Đại Kỷ Nguyên

“Trăng xanh” và sao Hỏa “chạm” Mặt trời xuất hiện vào cuối tuần

Giới thiên văn học và người yêu thích thiên văn sẽ được chứng kiến cảnh tượng lý thú vào cuối tuần này, sẽ xuất hiện hai kỳ quan thiên văn, trong đó tối thứ Bảy có hiện tượng “Trăng xanh” hiếm thấy (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Giới thiên văn học và người yêu thích thiên văn sẽ được chứng kiến cảnh tượng lý thú vào cuối tuần này, đó là việc xuất hiện hai kỳ quan thiên văn: Trong đó tối thứ Bảy có hiện tượng “Trăng xanh” hiếm thấy; còn vào Chủ Nhật là hiện tượng “sao Hỏa chạm Mặt trời”, khi đó Trái đất, sao Hỏa và Mặt trời sẽ nằm trên một đường thẳng.

Mặt Trăng màu xanh?

Theo Futurism, Mặt Trăng giống như có màu xanh dương giữa bầu trời đêm. Đây là hiện tượng rất hiếm khi xảy ra, do các phân tử bụi trong khí quyển phân tán ánh sáng, khiến Mặt Trăng mang màu xanh khi nhìn từ mặt đất.

Earthsky.org đưa ra hai định nghĩa về trăng xanh. Theo quan niệm truyền thống, từ trăng xanh dùng để chỉ lần trăng tròn thứ ba trong một mùa có 4 lần trăng tròn. Mùa ở đây là khoảng thời gian giữa ngày điểm chí (hạ chí hoặc đông chí) và điểm phân (xuân phân hoặc thu phân). Thông thường, mỗi mùa chỉ có ba lần trăng tròn. Do đó, sự kiện trăng tròn diễn ra 4 lần trong một mùa vô cùng hiếm gặp và chưa từng xuất hiện từ tháng 8/2013.

Cách định nghĩa khác về trăng xanh là lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng Dương lịch. Các nhà thiên văn học tính toán có 235 lần trăng tròn trong 19 năm Dương lịch, tương ứng với 228 tháng. Như vậy, 7 trong 19 năm sẽ có 2 lần trăng tròn trong cùng một tháng và 4 lần trăng tròn trong một mùa.

Hình ảnh “Mặt trăng xanh” khiến người ta cảm thấy thật thơ mộng, nhưng nó không phải thật.

Nhà thiên văn Chris Fenwick thuộc cung thiên văn Longo ở New Jersey cho biết, khi Mặt trăng nằm ở đường chân trời sẽ nổi bật lên màu vàng; khi Mặt trăng lên cao giữa không trung nổi bật lên màu trắng.

Cũng nhiều khi Mặt trăng có màu xanh, như sau khi núi lửa Krakatoa thuộc Indonesia phun năm 1883 khiến tro núi lửa bay vào tầng khí quyển làm người ta trông thấy Mặt trăng trong 2 năm sau đó nổi màu xanh. Khu vực xảy ra cháy rừng cũng xảy ra hiện tượng Mặt trăng hơi xanh.

Fenwick cho biết, bầu trời đêm mùa đông cũng thường xuất hiện Trăng xanh do băng trong không khí tạo nên.

Từ vựng “Trăng xanh” lần đầu xuất hiện tháng 3/1946 trên tạp chí “Bầu trời và kính viễn vọng” (Sky and Telescope), với tiêu đề bài viết là “Mặt trăng xanh”.

Sao Hỏa “chạm” Mặt trời

Bảng thời gian của khoảng cách giữa sao Hỏa và Trái Đất (NASA)

Hôm nay (ngày 22/5) sẽ xuất hiện một hiện tượng thiên văn khác là “sao Hỏa ‘chạm’ Mặt trời”, khi đó Trái đất, sao Hỏa và Mặt trời sẽ nằm trên một đường thẳng.

Ngày 30/5 năm nay, sao Hỏa sẽ nằm ở vị trí gần Trái đất nhất trong 11 năm qua. Đến ngày 3/6, sao Hỏa ở rất gần Trái đất. Khoảng cách gần nhất giữa sao Hỏa và Trái đất năm nay sẽ là 75,3 triệu km, so với khoảng cách 400 triệu km giữa sao Hỏa và Trái đất mà nói, khoảng cách này rút ngắn gần 4/5.

Nghĩa là, vào thời điểm tối và rạng sáng có thể thấy được sao Hỏa to và sáng hơn bình thường, nhưng dù thế nào thì nó cũng không thể to và sáng hơn Mặt trăng.

Theo NASA, thời điểm sao Hỏa cách Trái đất tương đối gần vào tháng 8/2003, khoảng cách là 55,758 triệu km, là lần sao Hỏa gần Trái đất nhất trong suốt 60 ngàn năm qua. Lần tiếp theo vào ngày 31/7/2018, sao Hỏa chỉ cách Trái đất 57,638 triệu km.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ

Xem thêm:

Exit mobile version