Đại Kỷ Nguyên

24 bí quyết võ công đáng sợ nhất trong phim kiếm hiệp Kim Dung (Phần 1)

Nhắc đến phim võ hiệp chuyển thể từ các tiểu thuyết của Kim Dung không thể bỏ qua những chiêu thức võ công. Mỗi chiêu thức có một cách sáng tạo, kết hợp hoàn toàn khác nhau đồng thời hàm chứa những triết lý sống, nhân sinh quan ý nghĩa.

Cùng nhìn lại những bí kíp võ công nổi tiếng một thời trong phim võ hiệp chuyển thể từ tiểu thuyết của Kim Dung mà bất kỳ fan phim kiếp hiệp nào cũng có thể nhắc tên: Lục Mạch Thần Kiếm, Đàn Chỉ Thần Công, Ngọc Nữ Tâm Kinh… là những bí kíp võ công mà người giang hồ ai cũng muốn sở hữu.

1. Lục Mạch Thần Kiếm

Lục mạch thần kiếm là tuyệt kỹ sử dụng kiếm khí (vô hình) để sát thương đối thủ, nó được xem là môn võ công mạnh nhất nhưng không ai luyện được (kể cả 6 cao tăng đắc đạo Thiên Long tự) cho đến khi Đoàn Dự vô tình luyện thành công.

Đoàn Dự, là vị vua thứ 16 của vương quốc Đại Lý. Không chịu học võ nhưng nhờ cơ duyên may mắn nên học được Lục mạch thần kiếm nhưng không biết sử dụng nên lúc dùng được lúc dùng không được. (Ảnh: Internet)

Được ghi trên trục gỗ là Lục Mạch thần kiếm kinh, bảo vật trấn tự của Thiên Long Tự, là pháp yếu võ công tối cao của họ Đoàn nước Đại Lý, cần phải có nội công cao mới luyện được, ai không đủ nội công thì có thể chia ra sáu người có nội công thâm hậu và phải ngang nhau mà luyện sáu loại kiếm khí.

Theo lời Khô Vinh đại sư, Lục Mạch kiếm là môn công phu bá đạo, nguy hiểm tột cùng, phát ra chỉ để cứu người nên chỉ truyền cho xuất gia đệ tử nhà họ Đoàn, còn tục gia đệ tử phải tự tập luyện.

Xem ra nếu Đoàn Dự mà chú tâm thì chắc sẽ trở thành thiên hạ đệ nhất bởi quá nhiều lần vô tình lượm được bí kíp. (Ảnh: Internet)

Ta có thể thấy Đoàn Dự khi phát huy kiếm pháp này, kiếm khí bao phủ một vùng rộng khoảng một trượng vuông, ko ai có thể xâm nhập vào vòng kiếm mà chàng tạo ra được. Uy lực của môn Thần công này quả thật thiên hạ ít thấy.

Bộ thần kiếm này được sánh ngang với Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm Tự nên nó thu hút các võ lâm cao thủ chiếm đoạt và tiêu biểu nhất là Đại Luân Minh Vương Cưu Ma Trí. Xem ra nếu Đoàn Dự mà chú tâm thì chắc sẽ trở thành thiên hạ đệ nhất bởi quá nhiều lần vô tình lượm được bí kíp.

2. Bích Hải Triều Sinh Khúc

Bích Hải Triều Sinh Khúc là bài tiêu khúc của Đông Tà Hoàng Dược Sư, có uy lực và mê lực vô song, khi tấu bằng ngọc tiêu (cây sáo bằng ngọc) kèm với nội lực thâm hậu, nó sẽ tấn công vào định lực của đối phương.

Đông Tà Hoàng Dược Sư uy chấn thiên hạ vì khúc tiêu này. (Ảnh: Internet)

Khúc tiêu này mô phỏng biển cả mênh mông, vạn dặm phẳng lì, xa xa sóng biển từ từ tiến tới, càng gần càng mau. Sau cùng thì cuồn cuộn dâng lên, sóng trắng như núi nối nhau, mà trong làn sóng thì cá nhảy kình bơi. Trên mặt biển thì gió thổi âu bay, lại thêm yêu ma quỷ mị, quái vật giỡn sóng, thoắt thì núi băng trôi tới, thoắt thì biển nóng như sôi, biến ảo đủ vành, mà sau khi triều lui thì mặt nước phẳng lặng như gương… khiến các cao thủ võ lâm ai cũng kinh hãi khi nghe đến.

Kết quả, nếu không đủ sức chống lại, đối thủ sẽ rơi vào trạng thái tâm trí bất định, điên điên cuồng cuồng, dần dẫn đến mất kiểm soát bản thân, nếu càng cố vận công càng dễ dẫn đến thần hồn điên đảo.

Lão Hoan Đồng Chu Bá Thông từng có cơ duyên lãnh giáo Bích Hải Triều Sinh. (Ảnh: Internet)

Cũng bởi vậy mà đây được coi như bộ võ công đặc trưng của Đông Tà – Hoàng Dược Sư, thường được ông sử dụng trong những tình huống xấu nhất hoặc dùng để so tài võ nghệ với các đối thủ ngang bằng hoặc “trên cơ” với mình.

3. Ngọc Nữ Tâm Kinh

Ngọc Nữ Tâm Kinh là môn võ học thượng thừa trong tiểu thuyết Thần Điêu Hiệp Lữ. Ngọc Nữ Tâm Kinh là môn võ công lợi hại nhất của phái Cổ Mộ, theo lời kể của Tiểu Long Nữ thì đây là môn võ công do tổ sư bà bà Lâm Triều Anh sáng tạo ra.

Lâm Triều Anh là người sáng lập ra phái Cổ Mộ. Bà là người yêu của Giáo chủ Toàn Chân Giáo Vương Trùng Dương. (Ảnh: Internet)
Lâm Triều Anh là người sáng lập ra phái Cổ Mộ. Bà là người yêu của Giáo chủ Toàn Chân Giáo Vương Trùng Dương. (Ảnh: Internet)

Ngọc Nữ Tâm Kinh muốn luyện thành phải trải qua 3 giai đoạn:

Ngọc nữ tâm kinh là môn võ công lợi hại của phái Cổ mộ nhưng muốn luyện thành công môn võ này, 2 người nam và nữ đều phải thoát y. Đây là một cảnh giới rất cao trong võ học, nếu tâm tính không đủ, sẽ nhập ma thành tà pháp. (Ảnh: Internet)

Nội công Ngọc Nữ tâm kinh đi từ bàng môn tả đạo chiếm thượng phong, khi luyện công, hơi nóng toàn thân bốc lên ngùn ngụt, cần tập ở nơi thoáng mát và rộng rãi, cởi bỏ hết quần áo mà tập, để cho hơi nóng phát tán, không đọng lại chút nào trên cơ thể, nếu không sẽ tích tụ bên trong, nhẹ thì gây trọng bệnh, nặng thì làm chết người. Rõ ràng với điều kiện ấy thì môn võ này quả thật có hiếm người luyện thành công.

Cặp đôi Tiểu Long Nữ – Dương Quá khi luyện thành Ngọc Nữ Tâm Kinh và Song kiếm hợp bích vô cùng lợi hại. (Ảnh: Internet)

Ngọc Nữ Tâm Kinh được mô tả là cực kì lợi hại, khắc chế hết mọi võ công của Toàn Chân Giáo, dù thời ấy võ công của Vương Trùng Vương đã là đệ nhất thiên hạ, võ công phái Toàn Chân được xưng là “Võ học chính tông trong thiên hạ”. Khi Tiểu Long Nữ dù đang bị thương nhưng chỉ vài chiêu đã đẩy lùi Lý Mạc Sầu. Dương Quá chỉ một mình đã có thể đánh bại Doãn Chí Bình và Triệu Chí Kính bắt ép 2 người lập ra lời thề.

4. Tịch Tà Kiếm Pháp

Tịch Tà Kiếm Pháp là bí kíp kiếm thuật thượng thặng có cùng nguồn gốc với Quỳ Hoa Bảo Điển, và là nguồn gốc của những tranh chấp trên giang hồ. Tương truyền đây là một bộ võ công do một vị Thái giám trong Hoàng cung sáng tạo ra (chính vì thế mà môn võ công này bắt buộc người luyện phải “Xuống Kiếm Tự Cung?”. Giang hồ cho rằng khi luyện Tịch tà kiếm pháp họ sẽ thành kiếm thủ vô địch, bất khả chiến bại.

Nhạc Bất Quần – Chưởng môn nhân phái Hoa Sơn, hậu duệ duy nhất còn sót lại của Lâm Bình Chi, dù đoạt được Tịch tà kiếm phổ theo ý nguyện, nhưng đều đã phải “tự cung” để luyện được Tịch Tà Kiếm Pháp. (Ảnh: Internet)

Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Tịch Tà Kiếm Phổ chính là nguyên nhân để bao nhiêu võ lâm cao thủ, bang hội, môn phái tranh giành chém giết lẫn nhau, là nguyên nhân khiến cho gia đình Lâm Bình Chi tan cửa nát nhà, khiến cho phái Hoa Sơn chia năm xẻ bảy, có thể nói tác phẩm này của tiên sinh Kim Dung được xây dựng xung quanh quyển kiếm phổ này.

Tịch Tà kiếm gồm 72 đường, biến hoá kì ảo, thực chất dựa vào tốc độ phi thường, công kích đối phương lúc chưa kịp đề phòng để thủ thắng, điều này ta có thể thấy qua thân pháp kì ảo của Đông Phương Bất Bại, nhanh đến ko thể tưởng tượng được, thật xứng đáng tám chữ “Nhật xuất đông phương, duy ngã bất bại“, dùng cây kim thêu chống ba tay đại cao thủ đương thời mà vẫn ung dung khí khái… Có lẽ tốc độ đó có được một phần nhờ vào bí quyết “dẫn đao tự cung , võ lâm xưng hùng” của môn võ này!

Tạo hình nhân vật ái nam ái nữ Đông Phương Bất Bại trong phim cổ trang. (Ảnh: Internet)

Nhưng trên thực tế, cả hai người luyện Tịch tà kiếm pháp thành thục là Lâm Bình Chi và Nhạc Bất Quần đều bị Lệnh Hồ Xung dùng Độc cô cửu kiếm đánh bại bằng việc tìm ra sơ hở của quá trình biến chiêu thức. Vậy rõ ràng bộ kiếm pháp này không phải là vô địch và khi luyện cũng phải ‘tự cung’. Vậy giang hồ tranh giành nhau bộ bí kíp này để làm gì?

https://www.youtube.com/watch?v=F4J76nmLmb8

5. Thập Bát La Hán Trận

Theo truyền thuyết, Thập bát La Hán trận là bảo pháp trấn sơn của Thiếu Lâm, trận pháp của 18 đại cao thủ của Đạt Ma viện, được đứng vào hàng ngũ này là sự thừa nhận cao nhất đối với công phu môn phái. 

Thập bát La Hán là 18 vị A La Hán trong truyền thuyết nhà Phật, không về Tây Thiên mà ở lại thế gian để hộ trì chính pháp. (Ảnh: Internet)

Thập bát La Hán là 18 vị A La Hán trong truyền thuyết nhà Phật, không về Tây Thiên mà ở lại thế gian để hộ trì chính pháp. Các La Hán này vốn dĩ chỉ có 16 người, là những nhân vật có thật trong lịch sử, đệ tử của Phật Thích Ca. Đến cuối đời Đường, người ta thêm vào 2 vị Tôn giả, từ đó mà thành 18 vị.

Sử sách mô tả: Khi di chuyển linh hoạt như nước chảy, khi đứng im vững vàng như núi, đầu cuối tương ứng, không chút sơ hở… Có thuyết nói, để đề phòng đệ tử Thiếu Lâm khi công phu chưa luyện thành mà tự ý xuống núi, bị kẻ khác đánh bại làm ô danh Thiếu Lâm, các cao tăng đã đặt 18 người đồng trước cửa ra, đệ tử nào có thể đánh lui người đồng tức là công phu đã đạt tới mức thâm hậu. 

Thập bát đầu nhân trận.

Khác với nhiều tự viện khác, ở Thiếu Lâm có 2 loại đệ tử: đệ tử xuất gia và đệ tử tục gia. Đệ tử xuất gia phải cạo đầu, suốt đời phải sống trong tự, giữ nghiêm giới luật, còn đệ tử tục gia là những người không cần cắt tóc, nhưng trong thời gian ở Thiếu Lâm cũng phải tuân theo quy định như các tăng sinh.

Đệ tử tục gia sau khi thành nghệ, trải qua hai thử thách ở Mộc nhân hạng (ngõ Người gỗ) và Thập bát La Hán trận thì được hạ sơn gây dựng sự nghiệp võ công riêng. Những đệ tử tục gia lừng danh nhất có thể kể đến là các anh hùng Nhạc Phi, Võ Tòng, tổ khai sơn môn phái Võ Đang Trương Tam Phong. Trong phim ảnh, nổi lên hình tượng người anh hùng thiếu niên Phương Thế Ngọc, cũng là một đệ tử tục gia (nhưng là đệ tử của Nam Thiếu Lâm Tuyền Châu, Phúc Kiến, chứ không phải Thiếu Lâm Tung Sơn).

6. Đàn Chỉ Thần Công

Đàn chỉ thần công là tuyệt học tâm đắc nhất của Đông Tà Hoàng Dược Sư. Loại công phu này sử dụng nội lực tích tụ vào lòng bàn tay, sau đó dùng ám khí hoặc những viên đá mà bắn ra. Khi bắn ra viên đá mang theo nội lực, nếu đối phương bị bắn trúng sẽ bị thương rất nặng.

Đàn chỉ thần công là tuyệt học tâm đắc nhất của Đông Tà Hoàng Dược Sư. (Ảnh: Internet)

Đây là một clip tổng hợp các cảnh trong nhiều bộ phim, cho thấy uy lực của môn võ công “đàn chỉ thần công” nổi tiếng này.

Ánh Trăng tổng hợp

Xem thêm:

Exit mobile version