Đại Kỷ Nguyên

Trận động đất chia đôi mảng kiến tạo khiến các nhà địa chất học bối rối

Vào ngày 7 tháng 9 năm 2017, một trận động đất 8,2 độ richter xảy ra ở miền nam Mexico khiến hàng chục người thương vong và làm bị thương hàng trăm người. Tuy khu vực này là nơi thường xuyên phải hứng chịu thảm họa động đất nhưng sự kiện lần này mang theo nhiều yếu tố bất thường.

Đó là bởi vì trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cho biết một phần của mảng kiến ​​tạo dày hơn 62km chịu trách nhiệm về trận động đất hoàn toàn bị tách rời. Sự kiện này diễn ra trong vài chục giây và nó trùng hợp với việc phóng thích một năng lượng khổng lồ.

Tác giả chính của nghiên cứu, Diego Melgar, một trợ lý giáo sư địa chấn động đất tại Đại học Oregon cho biết: “Hãy tưởng tượng đó là một tấm kính lớn, sự đứt gãy này tạo nên một vết nứt khổng lồ chạy dọc theo chiều rộng của tấm kính ấy.”

Diego Melgar, tác giả chính của cuộc nghiên cứu. (Ảnh: Home Security)

Những sự kiện phân mảnh khổng lồ như vậy đã được quan sát trước đây ở một số nơi trên thế giới, tất cả những trận động đất dữ dội này đều có một điểm chung: Không ai thực sự biết chúng xảy ra như thế nào. Thông tin này quan trọng bởi những quần thể khổng lồ từ bờ biển phía Tây của châu Mỹ đến bờ biển phía Đông Nhật Bản có thể bị đe dọa bởi những trận động đất bí ẩn này.

Những trận động đất lớn có thể gây ra rung động mạnh mẽ trên một khu vực rộng lớn và ảnh hưởng tới nhiều tòa nhà cao tầng. Một ví dụ diễn ra tại thị trấn Chillán của Chile vào năm 1939 đã khiến ít nhất 30.000 người thương vong. Và khi chúng xảy ra gần một bờ biển, sức tàn phá của chúng có thể tăng lên gấp nhiều lần.

Melgar nói thêm: “Sự lo lắng thực sự của tôi về hiện tượng này này là sóng thần sẽ xảy ra ngay sau đó”.

Các mảng kiến ​​tạo, còn được gọi là tấm thạch quyển, được tạo thành từ lớp vỏ của hành tinh và lớp phủ nóng nhưng rắn ở phía trên. Chúng liên tục di chuyển xung quanh bề mặt Trái Đất hoặc nằm sát cạnh nhau, cuộn lên nhau và hình thành các ngọn núi hoặc giảm dần dưới một tấm khác trong khu vực được gọi là vùng hạ lưu.

Xung chấn từ những trận động đất có thể làm vỡ các tấm thạch quyển. (Ảnh: Fox News)

Dọc theo các ranh giới các tấm khác nhau này, động đất sẽ xảy ra khi ma sát tạo ra lực nén để rồi cuối cùng giải phóng chúng ra bên ngoài. Nhưng các trận động đất cũng có thể xảy ra cách xa ranh giới tấm này, trong một phần của tấn đã được đẩy qua một vùng hạ lưu và vào lớp phủ dưới.

Melgar lưu ý: “Nếu bạn uốn cong một cục tẩy, bạn có thể thấy nửa trên được kéo dài, trong khi phía dưới bị đè nén liên tục”. Điều tương tự cũng áp dụng cho các tấm này. Bẻ cong này có thể kích hoạt các lỗi, đây được gọi là động đất intraslab.

Các trận động đất Intraslab xảy ra mọi lúc ở mức độ thấp đến trung bình, thường là do các lỗi liên quan đến chuyển động từ bên này sang bên kia hoặc sự đẩy lên của một khối.

Melgar đề cập trận động đất Sanriku năm 1933 ở Nhật Bản với độ lớn 8,5 độ richter như là một ví dụ điển hình cho một trong những trận động đất intraslab thông thường. Một trận động đất khác là ở Tarapaca – miền bắc Chile năm 2005 với cường độ 7,8.

Thiệt hại từ trận động đất mạnh 8.1 độ richter tấn công Mexico vào ngày 7/9/ 2017. (Ảnh: Star)

Dù gì những trận động đất này đều vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn. Các khảo sát địa chấn thường được sử dụng để hình dung các chuyển động kiến ​​tạo đều cho rằng chúng không thể thâm nhập vào các độ sâu như vậy. Việc lập bản đồ các phiến đại dương cũng đang ở giai đoạn trứng nước và không có nhiều dữ liệu lịch sử có độ phân giải cao để cho kết quả. Điều đó có nghĩa là các nhà địa lý học hiện đang vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời cuối cùng.

Nhật Quang

Exit mobile version