Đại Kỷ Nguyên

Trồng cây dưới biển, dự án viển vông trở thành hiện thực (Video)

(Ảnh: Nemo’s Garden)

Những khối cầu này có thể trở thành một phương pháp trồng trọt mang tính cách mạng tại các vùng đất khó canh tác. Tuy bề ngoài có khác với những bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng các khối cầu dưới nước này có thể được xem là môi trường trồng cây dưới biển đột phá trong tương lai.

Sergio Gamberini, chủ tịch Ocean Reef Group, một công ty chế tạo thiết bị lặn ở Ý, đang tận hưởng kỳ nghỉ mát tại ven vùng biển tại Noli, thuộc Italy. Ấn tượng trước vẻ tráng lệ của vùng biển thơ mộng, ông quyết định làm một điều gì đó. Một ý tưởng lóe lên trong đầu ông: ông muốn xây dựng một căn nhà kính dưới nước. Ý tưởng tưởng chừng khá viển vông này hóa ra lại trở thành hiện thực.

Trồng cây dưới biển như thế nào? Trước khi xuất hiện bộ đồ lặn như chúng ta biết đến hiện nay, những nhà sản xuất thiết bị lặn cá nhân đều biết đến một loại “chuông thợ lặn”- một khoang lặn hình chuông có tác dụng như túi chứa khí cho phép thợ lặn di chuyển trong nước.

Chuông lặn có tác dụng như một chiếc túi khí, đưa thợ lặn xuống dưới biển và tiếp không khí cho họ. (Ảnh: divingmuseum.org)

Dựa trên nền tảng đó, ông Sergio đã xây dựng một khối cầu cỡ nhỏ, bên trong trồng húng quế, một cây trồng gắn liền với vùng đất Liguria (Italy), quê hương của ông.

Tại trang trại có tên Vườn Nemo ở Noli, Italy, Sergio và Luca đang sở hữu 7 khối cầu neo đậu ở độ sâu 6 mét. Những nhà kính này trông giống như các con tàu vũ trụ bong bóng; chúng có khung bằng sắt và vòm che bằng nhựa dẻo với dung tích trong khoảng từ 50 đến 3.000 lít. Hai cha con đang trồng 15 loại cây khác nhau: như húng quế, dâu tây, dược thảo và rau diếp. Mục tiêu của họ là tìm ra mức nhiệt độ phát triển lý tưởng cho cây trồng và loại cây sinh trưởng tốt nhất dưới nước.


Những nhà kính này trông giống như các con tàu vũ trụ bong bóng; chúng có khung bằng sắt và vòm che bằng nhựa dẻo với dung tích từ 50 đến 3.000 lít. (Ảnh: Nemo’s Garden)

(Ảnh: Nemo’s Garden)
(Ảnh: Nemo’s Garden)
(Ảnh: Nemo’s Garden)
(Ảnh chụp YouTube)

“Mục tiêu của dự án này là tạo ra một nguồn cung lương thực thay thế tại các khu vực không thuận lợi cho việc trồng trọt theo các phương thức truyền thống, ví dụ: thiếu nước ngọt, thiếu đất màu mỡ, và sự dao động nhiệt độ lớn”, trích lời một phát ngôn viên dự án trồng cây dưới biển này.

Từ các giọt nước ngưng tụ lại trên đỉnh lồng rồi chảy xuống khay đựng bên dưới, cây trồng sẽ được cung cấp nước đầy đủ, và một mức nhiệt gần như ổn định bất kể ngày đêm sẽ tạo ra các điều kiện sinh trưởng lý tưởng cho cây, các nhà khoa học trong dự án giải thích.

“Chúng tôi sẽ rất mừng khi có thể tìm ra một phương pháp trồng cây mới. Có rất nhiều quốc gia đang khao khát muốn làm một điều tương tự”, anh Luca Gamberini nóI.

Bên trong nhà kính, độ ẩm sẽ được giữ ở mức 95%, nhiệt độ không khí và nước đều chỉ dưới khoảng mức 260C. Ocean Reef truyền tải trực tiếp thông tin về độ pH, độ ẩm và nồng độ khí oxy trong khối cầu lên mạng Internet. Họ đã mất một ít cây trồng vì nước tràn vào bên trong cũng như tình trạng mục nát (và còn một lần nữa khi những sợi dây thừng nối khối cầu với đáy biển bị những kẻ phá hoại cắt đứt), nhưng sản lượng thu hoạch cũng khá tích cực. Họ đã khám phá ra rằng cây xanh rậm lá sinh trưởng đặc biệt tốt dưới nước; và họ cũng đang thử nghiệm tìm cách giúp khối cầu có thể tự duy trì mà không cần nguồn cung bên ngoài, ví như sử dụng tảo biển làm phân bón.

Ocean Reef truyền tải trực tiếp thông tin về độ pH, độ ẩm và nồng độ khí oxy trong khối cầu lên mạng Internet. (Ảnh: Nemo’s Garden)

(Ảnh: Nemo’s Garden)

Ý tưởng này nhận được những hoài nghi từ giới sinh lý học thực vật. Ông Louis D. Abright, nguyên giáo sư sinh học và công nghệ môi trường tại Phòng thí nghiệm Nông nghiệp trong các môi trường được kiểm soát (Controlled Environment Agriculture) thuộc Đại học Cornell, Mỹ cho rằng nhà kính dưới nước chỉ là một mánh khóe nhằm thu hút sự chú ý của dư luận. Ông lo ngại có thể sẽ có quá nhiều lượng hơi ẩm và quá ít lượng khí CO2 [để cây trồng hô hấp] trong bong bóng nhà kính; ngoài ra còn có vấn đề áp suất trong nhà kính và yêu cầu phải có người vào bên trong kiểm tra cây trồng thường xuyên. Tuy nhiên điều ông quan tâm nhất là yếu tố ánh sáng.

GS Albright nói: “Cây trồng cần hấp thụ các thành phần khác nhau của quang phổ cho quá trình sinh trưởng và phát triển sinh lý. Dưới nước, bước sóng màu đỏ của quang phổ sẽ nhanh chóng bị lọc đi, chỉ để lại bước sóng màu xanh lam. Đây không phải là điều kiện lý tưởng cho cây trồng trừ phi đối tượng đang được nhắc tới là rong biển”.

Anh Luca Gamberini đang kiểm tra cây trồng trong Vườn Nemo. (Ảnh: Nemo’s Garden)

(Ảnh: Nemo’s Garden)
(Ảnh: Nemo’s Garden)

Anh Luca Gamberini sẽ công bố các bản kế hoạch trong vòng sáu tháng tới, trong đó giải thích những gì anh và cha mình đã thu thập được trong các phòng thí nghiệm dưới nước. Họ sẽ giới thiệu một số kết quả nghiên cứu của mình tại Hội chợ Triển lãm Milan 2015 (Expo Milan 2015). Họ cũng đã lắp đặt nhà kinh tại hội chợ vào tháng 6, và sẽ ở đó thu hoạch cây trồng đến hết tháng 10.

Anh đặc biệt hứng thú khi nhận thấy ảnh hưởng của áp lực đến sự tăng trưởng của cây trồng: “Tôi có thể tự tin nói rằng có một sự gia tăng cường độ tương tác trong màng tế bào của cây trồng do tác động của áp lực. Cái gì đó xảy ra đã thực sự thúc đẩy chúng, giống như đang bón phân tăng trưởng cho chúng vậy”.

Những người tham gia dự án đã nhận được nhiều lời đề xuất xây dựng nhà kính cho mục đích thương mại, đặc biệt cho những nông dân tại các khu vực duyên hải có mức biên độ dao động nhiệt cao. Đó là mục tiêu sau chót của họ, nhưng hiện họ đang tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống trước khi có thể mở rộng quy mô và bán ra thị trường. Mùa xuân tới, Ocean Reef sẽ bán một mô hình Nemo’s Gardens thu nhỏ có đường kính khoảng 10 cm, với mục đích chủ yếu là minh họa mọi người thấy cách nó hoạt động. Mô hình thu nhỏ này thích hợp với việc trồng các loại thảo dược trong bể cá tại gia.

Video về dự án này:

Thạch Khánh tổng hợp

Exit mobile version