Đại Kỷ Nguyên

Điểm mặt 8 loài vật mới được phát hiện trong năm 2017

Trong năm 2017, các nhà khoa học đã phát hiện thêm những loài vật mới với nhiều đặc điểm kỳ lạ chưa từng biết trước đây. 

1. Chuột dừa Vangunu

                                        Chuột dừa Vangunu. (Ảnh: Wetter.de)

Người dân ở quần đảo Solomon, Papua New Guinea thường truyền miệng cho nhau nghe câu chuyện về những con chuột khổng lồ sống trong rừng mà có thể phá vỡ trái dừa, nhưng cho đến gần đây các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng chúng thực sự tồn tại chứ không phải là truyền thuyết. Được gọi là chuột dừa Vangunu, loài mới này dài khoảng 46 cm từ mũi đến đuôi, và nặng tới 1 kg, gấp 3 lần kích thước của một con chuột cống bình thường.

2. Đười ươi Tapanuli

Đười ươi Tapanuli là loài khỉ vàng hiếm nhất, với ít hơn 800 cá thể còn tồn tại. Một quần thể đười ươi này đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1997 tại Sumatra, Indonesia nhưng gần đây nó mới được công nhận là một loài riêng biệt thông qua các nghiên cứu di truyền và các quan sát trong tự nhiên về hành vi, giao tiếp và chế độ ăn uống.

                               Đười ươi Tapanuli. (Ảnh: Salud Limpia)
3. Cá Mariana Snailfish
                               Cá Mariana Snailfish. (Ảnh: Era Baru)

Loài cá mới được phát hiện năm 2017 sống ở nơi sâu nhất trên thế giới – rãnh Mariana. Nó được đặt tên là Mariana Snailfish với khả năng có thể lặn sâu tới 8200m và thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt và thiếu sáng.

4. Nhện xanh Baby Blue

                                 Nhện xanh Baby Blue. (Ảnh: New Atlas)

Loài nhện xanh này đã được phát hiện ở Guyana, Nam Mỹ, trong một lần khảo sát của các nhà khoa học.

5. Tôm Pink Floyd

                                      Tôm Pink Floyd. (Ảnh: Rock Antenne)

Được đặt một cái tên rất đẹp – Pink Floyd – loài tôm này có một chiếc càng to màu hồng và nó có thể giết chết con mồi với một lần kẹp của càng.

6. Tắc kè tróc vảy

                                    Tắc kè tróc vảy. (Ảnh: New Atlas)

Loài tắc kè thường rụng đuôi khi trốn tránh kẻ thù nhưng loài tắc kè mới được phát hiện này lại tự tróc vảy để tự vệ. Sau đó vài tuần, lớp vảy mới được hình thành bình thường.

7. Cua ẩn sĩ cộng sinh

                               Cua ẩn sĩ cộng sinh. (Ảnh: Mundo Agropecuario)

Hầu hết cua ẩn sĩ đều làm ngôi nhà của chúng trong các vỏ sò cứng nhưng loài mới phát hiện này lại có một ý tưởng độc đáo. Vỏ của chúng thực sự đang sống – Các loài hải quỳ neo trên lưng của con cua và xây một lớp vỏ mềm bằng cát và hợp chất hữu cơ. Hai loài này sống cộng sinh với nhau dưới biển Nam Phi.

8. Cá mập phát sáng

                                      Cá mập phát sáng. (Ảnh: OurWindsor.ca)

Loài cá mập này được phát hiện ở độ sâu hơn 300 m tại Hawaii với khả năng phát sáng nhờ các chất phát sáng sinh học. Cá mập này dài 30 cm và nặng khoảng 1 kg.

Sơn Tùng

Exit mobile version