Đại Kỷ Nguyên

Yếu tố nào làm hệ miễn dịch phản ứng chậm với nCoV?

Mô phỏng nCoV xâm nhập vào tế bào (ảnh chụp màn hình báo VnExpress).

Mức độ dễ nhiễm nCoV có thể bị tác động bởi biến dị di truyền trong hệ miễn dịch của con người, yếu tố này cũng có thể quyết định đến sự tiến triển nặng hay nhẹ của bệnh.

Báo VnExpress cho biết, kết quả nghiên cứu trên được nhóm chuyên gia đến từ Đại học Y và Khoa học Oregon và Tổ chức Nghiên cứu Portland VA công bố hôm 17/4 trên tạp chí Virology của Hiệp hội Vi trùng học Mỹ.

Biến dị có thể góp phần quyết định hệ miễn dịch nhận biết mầm bệnh tốt tới mức nào. Việc cơ thể nhận dạng nCoV kém có thể làm một người dễ bị virus tấn công hơn. Các nhà nghiên cứu phát hiện HLA, gene đơn bội và biến dị kiểu gene chắc chắn ảnh hưởng tới khả năng phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể nhiễm nCoV.

Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ.

Nhóm nghiên cứu cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo về quan hệ giữa HLA và gene đơn bội với dịch bệnh hiện nay. Sau khi phát triển vaccine ngừa nCoV, cá nhân có HLA với nguy cơ cao nên được ưu tiên tiêm chủng”.

Vậy vì sao virus corona chủng mới ‘làm khó’ giới y khoa? Theo tạp chí Vox (Mỹ), sự nguy hiểm của dịch bệnh COVID-19 bắt nguồn từ chính những điểm đặc thù của các virus gây bệnh nói chung và của virus SARS-CoV-2 nói riêng.

Ngay lúc này, vẫn chưa có vắcxin hay thuốc điều trị nào để “trị” Covid-19. Bản tin trên báo Tuổi Trẻ cho biết, có nhiều nhân tố khiến loại virus này là mối đe dọa nguy hiểm với con người. Cách thức tấn công người bệnh của chủng virus này là tấn công vào tận tế bào. Cụ thể:

Một nhân viên kỹ thuật đang chuẩn bị các mẫu xét nghiệm COVID-19 cho việc xét nghiệm bán tự động tại Phòng thí nghiệm Y tế Northwell ở Lake Success, New York. (John Minchillo/AP Photo)

Exit mobile version