Đại Kỷ Nguyên

Vì sao con người ngủ cần có gối còn động vật thì không?

Những chiếc gối êm ái mang cho chúng ta giấc ngủ ngon. (Ảnh: Internet)

Dường như động vật chưa bao giờ cần dùng đến chiếc gối, con người vì sao lại có nhu cầu như vậy, đến nỗi dường như mọi nền văn minh đều phát minh ra chiếc gối. Vậy chiếc gối hỗ trợ chúng ta điều gì?

Chiếc gối điêu khắc bằng gốm tráng men xanh trắng đời Bắc Tống “Phật Tử hí cầu” hiện nay có giá khoảng 3 triệu nhân dân tệ. (Ảnh: Internet)

Đó chính là để phù hợp hơn với cấu tạo bộ khung của con người.

Trên mặt đất có rất nhiều loại động vật có xương sống đi bằng hai chân như chim và chuột túi, nhưng trọng tâm chi sau của chúng đều nằm ở gần trung tâm cơ thể, khi vận động cơ thể vẫn song song với mặt đất. Chi sau của con người lại phát triển hoàn toàn ở đoạn cuối cơ thể, để đi đứng thẳng được thì xương sống không thể không vuông góc với mặt đất. Lồng ngực của người thì mở rộng hoàn toàn và dẹt hơn.

So sánh xương của đà điểu, chuột túi với con người: Khớp xương hông của loài chim khi di chuyển về phía trước thì gần sát với phần giữa cơ thể, đồng thời có cái đuôi lông vũ lớn cân bằng trọng lượng, phần đầu hình chữ S có nhiệm vụ duy trì trạng thái cơ thể; chuột túi lại dùng cái đuôi to để cân bằng trọng lượng cơ thể. Ở người thì không như vậy, mà toàn bộ trọng lượng cơ thể đều do xương sống thẳng đứng truyền cho xương đùi.

Đồng thời, hai tay của con người rất đa chức năng có thể thực hiện các động tác có biên độ lớn như quăng ném, vung vẩy, thò với… Điều này đòi hỏi khớp xương vai phải đủ linh hoạt. Ở các động vật có vú khác, thân trên của chúng song song với xương bả vai hai bên cơ thể do đó trở nên rộng và ngắn, trải đều ở sau lưng.

Một số loài động vật có vú khác, thân trên tương đối nhỏ bé thậm chí xương quai xanh mảnh và chắc hơn. Cơ thể người sở hữu một đôi vai đặc biệt rộng, vì thế cũng trở nên dẹt hơn.

Hình trái là phần xương lưng phía trên của con người, hình bên phải là xương lưng trái của loài ngựa; phần xương có chấm đen kí hiệu chính là xương bả vai. (Ảnh: Internet)

Những điều sau đây đều có ảnh hưởng tới tư thế ngủ của con người:

Không có tựa của chi trước như ở những động vật có vú khác, do vậy nếu nằm soài về phía trước để ngủ sẽ ép lồng ngực dẫn đến khó thở.

Nằm ngửa sẽ kéo giãn đường cong sinh lí của xương sống, khiến cho phần lưng căng ra, tứ chi đều không thể tự do thoải mái.

Đối với động vật có vú, tư thế ngủ nằm nghiêng là thoải mái nhất, nhưng tư thế này lại khiến cho phần đầu bị lơ lửng không có điểm tựa, lâu dần sẽ khiến phần cơ gáy bị mỏi mệt quá độ, dẫn đến chứng viêm các bó sợi cơ cấp tính (sái cổ).

Do vậy, biện pháp tốt nhất chính là phần đầu được kê đến độ cao vừa phải để có thể nằm nghiêng. Đó cũng là lý do chủ yếu nhất thúc đẩy con người sáng chế ra chiếc gối, nhưng đó không phải là lý do duy nhất.

(Ảnh: istockphoto.com)

Hầu hết mọi động vật có vú đi bằng 4 chân đều có thể ngủ nghiêng một cách dễ dàng, phần đầu của chúng có chiều rộng tương đương với độ rộng của cơ thể.

(Ảnh: Internet)

Một nguyên nhân khác là thể hình của con nguời đủ lớn, bản thân trọng lượng và trọng lượng máu đều có thể sinh ra những ảnh hưởng nhất định.

Có thể để ý thấy, mèo dường như có thể ngủ ở bất cứ đâu kể cả những chỗ mấp mô thế nào đi nữa, còn con người khi đi ngủ chỉ cần trên ga trải giường có một nếp gấp thôi cũng khiến chúng ta khó chịu.

Điều này là do những động vật có thể trọng càng nhỏ, khi nằm xuống cường độ chịu nén của các tổ chức ở phần dưới cũng càng nhỏ.

Nhưng cơ thể của con người tương đối nặng, có thể khiến các tổ chức chịu lực chịu cường độ nén tương đối lớn. Khi mặt điểm tựa không đủ bằng phẳng, đến lúc nào đó sẽ dẫn đến tình trạng ứng lực không đồng đều, các xương cũng sẽ đè ép đến các cơ quan trong cơ thể, điều này sẽ gây nên cảm giác khó chịu và mệt mỏi cục bộ cho cơ thể. Người bệnh nằm trên giường thời gian dài thậm chí thường xuyên vì lý do này mà sinh ra hoại tử và tắc động mạch, do đó con người khi nằm ngủ phải chủ động lật người.

Lồng ngực của con người đã trở nên dẹt lại, vai thì đặc biệt rộng vì thế cũng đặc biệt cần một cái gối để ổn định phần đầu lúc xoay người.

Loài mèo thích ngủ trên các thanh lò sưởi vào mùa đông, điều này đối với con người mà nói… quả là không tưởng. (Ảnh: Internet)

Không chỉ có vậy, máu của con người càng nhiều thì càng nặng nề. Khi nằm trên một bề mặt bằng phẳng, phần đầu luôn thấp hơn một chút so với cơ thể, điều này sẽ khiến cho huyết áp phần đầu tăng cao rõ rệt, khi ngủ lâu sẽ có cảm giác mê man khó chịu. Ở một số bệnh nhân bị dạ dày còn xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày, do đó nhiều người còn muốn kê đầu cao hơn một chút để có cảm giác thoải mái hơn.

Tất nhiên, không chỉ con người mới có nhu cầu gối đầu, các loài linh trưởng lớn cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự: Lồng ngực dẹt và cơ thể nặng nề. Ví dụ, tinh tinh có 3 tư thế ngủ thường thấy:

Nằm ngửa, gối đầu lên bất kì vật nào đó hoặc dùng hai tay ôm vào sau gáy để ngủ.

(Ảnh: Internet)

Nằm nghiêng, kê đầu lên tay để ngủ

(Ảnh: Internet)

Nằm sấp ngủ

(Ảnh: Internet)

Còn đối với loài vật thông minh như là hắc tinh tinh và vượn Bonobo thì chúng lại biết cách dùng cành lá làm thành một chiếc giường, tìm một chỗ thích hợp nhất có chức năng như một chiếc gối để gối đầu.

Trên cây là một chú vượn Bonobo đang ngủ say. (Ảnh: Internet)

Cuối cùng, ngoài loài linh trưởng ra thì các động vật có vú loại lớn, nhất là các động vật ăn cỏ, luôn nằm sấp để ngủ, tư thế này giúp chúng có thể bật dậy để chạy bất cứ lúc nào. Nếu như môi trường cho phép, chúng cũng chẳng bao giờ có cơ hội nằm nghiêng hoặc tìm cái gì đó gối đầu.

Voi là loài động vật lớn nhất nhưng do cơ thể chúng quá nặng nề, lồng ngực không thể chống đỡ được sức nặng khi nằm xuống, nên chúng chỉ có thể ngủ đứng mà thôi.

Tư thế ngủ của bò

(Ảnh: Internet)

Tư thế ngủ của chó bull Anh

(Ảnh: Internet)

Vậy đấy, một cái gối tuy nhỏ bé đơn giản, nhưng thiếu mất nó thì sẽ sinh ra đủ thứ vấn đề phải không? Bạn hãy nhớ chọn cho mình một chiếc gối phù hợp để có giấc ngủ sâu sau mỗi đêm nhé.

Theo Ntdtv

Quỳnh Chi

Xem thêm:

Exit mobile version