Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện kỳ lạ: Khi mới sinh chỉ nghe tiếng mõ mới có thể chìm vào giấc ngủ an lành

Ngay khi chào đời, hoàng tử khóc suốt ngày đêm, bất kể ai dỗ dành cũng không chịu nín và ngủ. Rồi không biết từ khi nào, đâu đó văng vẳng tiếng mõ, cứ mỗi khi nghe thấy tiếng mõ trong trẻo xa xa, hoàng tử liền nín khóc và bình yên chìm vào giấc.

“Ngu Sơ tân chí” là tập truyện ngắn đầu thời nhà Thanh do Trương Triều biên tập, mô phỏng theo “Ngu Sơ chí”, thu thập các văn tập của các danh gia cuối thời nhà Minh đầu thời nhà Thanh, tổng cộng 20 quyển.

Ngu Sơ là vị phương sĩ thời Hán Vũ đế, người đời sau gọi ông là ông tổ của “tiểu thuyết gia”. “Ngu Sơ tân chí” thu thập các tác phẩm trong “Hội Tiên Ký” của Từ Dê Phượng, “Từ Hà khách truyện” của Vương Tư Nhiệm v.v…, đại thể đều là những chuyện người thực việc thực.

Vị hoàng tử kỳ lạ

Theo quyển thứ 12 sách “Ngu Sơ tân chí” ghi chép, “Chùa Cao Ly là do quốc vương Cao Ly xây dựng cho thế tử của ông. Thời Tống Thần Tông, quốc vương đã khấn cầu, sinh được con trai, khóc suốt ngày đêm, duy chỉ có nghe tiếng mõ thì mới tạm dừng khóc…”

Cao Ly (bắt nguồn từ tên ban đầu là Cao Câu Ly) là vương triều dài nhất trong lịch sử Triều Tiên. Vương triều này là một vương quốc ở phía bắc bán đảo Triều Tiên và Mãn Châu Trung Quốc. Thời Trung Quốc cổ đại, vị vương Đại Vũ Vương nổi tiếng với việc trị thủy. Ông chia đất nước thành 9 châu, trong đó có Ký Châu, đặt Cao Câu Ly dưới sự quản lý của Ký Châu. Vào thời nhà Chu, Cao Câu Ly là phong quốc của Cơ Tử. Vào thời nhà Hán, Hán Thiên Tử lập thành quận Huyền Thố. Theo ghi chép của “Tống sử” nhà Tống, kể từ thời nhà Hán, quốc vương Cao Câu Ly thường phái người đến Trung Nguyên cống nạp, yết kiến thiên tử.

Thời Tống Thần Tông, quốc vương Cao Ly từng quỳ trước tượng Phật khẩn cầu sinh được hoàng tử. Lời khẩn cầu đã trở thành hiện thực, quốc vương đã sinh hạ được hoàng tử, đặt tên là Vương Hú, sau này ông chính là Nghĩa Thiên thiền sư (1055-1101).

Ngay khi chào đời, hoàng tử khóc suốt ngày đêm, bất kể ai dỗ dành cũng không chịu nín và ngủ. Rồi không biết từ khi nào, đâu đó văng vẳng tiếng mõ, cứ mỗi khi nghe thấy tiếng mõ trong trẻo xa xa, hoàng tử liền nín khóc và bình yên chìm vào giấc.

Kỳ lạ là tiếng mõ lúc gần lúc xa như thể vọng lại từ không trung. Để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho hoàng tử, quốc vương phái người đi tìm xem cội nguồn nơi phát ra tiếng mõ, nhưng càng tìm kiếm, tiếng mõ càng vọng lùi xa hơn.

Sứ thần theo tiếng mõ vượt biển đi về phía nam, đến Hàng Châu, Trung Quốc mới phát hiện được tiếng mõ xuất phát từ một ngôi chùa phía bên hồ Hàng Châu Kính. Đến nơi, sứ thần trông thấy một vị tăng nhân đang ngồi nghiêm trang tụng Bối Diệp Kinh.

Vị Tăng nhân gõ từng tiếng mõ nhịp nhàng, đều đặn hòa cùng tiếng tụng kinh nhẹ nhàng, thanh thoát, du dương.

Sứ giả trịnh trọng bước vào trong, lại gần vị tăng nhân cung kính đảnh lễ, kể lại đầu đuôi sự việc và thỉnh cầu tăng nhân đến hoàng cung trị liệu cho tiểu hoàng tử.

Sứ giả cũng kể cho vị tăng nhân nghe câu chuyện về hoàng tử, ngay từ khi ra, trên cánh tay đã có 3 chữ rất rõ ràng “Phật không linh”. Tất cả mọi người đều không thể liễu giải được ý nghĩa của dòng chữ đó. Nếu tiểu hoàng tử là do cầu đức Phật mà được thì sao lại còn để lại còn có dòng chữ trên tay là “Phật không linh”. Vị tăng nhân khi nghe xong câu chuyện cũng rất ngạc nhiên nên đã đồng ý cùng sứ giả về hoàng cung. Mọi người vượt biển, đến bờ bên kia vào hoàng cung yết kiến quốc vương.

(Ảnh minh họa: buddhanet.net)

Nhìn thấy kiếp trước

Vua Cao Ly liền gọi người bế hoàng tử ra. Khi tăng nhân hợp thập hành lễ, tiểu hoàng tử còn tươi cười và gật gật đầu. Vua trông thấy cảnh tượng trước mặt, vô cùng kinh ngạc nhờ tăng nhân giải thích nguyên nhân.

Tăng nhân nói: “Thế tử của đại vương kiếp trước là sư phụ của tôi. Sư phụ tôi đã từng là vị tỳ kheo. Nguyên ban đầu là người kiếm sống bằng nghề phu kiệu, mỗi khi kiếm được chút tiền, ông lại để dành ra một ít và ném xuống dưới giếng.

Qua nhiều tháng năm tích lũy, dưới giếng đã có một khoản tiền kha khá, sư phụ tôi lấy hết số tiền đó lên và xây một ngôi chùa bên hồ, từ đó xuất gia làm hòa thượng. Tôi đã rất ngưỡng mộ đức hạnh của vị hòa thượng nên nguyện xin được làm đệ tử của ông. Nhưng cũng kể từ đó, năm đầu tiên, đôi chân của hòa thượng tự nhiên bị tê liệt khập khiễng. Năm thứ hai đôi mắt bị mù lòa và đến năm thứ ba thì bị sét đánh chết.

Vì các cảnh ngộ vô cùng đau thương liên tiếp xảy đến với sư phụ, vậy nên tôi đã dùng bút viết 3 chữ lên cánh tay ông: “Phật không linh””.

Vị tăng nhân kể đến đây, vua Cao Ly liền nói: “Qua câu chuyện này xem ra Phật là có linh nghiệm. Sư phụ của ông kiếp trước đã liên tiếp gặp phải những cảnh ngộ không may là để ông ấy chỉ trong một đời mà có thể trả hết nợ nghiệp của những đời trước đó. Đời này thác sinh được làm thái tử, là thiện quả hồi báo bởi kiếp trước đã từng xây chùa và thành tâm tu Phật”.  

Vị hoàng tử Cao Ly khi trưởng thành đã xuất gia tại chùa Hưng Vương, lấy Pháp hiệu là Nghĩa Thiên. Vào những năm Nguyên Phong, ông đến vùng Trung Hoa triều cống thiên tử.

Ông đã dùng bùn vàng để sao chép kinh Phật. Khi hoàn thành sao chép, ông gửi kinh thư đến ngôi chùa cổ mang tên Huệ Nhân ở Hàng Châu, ông còn quyên một khoản tiền lớn cho việc tu sửa, xây dựng chùa chiền. Cũng vì vậy mà người đời sau đã gọi chùa Huệ Nhân là chùa Cao Ly.

Tâm Kính
Theo Sound of Hope

Xem thêm:

Exit mobile version