Đại Kỷ Nguyên

Vì sao nam giới không sống thọ bằng phụ nữ?

“Chúng tôi đã rất ngạc nhiên về tỷ lệ tử vong chênh lệch giữa phụ nữ và nam giới lần đầu được chỉ ra năm 1870, tập trung rõ ràng nhất trong độ tuổi từ 50-70 và ngày càng ít khác biệt sau 80 tuổi ” Eileen Crimmins nói (Ảnh: Facebook)

Trên thế giới, phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới. Tại sao? Và có phải luôn luôn là như vậy?

Theo một nghiên cứu mới đây, sự khác biệt đáng kể về tuổi thọ giữa hai giới lần đầu được đề cập đến gần đây nhất là đầu thế kỷ 20.

Việc phòng chống bệnh truyền nhiễm, chế độ ăn uống tốt hơn, và những hành vi tích cực đối với sức khỏe đã được đưa vào cuộc sống trong thế kỉ 19 và 20, nhờ đó, tỷ lệ tử vong giảm mạnh, nhưng tỷ lệ hưởng thọ ở nữ giới ngày càng cao hơn nam giới.

Tuổi thọ tăng lên nhưng tỷ lệ tử vong lại chênh lệch giữa 2 nam và nữ, như vậy, theo một bản khảo sát dữ liệu toàn cầu, bệnh tim mạch chính là thủ phạm đằng sau tỷ lệ tử vong cao hơn ở đàn ông trưởng thành, Eileen Crimmins, giáo sư lão khoa tại Đại học Lão Khoa Nam California cho biết.

Chúng tôi đã rất ngạc nhiên về tỷ lệ tử vong chênh lệch giữa phụ nữ và nam giới lần đầu được chỉ ra năm 1870, tập trung rõ ràng nhất trong độ tuổi từ 50-70 và ngày càng ít khác biệt sau 80 tuổi,” Crimmins nói.

Nghiên cứu này xem xét tuổi thọ ở những người sinh ra giữa những năm 1800 và 1935 ở 13 quốc gia phát triển.

Bệnh tim mạch dường như là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tử vong vượt trội ở nam giới.

Tập trung vào tỷ lệ tử vong ở người trưởng thành trên 40 tuổi, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng ở những người sinh sau năm 1880, tỷ lệ tử vong ở phụ nữ giảm nhanh hơn nam giới là 70%. Ngay cả khi các nhà nghiên cứu xem xét những bệnh liên quan tới hút thuốc lá, thì bệnh tim mạch vẫn xuất hiện là nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ tỷ vong lớn hơn ở nam giới trên 40 tuổi trong cùng một khoảng thời gian.

Đáng ngạc nhiên là hút thuốc chỉ chiếm 30% trong sự khác biệt tỷ lệ tử vong giữa hai giới sau năm 1980, Crimmins nói

Bệnh tim mạch tác động không đồng đều đến các ca tử vong ở nam giới, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi một chút. Từ điều này, Caleb Finch, đồng tác giả, giáo sư thần kinh y sinh học về lão khoa đã đặt ra câu hỏi: liệu sự khác nhau này có phải là do các nguy cơ sinh học cố hữu và/hoặc các yếu tố bảo vệ ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời họ?

“Nghiên cứu tiếp theo có thể phân tích các chế độ ăn uống và thể dục khác nhau giữa các quốc gia, kiểm tra sâu hơn về gen và khả năng tổn thương sinh học ở cấp độ tế bào giữa hai giới, và mối quan hệ của những phát hiện này đối với sức khỏe của não bộ ở độ tuổi lớn hơn,” ông nói.

“hormone giới tính có vẻ là thủ phạm” theo giáo sư Tom Kirkwood (Ảnh: alazor/iStock)

Còn theo giáo sư y khoa Tom Kirkwood tại đại học Newcastle – một chuyên gia về lão khoa, phụ nữ sống lâu hơn vì họ đóng vai trò lớn hơn trong việc nuôi dưỡng các thế hệ tương lai. Theo ông, tuy nam giới và phụ nữ đều đóng góp 1 nửa số gen cho con cái, nhưng phụ nữ phải đóng góp nhiều chất liệu sinh lý hơn.

“Xét đến cơ chế tạo ra sự khác biệt này, hormone giới tính có vẻ là thủ phạm,” ông nói.

“Testosterone cao thường đi kèm với sự hung hăng và mạo hiểm ở nam thanh niên và bệnh tim cùng ung thư tiền liệt tuyến khi về già.

Phụ nữ có tuổi thọ dài hơn và tuổi sinh sản ngắn hơn, tôi cho rằng là nhờ vào vai trò sinh học quan trọng hơn của họ.”

Bài báo này đã được công bố bởi USC. Đăng lại tại Futurity.org theo giấy phép bản quyền số 4.0
Đại học Nam California
Thuần Thanh biên dịch, Quá Dương biên tập

Xem thêm: 

Exit mobile version