Đại Kỷ Nguyên

Thời kỳ “tiểu băng hà” là nguyên nhân của dịch bệnh, sự sụp đổ của các đế chế và di cư

Khi đề cập đến tình trạng biến đổi khí hậu, hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến tình trạng gia tăng nhiệt độ, hạn hán, và các cơn bão—loại tình trạng biến đổi khí hậu mà Trái Đất đang trải qua hiện nay. Cho đến nay có rất nhiều ghi chép về cách thức hạn hán và những tác hại của nó đã khiến các đế chế và vương quốc sụp đổ.

Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu đang cân nhắc đến một loại khác của tình trạng biến đổi khí hậu—một thời kỳ tiểu băng hà—mà họ nói đã khiến một số đế chế ở Á-Âu, bao gồm đế chế La Mã, lụi tàn hoặc sụp đổ và có thể đã thúc ép các đàn chuột mang dịch bệnh di tản đến khu vực Đông Âu.

Các tác giả nghiên cứu, dẫn đầu bởi GS Ulf Büntgen từ Viện Nghiên cứu Liên bang Thụy Sĩ, đã viết một bài đăng trên tạp chí Nature Geoscience, trong đó nói rằng các biến đổi khí hậu đã gây nên những “sự tái tổ chức xã hội” ở Châu Á và Châu Âu.

“Đặc biệt, giai đoạn thế kỷ 6 trùng khớp với giai đoạn phát triển và lụi tàn của các nền văn minh, các loại bệnh dịch, sự di dân và tình trạng bất ổn định chính trị”, bản tóm tắt của của 16 đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Trong một bức vẽ trong khoảng giai đoạn 1490, Thánh Sebastian đã cầu xin Đức Chúa Trời cứu mạng sống của một tay trộm mộ bị hành hạ bởi bệnh dịch trong Dịch bệnh Justinian vào thế kỷ 7, mà các tác giả nói rằng có thể đã bị gây nên do trình trạng biến đổi khí hậu. (Ảnh: Wikimedia)

Các nhà khoa học làm việc trong nghiên cứu này bao gồm các nhà khí hậu học, các nhà địa lý, các nhà sử học, các nhà vật lý, cùng một nhà ngôn ngữ học. Họ đã quan sát vòng tuổi của cây từ Dãy núi Altai ở Nga và dãy núi An-pơ (Alps) ở Châu Âu để đo lường mức nhiệt độ mùa hè trong 2.000 năm qua.

Họ nhận định rằng thời kỳ Tiểu Băng hà từ khoảng 1450 cho đến cuối 1800 SCN không nghiêm trọng bằng đã thảm họa đã giáng xuống lục địa Á Âu trong hai thế kỷ 6 và 7.

Bản tóm tắt của họ có ghi:

“Chúng tôi đã phát hiện thấy một điều kiện lạnh giá chưa từng có, lâu dài và đồng bộ bán phần theo sau một loạt các vụ phun trào núi lửa lớn vào năm 536, 540 và 547 SCN, có lẽ đã được duy trì nhờ băng biển và đại dương, cũng như một giai đoạn cực tiểu Mặt Trời. Do đó chúng tôi xác định giai đoạn từ năm 536 đến khoảng 660 SCN là thời kỳ Tiểu Băng Hà Late Antiquity. Trải dài trên hầu hết vùng diện tích Bắc Bán Cầu, chúng tôi cho rằng có thể nhìn nhận giai đoạn băng giá này là một nhân tố môi trường phụ thêm đã gây nên Dịch bệnh Justinian, sự chuyển đổi của Đế chế La Mã phía đông và sự sụp đổ của Đế chế Sasanian, sự di tản ra khỏi vùng thảo nguyên ở Châu Á và bán đảo Ả Rập, sự tràn lan của những người nói tiếng Xla-vơ (Slav) và các biến động chính trị ở Trung Quốc”.

Hoàng đế Heraclius của Đế quốc Byzantine kết liễu cuộc đời vị vua quan trọng cuối cùng Đế chế Sasanian, vua Khosrau (Khosrow) II (trị vì từ 590-628 SCN). (Ảnh: Wikimedia)

“Dựa trên nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng giai đoạn này là lạnh nhất trong vòng 2.000 năm trở lại đây”, TS Büntgen trao đổi với trang New Scientist.

Những mùa hè mát hơn đến 4 độ C đã xuất hiện là hệ quả của việc các hạt tro bụi núi lửa che khuất ánh sáng Mặt Trời tiếp cận Trái Đất. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình có lẽ đã thấp hơn khoảng 2 độ C so với các mức nhiệt độ tham chiếu tiêu chuẩn trong giai đoạn từ 1961 đến 1990.

Vụ phun trào mãnh liệt ngọn núi lửa Vesuvius đến sớm hơn thời kỳ Tiểu Băng Hà Late Antiquity, vào năm 79 SCN. (Ảnh: Wikipedia)

Môt tác động của tình trạng thay đổi các mức nhiệt độ và mô thức thời tiết là phần di sản còn lại của Đế chế La Mã, sau khi bị giới hạn vào khu vực Địa Trung Hải, đã mất thậm chí còn nhiều quyền lực và đất đai hơn. Một mùa gieo trồng cây lương thực ngắn hơn có thể đã giảm thiểu sản lượng lương thực và gây ra nạn đói. Những người đói cũng dễ mắc bệnh hơn. Một hậu quả khác là sự xuất hiện tiềm tàng của các loài động vật gặm nhấm mang bệnh (như chuột, sóc,…) trong lãnh thổ đế quốc.

Tuy nhiên, một số người khác lại đã hiển nhiên hưởng lợi từ thời kỳ tiểu băng hà. Bán đảo Ả-rập có thể đã trở nên ít khô cằn hơn, từ đó gia tăng lượng cây trồng và trợ giúp dân du mục chăn lạc đà và có lẽ, thúc đẩy người Ả rập di cư đến Châu Âu, chiếm đóng vùng lãnh thổ của người La Mã. Trang New Scientist cũng báo cáo rằng người Lombard (một bộ tộc người German) đã xâm lược nước Ý và nắm quyền kiểm soát từ 568 đến 774. Và các ngôn ngữ Xla-vơ thời kỳ đầu, vốn chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, đã lan rộng trên khắp lục địa Châu Âu trong thời kỳ này.

Giai đoạn lịch sử này được biết đến với cái tên Late Antiquity. Büntgen và những người khác đã đặt tên cho giai đoạn này là thời kỳ Tiểu Băng hà Late Antiquity.

Tác giả: Mark Miller, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version