Đại Kỷ Nguyên

Bí ẩn về tượng Nhân Sư

Những bí mật uẩn tàng của tượng Nhân Sư! Nó đã tồn tại 80 vạn năm trước? Cậu bé sao Hỏa khẳng định cơ quan sau tai tượng Nhân Sư có thể giải khai những bí ẩn của nhân loại và vũ trụ? 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Hôm nay chúng ta sẽ kể câu chuyện về Ai Cập. Tuy nhiên, nhân vật chính của câu chuyện hôm nay không phải là kim tự tháp, mà là tượng Nhân Sư, thân thế của nó cũng bí ẩn như kim tự tháp.

Tượng Nhân Sư rốt cuộc lớn như thế nào?

Có rất nhiều ngôi kim tự tháp ở Ai Cập, lớn nhỏ bất đồng, phẩm chất khác biệt. Tuy nhiên, tượng Nhân Sư thì chỉ có một, nằm trong quần thể kim tự tháp trên cao nguyên Giza, có khuôn mặt người, nhưng lại có thân hình sư tử, hai mắt nhìn thẳng về phía trước với vẻ mặt trang nghiêm. Và cũng giống như những kim tự tháp xung quanh nó, tượng Nhân Sư này cũng là một tượng vật khổng lồ, có chiều dài khoảng 74 mét, chiều rộng 19 mét và chiều cao 20 mét, chỉ tính riêng chiều rộng của khuôn mặt là 5 mét, và hai tai dài 2 mét.

Giống như ba ngôi kim tự tháp vĩ đại xung quanh nó, liên quan đến việc ai đã kiến tạo nên tượng Nhân Sư, nó được tạo ra từ niên đại nào, người ta xây dựng nó với mục đích gì,… cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Bởi vì nó vừa khớp nằm cạnh Kim tự tháp Khafre, thân hình cũng như phong cách của nó không khác biệt nhiều, do đó người ta thường tin rằng nó được xây dựng dưới thời trị vì của pha-ra-ông Khafre, tức là cách đây bốn hoặc năm nghìn năm. Nhưng giới học thuật không nhìn nhận như vậy. Bởi vì ở vương quốc Ai Cập cổ đại vào thời kỳ viễn cổ, tức là thời kỳ của pha-ra-ông Khafre, trong số các bản khắc văn tự khác nhau được phát hiện trong thời kỳ này, bao gồm văn tự khắc trên lăng mộ, văn tự khắc trên di tích, văn tự khắc trên kiến ​​trúc, văn tự khắc trong đền thờ, v.v., đều tìm không thấy bất kỳ ghi chép nào liên quan đến tượng Nhân Sư. Chính là, vào thời kỳ này, bức tượng Nhân Sư đồ sộ hoàn toàn ẩn thân.

Trong thời kỳ Tân Vương quốc sau này, tượng Nhân Sư không chỉ bỗng dưng xuất hiện, mà còn trở thành tượng Thần có địa vị tôn quý. Điều gì đã xảy ra ở đây?

Vào năm 1400 trước Công nguyên, toàn bộ thân thể của tượng Nhân Sư đều bị chôn vùi trong cát, chỉ có phần đầu lộ ra ngoài. Một ngày nọ, hoàng tử Ai Cập trẻ tuổi Thutmose đang dạo chơi trên sa mạc, đã đến đó đúng vào buổi trưa giờ Ngọ, ngồi xuống dưới bóng tượng, định nghỉ ngơi một chút, nhưng vô tình ngủ quên. Trong giấc mộng, bức tượng mở miệng nói, giống như một vị Thần trang nghiêm, nhưng với một ngữ khí thân thiết, giống như một người cha đang nói với con trai mình, rằng: 

“Con trai ta Thutmose, ta là cha của con, Harmakhis-Khopri-Ra-Tum (1), ta ban cho con chủ quyền đối với lãnh địa của ta, quyền lực cao vô thượng đối với sinh mệnh của ta. Khuôn mặt của ta là của con, trái tim của ta là của con, bởi vì con là người bảo hộ ta, bởi vì tình trạng hiện tại của ta giống như một người đàn ông cần sự trợ giúp, tứ chi hoàn mỹ của ta tựa như bị giải thể, cát sa mạc đã bao phủ toàn thân ta. Hãy cứu ta!”

(1) Harmakhis-Khopri-Ra-Tum là tên của một số vị thần Ai Cập cổ đại)

Sau khi Thutmose trở về, hoàng tử đã mang theo một nhóm binh lính trở lại nơi bức tượng và bắt đầu đào bới, đào mãi đào mãi, cuối cùng toàn bộ bức tượng đã được khai quật. Đến năm thứ hai, không biết có phải là do được Thần linh trên bức tượng chúc phúc hay không, hoàng tử Thutmose đã trở thành pha-ra-ông, chính là pha-ra-ông Thutmose IV trong lịch sử. Sau đó, ông đã đặc ý lập một tấm bia đá dưới móng trước của tượng Nhân Sư để ghi lại sự việc này, và tuyên bố với thiên hạ về “Quân quyền Thần thụ” (quyền Vua là do Thần ban). Và tấm bia này cũng là một trong những văn vật quan trọng nhất ở Ai Cập cổ đại, tấm bia Ký Mộng.

Kể từ đó, bức tượng khổng lồ này được người Ai Cập cổ đại tôn thờ và được biết đến với cái tên “Horus ở chân trời”. Horus là Thần hộ mệnh của các pha-ra-ông trong thần thoại Ai Cập cổ đại, là tượng trưng của vương quyền. Đối với việc ai đã xây dựng nên bức tượng Thần này, Thần bảo hộ ban đầu của nó là ai, người Ai Cập cổ đại vẫn chưa hiểu rõ. Xét cho cùng, trên mảnh đất cổ lão này, có rất nhiều bảo vật mà tổ tiên lưu lại.

Dựa trên phân tích này, một số học giả cho rằng, thời điểm bức tượng được kiến tạo nên là trước khi có nền văn minh Ai Cập thời kỳ này. Chỉ là trong rất nhiều rất nhiều năm trước pha-ra-ông Thutmose IV, bức tượng đã bị chôn vùi trong cát vàng mà không ai biết. Trong tập trước của chúng tôi đã đề cập về trận Đại Hồng Thủy thời tiền sử, nhà địa chất học Robert M. Schoch cũng tin rằng trước trận Đại Hồng Thủy cách đây 10.000 năm, tức là trước nền văn minh này của chúng ta, bức tượng đã tồn tại, bởi trên thân bức tượng có dấu vết rõ ràng của quá trình xâm thực trường kỳ của nước.

Hai nhà khoa học Ukraine, Vjacheslav I. Manichev và Alexander G. Parkhomenko, đã công bố một bài báo chỉ ra rằng, theo tình huống diễn hóa địa lý của Cao nguyên Giza, vào 80 vạn năm trước, mực nước sông Nile từng có cao độ tới cổ tượng Nhân sư, mà điều này lại vừa khớp với vị trí cao nhất nơi tượng Nhân sư bị nước xâm thực. Từ đó có thể suy ra rằng, từ 80 vạn năm trước, bức tượng có thể đã tồn tại ở đó.

Bài báo này đã gây chấn động toàn thế giới sau khi nó được xuất bản tại Hội nghị Quốc tế về Địa chất và Khảo cổ học năm 2009 (International Conference on Geoarchaeology & Archaeomineralogy). Người ta thường công nhận rằng Kim tự tháp Khafre và Kim tự tháp Khufu, nằm gần tượng Nhân Sư, được kiến tạo từ cùng một khối cự thạch. Lẽ nào, niên đại của kim tự tháp cũng có thể được bắt nguồn từ 80 vạn năm trước, hoặc thậm chí sớm hơn? Điều này có khả năng không?

Đại điện Amante – Kho lưu trữ dưới lòng đất

Tuy nhiên, so với bí ẩn về niên đại, tượng Nhân Sư còn có một bí ẩn trong số những bí ẩn khiến mọi người thích thú. Đó là rốt cuộc nó được xây dựng như thế nào. Việc xây dựng một khối kiến trúc khổng lồ hao phí tâm lực như vậy, chắc không phải chỉ để giải trí, đúng không?

Cậu bé sao Hỏa Boriska, người nổi tiếng với tài tiên đoán, cách đây hơn mười năm, kể rằng kiếp trước cậu đã từng đến Ai Cập cổ đại, khuôn mặt tượng Nhân Sư uẩn hàm ngụ ý thâm khắc, phía sau tai của nó có một cơ quan uẩn tàng, khi cơ quan này mở ra, cũng là ngày phong ấn của tượng Nhân Sư được mở ra, sẽ là ngày nhân loại phát sinh biến hóa cự đại. Khi đó, những bí mật tối cựu của sao Hỏa cũng như nhân loại ở Địa Cầu sẽ được giải khai, và công nghệ của nhân loại cũng phát sinh cự biến. 

Một số người hiếu kỳ đã đi tìm, và họ thực sự tìm thấy một cái lỗ tương tự như một cơ quan nằm gần tai của tượng Nhân Sư. Nhưng nó đã bị chặn bởi một khối đá. Khi những người hiếu kỳ hỏi về phương pháp mở cơ quan này, Boriska đã nói đầy ẩn ý, kiến nghị rằng nhân loại không nên cưỡng hành mở nó ngay bây giờ, khi thời gian đó đến, nhân loại sẽ tự biết phương pháp và các bước để mở nó.

Cậu bé sao Hỏa cũng cho biết, rằng tượng Nhân Sư ẩn tàng toàn bộ lịch sử của sao Hỏa, Địa Cầu và nhân loại, ẩn tàng mối quan hệ giữa sao Thiên Lang và các sinh mệnh trong Hệ Mặt Trời, ẩn tàng bí mật kỹ thuật du hành giữa các vì sao, thậm chí cả đáp án cuối cùng về những bí ẩn của sự hình thành vũ trụ và nhiều bí ẩn khác. Boriska cho biết: “Còn có một vị sứ giả từ bên ngoài giáng lâm xuống nhân gian. Đến lúc đó, mọi chân tướng đều sẽ minh bạch.” Mọi người tiếp tục hỏi, vậy thì khi nào thì vị sứ giả này sẽ đến? Cậu bé không trả lời. Mọi người lại hỏi, vị sứ giả này có phải xuất hiện với thân phận là một nhà khoa học vĩ đại không? Boriska nói, sẽ vĩ đại hơn một nhà khoa học, bởi vì ông ấy tựa như một người toàn tài.

Thật trùng hợp, nhà tiên tri Edgar Cayce, được mệnh danh là “Nhà tiên tri nước Mỹ”, cũng đề cập đến bí mật của tượng Nhân sư, và nó nhất trí một cách đáng ngạc nhiên với tuyên bố của Boriska. Edgar nói rằng bản thân ông đã từng chuyển sinh thành một thầy tế Ai Cập, biết rằng trong thân tượng Nhân sư có một đại điện nơi bảo tồn những ghi chép giữa tượng Nhân sư và sông Nile, và bảo tồn những điển tịch trí huệ của nền văn minh Atlantis được lưu lại, những thông tin này là để khai sáng cho nhân loại hậu đại. Lối vào nằm ở móng chân trước bên phải của tượng Nhân Sư, có một căn phòng trống dưới móng chân bên phải thông đến đại điện. Bất quá, hiện tại không cách nào tiến nhập vào được, bởi vì nó có bài trí những biện pháp phòng vệ mà nhân loại hiện tại không cách nào vượt qua, trừ phi đợi đến nhân loại lần thứ 5, cũng chính là khi khởi đầu một nền văn minh tiếp theo.

Đại điện này còn được gọi là Đại điện Amante (Halls of Amante). Nó cũng được đề cập rất nhiều trong “Thúy Ngọc Lục” (Emerald Tablet), được các thuật sĩ luyện kim thuật thời Trung cổ coi là kinh điển.

“Thúy Ngọc Lục” có nguồn gốc từ Ai Cập hay không, tác giả không thể khảo chứng, là mượn danh ba vị Thần trong một thân thể Hermes Trismegistus trong truyền thuyết của Hy Lạp mà tác thành. Cũng giống như Đạo gia luyện đan, kỳ thực ý không nằm tại đan, mà nằm tại tu hành tự thân; thứ mà các thuật sĩ luyện kim thuật cổ đại phương Tây chân chính luyện, cũng nằm tại tu luyện tự thân. “Thúy Ngọc Lục” đối với họ mà nói, là dùng để tìm cầu trí huệ khai ngộ, là tư tưởng và phương pháp thăng hoa tầng thứ tinh thần của cá nhân. “Thúy Ngọc Lục” mà mọi người hiện nay biến đến tổng cộng có 15 chương, mà tiêu đề của chương thứ hai chính là “Đại điện Amante”. Câu đầu tiên đã đi thẳng vào vấn đề:

Sâu trong lòng Địa Cầu, có Đại điện Amante,
Nằm phía dưới đảo chìm Atlantis,
Đại điện của người chết và Đại điện của người sống,
Đắm trong vạn ngọn lửa vô hạn.
Quá khứ xa xôi, mê thất trong thời không,
Những đứa trẻ của Ánh sáng đã nhìn xuống thế giới này.
Nhìn thấy con cháu của nhân loại bị trói buộc,
Lực lượng trói buộc đến từ Bỉ Ngạn.
Họ biết rằng, chỉ có giải thoát khỏi sự trói buộc,
Nhân loại mới có thể từ Địa Cầu thăng tới Thái Dương.
Họ hạ giáng đồng thời cũng sáng tạo ra thân thể,
Lấy ngoại diện của nhân loại là chính bản thân mình.
Chủ của vạn vật sau khi thành hình đã nói:
“Chúng tôi là do họ hình thành từ bụi trần ai từ thái không,
Từ vô hạn sinh mệnh mà đến, cộng đồng phân hưởng;
Sống trên thế giới này với tư cách là con cháu của nhân loại,
So với con cháu của nhân loại, vừa tương tự vừa bất đồng.”

Những câu thơ có vẻ trực ngôn tự bạch, tựa hồ như điều nói ra chính là Sáng thế ký, không hề bí ảo khó hiểu, đúng không? Trong đoạn cuối cùng, bài thơ nói:

“Hiện tại, ta lại đi trên con đường này,
Trong đêm đen mà đi tìm ánh sáng.
Dũng cảm bảo trì các bạn, bảo tồn ghi chép của ta,
Nó sẽ dẫn đường cho con cháu của nhân loại.”

Như vậy, Đại điện Amante trong “Thúy Ngọc Lục” cũng tương hợp với câu chuyện mà nhà tiên tri Edgar Cayce và cậu bé sao Hỏa Boriska kể, rằng đó là nơi bảo tồn những ghi chép của quá khứ. Cayce từng tiên đoán rằng “kho lưu trữ” dưới lòng đất sẽ được phát hiện vào cuối những năm 1990. Thật không may, lời tiên tri đã không linh nghiệm. Đại điện Amante cho đến ngày nay vẫn đóng, chưa có ai bao giờ được nhìn thấy diện mục thực sự của nó.

Tuy nhiên, vào những năm 1980, kết quả thu được của các nhà khoa học Mỹ và Anh sử dụng khảo sát địa chấn cho thấy, có một quần thể công trình ngầm khổng lồ bên dưới tượng Nhân sư, nhưng chính phủ Ai Cập và Bộ cổ vật không cho ai được phép đến gần “cấm địa” này. Cách làm này của chính phủ Ai Cập đã khiến nhiều chuyên gia và công chúng không lý giải được: Phải chăng chính phủ Ai Cập đã phát hiện ra điều gì, nhưng nội dung quá sốc, không dám triển thị cho mọi người xem? Liệu lời tiên tri của Cayce đã thực sự được ứng nghiệm chưa?

Có lẽ để xóa tan nghi ngờ của mọi người, ngày 3 tháng 3 năm 1999, chính phủ Ai Cập lần đầu tiên cho phép các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật kim tự tháp của vị vua và nữ hoàng thứ tư của Ai Cập và một lăng mộ bí ẩn gần đó, trước ống kính của Fox Media, tập đoàn truyền thông Mỹ. Đoạn phim thu hút rất nhiều sự chú ý vì ngôi mộ bí ẩn nằm trong khu vực nghi ngờ là Đại điện Amante. Tuy nhiên, những gì mà các hoạt động khảo cổ đã phát hiện ra, thì chính phủ Ai Cập vẫn giữ bí mật.

Có vẻ như, bí ẩn về tượng Nhân Sư có thể thực sự sẽ không được tiết lộ cho đến khi bắt đầu nhân loại lần sau.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version