Đại Kỷ Nguyên

10 câu châm ngôn giúp con người tỉnh ngộ

Lâm Tắc Từ (1785 -1850) là người Hầu Quan, Phúc Kiến. Ông là nhà chính trị và cũng là một người có tín ngưỡng Phật giáo, sống vào thời kỳ cuối triều đại nhà Thanh. 

Lâm Tắc Từ chủ trương nghiêm cấm nha phiến cùng với việc chống lại sự xâm lăng của các nước phương Tây. Nhưng đối với văn hóa, khoa học kỹ thuật và mậu dịch của phương Tây thì ông lại có “thái độ mở”, chủ trương tiếp thu những ưu điểm và tác dụng của nó.

(Ảnh: Internet)

Lâm Tắc Từ có đúc kết “10 vô ích” được người đời coi là những câu châm ngôn kinh điển nhất của ông. Không chỉ người Trung Quốc mà người dân ở các nước phương Đông đều giữ gìn và học tập 10 câu nói này bởi họ cho rằng nó giúp con người tỉnh ngộ. 10 câu này như sau:

1. Tồn tâm bất thiện, phong thủy vô ích.

Tạm dịch nghĩa: Tâm còn chưa thiện, phong thuỷ vô ích

2. Phụ mẫu bất hiếu, phụng thần vô ích.

Tạm dịch nghĩa: Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích

3. Huynh đệ bất hòa, giao hữu vô ích

Tạm dịch nghĩa: Anh em bất hòa, giao hữu vô ích

4. Hành chỉ bất đoan, độc thư vô ích

Tạm dịch nghĩa: Hành vi không chính , đọc sách vô ích

5. Tố sự quai trương, thông minh vô ích

Tạm dịch nghĩa: Làm trái lòng người, thông minh vô ích

6. Tâm cao khí ngạo, bác học không ích

Tạm dịch nghĩa: Tâm cao khí ngạo, học rộng vô ích

7. Vi phú bất nhân, tích tụ vô ích

Tạm dịch nghĩa: Giàu có bất nhân, tích lũy vô ích

8. Kiếp thủ nhân tài, bố thi vô ích

Tạm  dịch nghĩa: Trộm cắp của người, bố thí vô ích

9. Bất tích nguyên khí, phục dược vô ích.

Tạm dịch nghĩa: Không giữ nguyên khí, uống thuốc vô ích

10. Dâm dật kiêu xa, sĩ đồ vô ích

Tạm dịch nghĩa: Dâm tà loạn phép, mong có con đường làm quan là vô ích

Mười câu châm ngôn này, cho dù đối với người xưa hay con người trong xã hội hiện tại ngày nay đều vô cùng hữu ích, vừa có ý nghĩa giáo dục vừa có ý nghĩa khuyên răn.

Bất luận một người tài hoa bao nhiêu đi nữa nhưng không chú trọng tu dưỡng phẩm chất đạo đức thì tài càng cao bao nhiêu sẽ chỉ đem lại nguy hại cho xã hội bấy nhiêu. Chỉ có chú trọng tu dưỡng đạo đức thì trong tâm người ta mới có quy phạm để ước thúc hành vi của mình. Nếu không, mọi việc làm, truy cầu điều này điều khác đều là vô ích!

Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version