Đại Kỷ Nguyên

“Có thể tồn tại một Trái Đất cổ đại bên trong Trái Đất”, các nhà khoa học Harvard tuyên bố

Một nhóm các nhà khoa học từ trường Đại học Harvard đã tìm ra được một dấu hiệu cho thấy một phần của Trái Đất cổ đại vẫn còn tồn tại bên trong lớp vỏ Manti của Trái Đất hiện nay. Phát hiện chấn động dưới đây đã được các nhà khoa học từ Đại học Harvard trình bày trong hội nghị Goldschmidt ở Sacramento, California.

Tồn tại trái đất cổ đại bên trong trái đất. (Ảnh: Internet)
Liệu có tồn tại nền văn minh cổ đại bên trong Trái Đất? (Ảnh: Internet)

Tại hội nghị Goldscmidt, các nhà khoa học tuyên bố rằng một mức tỷ lệ đồng vị chưa thể giải thích sâu bên trong Trái Đất có thể là một “dấu ấn” còn sót lại của Trái Đất cổ đại, tồn tại từ trước khi va chạm với một tinh cầu.

Phó Giáo Sư Sujoy Mukhopadhyay, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích rằng chỉ một phần Trái Đất đã tan chảy như kết quả của vụ va chạm, và rằng sâu bên trong lớp vỏ manti của Trái Đất hiện nay vẫn còn tồn tại một phần của Trái Đất cổ đại.

Cấu trúc của Trái Đất. Rất có thể một vài bộ phận của Trái Đất cổ đại vẫn còn tồn tại trong lớp manti. (Ảnh: Internet)

Nhưng nói chính xác thì những nhà khoa học đã lấy ý tưởng này từ đâu?

Liệu có một Trái Đất cổ đại bên trong Trái Đất?

Một trong những hố sâu khổng lồ trên bề mặt Trái Đất. (Ảnh: Internet)

Nhóm nghiên cứu đã phân tích những mức tỷ lệ đồng vị của các loại khí hiếm nằm sâu bên trong lớp vỏ manti của Trái Đất và so sánh nó với mức tỷ lệ đồng vị của các loại khí ở gần hơn với bề mặt. Họ đã phát hiện thấy mức tỷ lệ đồng vị giữa Helium (3He) và Neon (22Ne) là cao hơn trên bề mặt lớp manti so với những lớp nằm sâu hơn bên dưới. Kết quả phân tích hai đồng vị 129-Xenon và 130-Xenom cũng góp phần củng cố cho giả thuyết này. Thông thường, các chất liệu được đẩy lên bề mặt từ lớp manti sâu hơn có tỷ lệ đồng vị thấp hơn các chất liệu nằm gần bề mặt.

Vì đồng vị 129-Xenon được tạo thành từ đồng vị 129-I-ốt, những đồng vị này cho thấy lớp manti cổ đại đã được tạo thành trong 100 triệu năm đầu tiên của Trái Đất.

Giáo sư Mukhopadhyay cũng giải thích thêm: 

“Khía cạnh hóa địa chất chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa tỷ lệ đồng vị các loại khí hiếm tại nhiều bộ phận khác nhau của Trái Đất; cần một lời giải thích cho hiện tượng này. Ý tưởng cho rằng – một vụ va chạm mang tính hủy diệt giữa Trái Đất với một hành tinh khác, sự kiện lớn nhất trong lịch sử địa chất của Trái Đất, đã không toàn toàn làm tan chảy và đồng nhất Trái Đất – đang thách thức một số hiểu biết của chúng ta hiện nay về quá trình hình thành hành tinh và năng lượng học của những vụ va chạm cỡ lớn. Nếu giả thuyết này được chứng minh là đúng, thì có thể chúng ta đang nhìn thấy tiếng vọng của Trái Đất cổ đại, từ một thời điểm trước khi xảy ra vụ va chạm”.

Bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Hãy chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới!

Theo Disclose.tv
Hồng An biên dịch, Quý Khải biên tập

Xem thêm:

Exit mobile version