Đại Kỷ Nguyên

Trong bụi bẩn và không khí cũng chứa chất hóa dẻo – một chất rất gây hại cho sức khỏe

Trong bụi bẩn và không khí cũng chứa chất hóa dẻo - một chất rất gây hại cho sức khỏe

Ảnh minh họa.

Chất hóa dẻo là một trong các tác nhân gây bệnh tim mạch, tổn thương hệ sinh sản và nội tiết… Mới đây các chuyên gia đã phát hiện trong không khí và bụi bẩn cũng có thành phần các chất hóa dẻo và khuyên người dân hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa.

Giáo sư Tố Đại Thành là giáo sư lâm sàng kiêm Viện trưởng Khoa Y học Môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp của Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan. Ông cho biết, vào năm 2018, ông đã đến một vùng đất trống ở Đài Bắc (Đài Loan) để tiến hành nghiên cứu bụi khí. Ông phát hiện ra rằng những chiếc lá cây cả trong và ngoài phòng, thậm chí cả những chiếc lá ngoài vườn đều có nồng độ chất dẻo DEHP khá cao. Ông cho rằng điều này có thể có liên quan đến không khí, bụi bẩn và các yếu tố độc hại khác từ môi trường xung quanh, theo Chánh Kiến.

Giáo sư Tô Đại Thành (giữa). (Ảnh: epochtimes.com)

Trong cuộc khảo sát chất lượng môi trường không khí ở Đài Bắc trong hai năm 2017 và 2018, sau khi tiến hành thí nghiệm đối với 56 gia đình, người ta phát hiện ra rằng cả 56 hộ đều tìm thấy chất DEHP, một chất có hàm lượng chất hóa dẻo tương đối cao.

Ông Tô cũng cho biết, chất DEHP hiện cũng rất phổ biến trong các dụng cụ tại bệnh viện, bao gồm túi truyền dịch, túi đựng nước muối và ống thông tim v.v… Trước đây, các bệnh viện sử dụng bình truyền dịch thủy tinh hoặc túi truyền dịch với ít hàm lượng chất dẻo, nhưng vì giá thành cao và quá trình xử lý rắc rối nên chúng dần được thay thế bằng các vật phẩm dùng một lần, chứa hàm lượng chất dẻo cao hơn.

Vậy rốt cục chất DEHP nói riêng và những chất hóa dẻo nói chung có tác hại như thế nào đối với sức khỏe con người?

Tác hại của chất hóa dẻo

Trao đổi với phóng viên Chánh Kiến, ông Tô cho biết “chất hóa dẻo thường được sử dụng trong vật dụng hàng ngày, tấm lót sàn, giấy dán tường và các thiết bị y tế, như bộ túi và dây truyền dịch y tế”.

Giáo sư Tô cho biết “hàng ngày chúng ta tiếp xúc nhiều nhất với chất DEHP (2-ethylhexyl phthalate), đây là hóa chất sử dụng chủ yếu để làm nhựa PVC (polyvinyl clorua). Đặc biệt các chuyên gia còn phát hiện trong cơ thể của người từ tầm tuổi 21 tuổi trở lên đều có chất MEHP, một chất chuyển hóa của DEHP. MEHP không chỉ gây rối loạn chức năng nội mô trong bệnh xơ cứng động mạch cảnh, mà còn làm suy giảm nội tiết tố nam và giảm đề kháng insulin ở gan”. 

Năm nay, nhóm nghiên cứu của giáo sư Tô còn phát hiện ra rằng chất hóa dẻo còn làm đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch cảnh (làm các động mạch trở nên cứng hơn và làm hẹp mạch máu của động mạch cảnh). Theo kết quả nghiên cứu, chất hóa dẻo tồn tại nhiều trong cơ thể còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương. 

Đáng kinh ngạc hơn, chất hóa dẻo cũng là tác nhân gây ra bệnh tim mạch vành. Theo một nghiên cứu so sánh bệnh tim mạch vành ở tuổi trung niên, những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành đều có dấu hiệu tiếp xúc nhiều với chất có nồng độ hóa dẻo cao, chủ yếu là DEHP. Khi phân tích sâu hơn nữa người ta còn nhận ra rằng, ngay cả khi sau khi đã nhập viện điều trị, thì chỉ cần tiếp xúc với chất có nồng độ hóa dẻo hơi cao cũng vẫn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.

Giáo sư Tô giải thích, việc tiếp xúc với chất hóa dẻo có thể gây dị dạng các tế bào nội mô và tăng lượng cholesterol trong máu. Dưới ảnh hưởng lâu dài, nó sẽ hình thành các mô mỡ và các mảng xơ vữa động mạch, sau đó các mảng bám trên thành động mạch này rơi ra sẽ gây nên bệnh tim mạch. Việc các tế bào nội mô bị phá hủy do chất hóa dẻo cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ cứng động mạch cảnh.

Sau khi chất hóa dẻo đi vào cơ thể người, nó có thể được chuyển hóa trong khoảng từ 2 đến 3 ngày. Ông Tô cũng cho biết:

“Bất ngờ là, trong cơ thể các bệnh nhân nội trú có mật độ chất hóa dẻo khá cao, nhưng lại giảm xuống và dần ổn định sau khi xuất viện. Trong môi trường sống, trong sinh hoạt, trong không khí, v.v… nơi đâu cũng có chất hóa dẻo, chỉ khác nhau là nó được chuyển hóa sang dạng này hay dạng khác mà thôi. Việc liên tục tiếp xúc với những đồ vật hoặc môi trường có vi lượng chất hóa ở mật độ thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chứ không nhất thiết là phải tiếp xúc trực tiếp với chất hóa dẻo ở mật độ cao.

Vì thế, để giảm nồng độ các chất hóa dẻo, chúng ta cần hút bụi, dọn sạch rác thải và phế phẩm có chứa chất hóa dẻo xung quanh nơi sống và làm việc.

Tuy vậy, mọi người vẫn nên chú ý hạn chế sử dụng túi nhựa, túi ny-lông và các đồ dùng bằng chất dẻo khác.

Ngoài ra, Giáo sư Su Dacheng đề nghị mọi người nên giảm thiểu sử dụng các sản phẩm từ nhựa trong sinh hoạt như đồ chơi bằng nhựa cho trẻ em, tấm trải sàn, không sử dụng bọc nhựa để hâm nóng thức ăn, giảm các sản phẩm nhựa dùng một lần. Thảm trải sàn và giấy dán tường trong nhà cũng có thể chứa chất hóa dẻo. Ngoài ra, chính phủ cũng cần đặt ra các tiêu chuẩn liên quan đến chất hóa dẻo, khuyến khích hạn chế sử dụng vật dụng chứa chất hóa dẻo.

 

Exit mobile version