Đại Kỷ Nguyên

Những dự ngôn đáng kinh ngạc về Trung Hoa cho thấy lịch sử vốn dĩ đã được an bài

dự ngôn

Ảnh minh họa

Từ thế hệ này đến thế hệ khác, khi một triều đại thay đổi, cả Trung Nguyên sẽ rung chuyển và có thể là những thay đổi mạnh mẽ. Nhưng ít ai biết rằng, tất cả những thịnh suy đó đều đã sớm được nhìn thấy và lưu lại trong các dự ngôn.

Một điều đặc biệt dễ nhận ra là tại các thời kỳ, mỗi triều đại đều có một vị cao nhân, họ có tầm nhìn vĩ mô và có thể dự đoán được những thay đổi mạnh mẽ trên mặt đất. Chỉ cần nhìn thoáng qua họ đã có thể nhìn thấu được toàn bộ quá trình thành bại của một triều đại. Những lời tiên tri này được lưu lại cho các thế hệ tương lai trong các tác phẩm như “Càn Khôn Phương Niên Ca”, “Mã Tiền Khóa” của thời Tam Quốc, “Thôi Bối Đồ” thời nhà Đường, “Mai Hoa Thi” thời nhà Tống, “Thiêu Bính Ca” thời nhà Minh, v.v. Những lời tiên tri này đã khiến người đời kinh ngạc sửng sốt về những dự đoán chính xác về triều đại, quốc gia, vị vua sáng lập cũng như các sự kiện lớn của các triều đại. 

Lời tiên tri về nhà Đường

Tiên đoán về sự xuất hiện của triều đại nhà Đường được minh họa qua hình ảnh thứ hai của cuốn sách ” Thôi Bối Đồ”, tụng rằng: “Lụy lụy thạc quả, Anh minh kỳ số, Nhất quả nhất nhân. Tức tân tức cố.”

Hình ảnh thứ 2 trong Thôi Bối Đồ mô tả sự xuất hiện của triều đại nhà Đường (Ảnh: epochtimes)

Có tổng cộng hai mươi mốt trái mận được xếp trên đĩa, và trái thứ tư không có cuống. Hai mươi mốt trái mận tượng trưng cho gia tộc họ Lý trong triều đại nhà Đường. Triều đại nhà Đường có tổng cộng hai mươi mốt vị hoàng đế, trái thứ tư không có cuống, ám chỉ rằng đời hoàng đế thứ tư của nhà Đường, Võ Tắc Thiên, không đến từ gia tộc nhà Lý. 

Tụng rằng: “Vạn vật thổ trung sinh, nhị cửu tiên thành thật, nhất thống định Trung Nguyên, minh thịnh dương tiên kiệt.”

Thời Trung Quốc cổ đại, thiên can địa chi, mậu, kỷ, tuất giai vi đều từ đất, đại diện cho đất, thành trì chi thổ, điền viên chi thổ chỉ ra vùng đất âm dương của Trung Quốc. Khi đó Lý Uyên đã khai quốc lập ra nhà Đường, xưng là hoàng đế. Năm Vũ Đức nguyên niên (618) là năm Mậu Dần, Dần Thuộc Dương Mộc, Dương chỉ ban ngày và sự tỏa sáng của mặt trời, cung cấp năng lượng cho sự phát triển của vạn vật, Thổ sinh Mộc, là sự bắt đầu của vạn vật. Ứng với câu “vạn vật thổ trung sanh”.“Nhị cửu tiên thành thật, Nhị cửu ứng thập bát”, “thật” là quả thật, thảo mộc kết tử, họ Lý thống nhất Trung Nguyên. Câu thứ tư ” minh thịnh Dương tiên kiệt” là nhắc đến Võ Tắc Thiên, gần như sẽ gây nguy hiểm cho nhà Đường. Sau đó, Thái Bình Công chúa, Vi Hậu và Đường Huyền Trang đều trở thành con rối trong tay Dương Quý Phi, chính trị bỏ bê, là biểu hiện của âm thịnh.

Quả táo không cuống ám chỉ nữ hoàng Võ Tắc Thiên (Ảnh: Wikipedia)

Hình ảnh thứ hai đến từ bức họa thứ chín của ” Thôi Bối Đồ”, dự đoán nhiều sự kiện lớn của triều đại nhà Đường trong gần ba trăm năm, bao gồm cuộc nổi loạn An Sử, cái chết của Dương Quý Phi, khởi nghĩa Hoàng Sào và cái chết của Chu Ôn… Các sự kiện lớn được thể hiện bằng những bức họa và được dự đoán chính xác trong các bài tụng.

Trong thời Tam Quốc, khi Gia Cát Lượng làm đại quân sư của Thục Hán, ông đã viết “Mã Tiền Khóa” để dự đoán các sự kiện lớn của thế giới. Trong bài thứ tư của “Mã Tiền Khóa”có viết “Thập bát nam nhi, Khởi vu Thái Nguyên”

Đứa bé trai được nhắc đến: Khi chữ thập (十) và chữ bát (八)đứng với nhau sẽ hợp thành một chữ “Lý”, và đây cũng là một cách chơi chữ. Khi đó,Thái Tông Lý Thế Dân 18 tuổi, ông đã ở Thái Nguyên giúp cha của mình là Lý Uyên trong quân sự.

Lời tiên tri về nhà Nguyên

Hình ảnh thứ hai mươi lăm trong “Thôi Bối Đồ ” đã tiên đoán về Nguyên Thái Tổ và toàn bộ triều đại nhà Nguyên. Bức tranh vẽ một chiếc rìu sắt, tay cầm của chiếc rìu được chia thành mười phần. Lưỡi rìu bằng sắt, tay cầm bằng gỗ, đó là một phép ẩn dụ cho tên của Nguyên Thái Tổ, Thiết Mộc Chân. Tay cầm gồm mười đoạn có nghĩa là nhà Nguyên sẽ trải qua mười đời hoàng đế. Hình ảnh đơn giản rõ ràng, và toàn bộ triều đại được phác thảo bằng các dòng chữ. Những dự đoán chính xác, ẩn dụ khôn ngoan đã làm cho các thế hệ tương lai phải ngạc nhiên.

Sấm viết “Bắc đế Nam thần, Nhất Ngột tự lập, Oát Nan hà thủy, Yến sào bổ Thục”

“Bắc đế Nam thần, Nhất Ngột tự lập” dự đoán Nam Hán sẽ đầu hàng Bắc Hồ. “Oát Nan hà thủy” là dự đoán rằng Nguyên Thái Tổ Thiết Mộc Chân sẽ xưng vương Hoàng Đế.

Trong bài thứ 7 của “Mã Tiền Khóa”, Gia Cát Lượng có viết “Nhất Nguyên phục, Thủy Dĩ cương xử trung, Ngũ ngũ tương truyền, Nhĩ Tây ngã Đông”

“Nhất nguyên phục thủy” đề cập đến triều Nguyên kiến lập. “Dĩ cương xử trung” người ta nói rằng Mông Cổ bắt nguồn từ sa mạc, đi dưới ánh mặt trời, và đi bộ trên mặt đất. “Ngũ ngũ tương truyền”, nói đến mười vị Hoàng đế trong triều đại nhà Nguyên. Ở đây phù hợp với lời tiên tri trong “Thôi Bối Đồ”. “Nhĩ Tây ngã Đông” nói về sự chia cắt lãnh thổ trên khắp lục địa Á – Âu.

Lời tiên tri về nhà Thanh

Từ hình ba mươi ba đến ba mươi sáu trong “Thôi Bối Đồ” dự đoán về nhà Thanh – triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc, hình thứ ba mươi ba của “Thôi Bối Đồ” là “Hoàng Hà thủy, Thanh khí Thuận tắc Trị, chủ khách bất phân, Địa Chi vô Tý”

Trong câu “Địa Chi vô Tý”, có mười hai Địa Chi ý nói đến mười hai vị hoàng đế. Năm 1636, Hoàng Thái Cực đã đổi tên nước thành “Thanh”, nhà Thanh có 12 Địa Chi, không có chi Tý còn 11, nhà Thanh từ khi dựng nước đến khi kết thúc có 12 vua, kể từ khi đặt tên nước là Đại Thanh có 11 vua, chi Tý là chi đầu, ứng với vị vua đầu tiên Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Hoàng đế nhà Đường đã viết ra mười bốn tập “Thiền sư Thi”, tám trong số đó dự đoán rõ ràng thời đại của các hoàng đế triều Thanh, bao gồm Khang Hi, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi.

Một trong những bài thơ có viết: “Hắc hổ đương đầu vận tế, Khang Tứ phương kham, định tịnh thùy thường, Đường Ngu dĩ hậu vô tư thịnh, Ngũ ngũ hoàn kiêm lục lục trường.”

Hình ảnh thứ 33 trong Thôi Bối Đồ (Ảnh: epochtimes)

Trong bài thơ “Khang” ý chỉ Khang Hy Đại đế triều Thanh, năm 1662 tức năm Hổ, ông tại vị đảm nhiệm vị trí đứng đầu quốc gia, thế nước hưng thịnh, lịch sử gọi là “Khang Càn thịnh thế”. Bình định nổi loạn bốn phương, do đó gọi là “tứ phương kham định”, trị nước vô cùng mẫu mực, đến mức cổ nhân gọi là “không làm cũng trị”. Ông khai sáng thời thịnh thế noi theo Đường Ngu, từ trước đến nay chưa từng có thời thịnh thế như vậy, do đó nói “Đường Ngu dĩ hậu vô tư thịnh”

Như câu “Càn quái chiêm lai cảnh vận Long Nhất bàn lục giáp tổ tôn đồng”. Theo dự đoán, Hoàng đế Càn Long sẽ nhậm chức trong sáu mươi năm. Kết quả, Càn Long không dám vượt quá tổ phụ Khang Hy, do đó sau 60 năm trị vì liền tiến hành thoái vị.

Vào năm Sùng Trinh thứ mười bảy (tức năm 1644), khi nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn nhập cung, ông gặp một vị thuật sĩ trên đường. Ông đã ngỏ lời hỏi về cát hung. Vị Thuật sĩ trả lời: “Tuy là cát lợi, nhưng tôi e rằng sẽ không toàn vẹn. Đa Nhĩ Cổn hỏi lý do tại sao. Vị Thuật sĩ chỉ nói một câu: “Giang sơn của nhiếp chính thì mãi mãi là của nhiếp chính vương”.

Đa Nhĩ Cổn hỏi: “Có phải giang sơn này do ta lấy được và cũng do chính ta làm mất không?” Vị thuật sĩ không trả lời mà chỉ nói rằng “Chính ngài sẽ tự mình gặp.” Đa Nhĩ Cổn hỏi lại: “Vậy rốt cuộc ngày đó thuộc về ai ?” Vị thuật sĩ đã trả lời “Đứa trẻ cô nhi cuả người đàn bà góa sẽ có được thiên hạ, đứa trẻ cô nhi của người đàn bà góa sẽ mất đi thiên hạ”. Đa Nhĩ Cổn lắng nghe, thầm nghĩ, số phận đã chọn đứa trẻ mồ côi, không phải mình. Sau đó, ông đã lãnh đạo quân đội đánh bại Lý Tự Thành và đánh dẹp các thế lực nhà Nam Minh giành được thiên hạ. Sau đó, thuận theo ý trời Đa Nhĩ Cổn đã để đứa trẻ mồ côi cai trị giang sơn, trở thành tiểu hoàng đế Thuận Trị con của Hoàng Thái Cực, còn ông giữ chức vụ nhiếp chính vương.

Chân dung thân vương Đa Nhĩ Cổn (Ảnh: Wikipedia)

Tháng 12 năm 1908, Từ Hi Thái Hậu trong lúc hấp hối đã chọn con trai của Thuần thân vương là Phổ Nghi làm hoàng đế. Thuần thân vương Tải Phong do đó nhận vai nhiếp chính vương. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ, Phổ Nghi thoái vị. Như vậy, triều đại nhà Thanh bắt đầu từ năm 1644, và kéo dài 268 năm, khởi đầu với một hoàng đế trẻ tuổi và kết thúc cũng như vậy.

Ngoài những lời tiên tri này, “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bác Ôn và “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng cũng dự đoán về triều đại nhà Thanh. Lưu Bá Ôn nói: “Thủy tẩm nguyệt cung”, “Thủy” dùng để nói về bộ Thủy có 3 điểm phia bên trái, “Nguyệt” góc phản bên dưới; “chủ thượng di” góc trên bên phải là “chủ”. Khi các bộ đặt cùng nhau ghép lại là chữ “Thanh”.

“Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng cũng có những dự đoán về triều đại nhà Thanh: “Thủy nguyệt hữu chủ, Cổ nguyệt vi quân, Thập truyền tuyệt Thống, Tương kính nhược tân.”

Theo như Thủ Nguyên giải thích rằng “Thủy nguyệt hữu chủ” có một chữ “Thanh”. “ Cổ Nguyệt” có chữ “Hồ”, ”Thập truyền tuyệt Thống” ý nói triều Thanh từ khi nhập quan truyền được 10 đời Hoàng đế, cuối cùng là Phổ Nghi (Tuyên Thống). “Tương kính nhược tân” là chính phủ Quốc Dân ưu đãi các thành viên vương tộc nhà Thanh.

Vũ trụ đang ở trong một thời kì phi thường, các dự ngôn nói rằng Di Lặc Phật đã tới nhân gian cứu độ con người. (Ảnh: dkn.tv)

Theo những lời tiên tri này, Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn,…và nhà tiên tri vô danh, họ ở các triều đại khác nhau, nhưng họ đều có những dự đoán tương tự nhau về nhà Đường, nhà Nguyên, nhà Thanh và những sự kiện lớn khác. Từ những cái nhìn bao quát họ đã thấy toàn bộ quá trình thành công và thất bại của cả một triều đại. Họ cũng giống như những nhà tiên tri vượt thời gian và không gian, tuy không có bất kỳ sự hỗ trợ nào của công nghệ nhưng họ lại có những dự đoán chính xác hơn cả những máy móc tinh vi nhất. Vậy quá trình thành công hay thất bại của một triều đại có phải là sự sắp đặt từ trước? Tại sao nó có thể thấy trước?

Nếu lịch sử là một sắp xếp, thì phải chăng thời kỳ chúng ta đang sống ngày nay cũng được sắp đặt, an bài? Mục định của sự sắp đặt này là gì, chúng ta đang chờ đợi điều gì? Mỗi người chúng ta chắc hẳn một lúc nào đó có sẽ tìm thấy câu trả lời cho riêng mình.

Hoài Anh

Exit mobile version