại bay đến một tờ giấy, trên giấy viết vì cô con gái không có lương tâm, đã uống hết nước cơm nên trời bắt đến canh 3 giờ ngọ sẽ bị sấm đánh. Bố mẹ sau khi nghe cô con gái kể lại sự tình, thấy việc cô gái làm là rất tốt, nhưng ý trời không thể làm trái nên chỉ biết im lặng chờ đợi.

Ba người họ cùng vào ăn cơm với nhau, người bố thương con gái lớn mà chưa một lần được ăn cơm no nên muốn nhường con gái ăn no rồi hãy đi chịu tội. Mây đen ùn ùn kéo tới, người bố biết thời khắc đó đã đến nhưng lúc này họ vẫn chưa ăn cơm xong, bỗng có cơn gió mang một tờ giấy đến, trên đó viết đã qua thời khắc hành quyết, vì Lôi Công không bao giờ đánh người đang ăn vì thế cô con gái sẽ không bị trừng phạt nữa, cô sẽ vẫn được sống. Đây là câu chuyện cổ mà từ đó câu nói “trời đánh tránh bữa ăn” được ra đời.

Theo Secretchina

Xem thêm:

Exit mobile version