Đại Kỷ Nguyên

Não của bạn đang teo nhỏ, làm cách nào để phòng tránh?

Bộ não của bạn đang teo nhỏ; bạn có thể đang mất 0,4% dung lượng não mỗi năm. (Ảnh : Vladgrin/iStock; có chỉnh sửa bởi Đại Kỷ Nguyên)

Thiền tập không chỉ là thứ gì đó như “ngồi tĩnh tâm” hay chỉ thuộc về tư tưởng. Nó có tác động thực tại lên não bộ, và có tiềm năng rất lớn trong việc phòng tránh các chứng bệnh về não. Dưới đây chúng ta hãy cùng điểm qua một số thay đổi trong não bộ nhờ việc tập thiền từ nhiều nguồn nghiên cứu.

Ngăn chặn sự co rút của bộ não bạn

Tất cả mọi người sẽ trải nghiệm hiện tượng teo não khi già đi, đôi lúc bắt đầu ở ngưỡng tuổi 30 nhưng thường xảy ra sau độ tuổi 40. Vào giai đoạn cuối cuộc đời, thể tích mô não sẽ giảm xuống tương đương với một đứa trẻ 7 tuổi. Một tỷ lệ teo não cao hơn có thể gây ra chứng mất trí, chết yểu, trầm cảm, nguy cơ đột quỵ…

Nhà khoa học thần kinh Davidson đã làm thí nghiệm với những nhà sư có trình độ cao thâm nhất của Đại Lai Lạt Ma, mỗi người đều đã có quá trình tập thiền từ 15 đến 40 năm. Trong nghiên cứu năm 2004, ông phát hiện rằng thiền định có thể ngăn ngừa sự thất thoát chất xám trong não bộ. Sự thất thoát chất xám sẽ tác động đến rất nhiều chức năng thần kinh, như khả năng kiểm soát cảm xúc, sự bốc đồng, các ý nghĩ, và cử động.

Xem thêm:

Một nghiên cứu năm 2011 thực hiện tại trường Đại học California ở Los Angeles cũng phát hiện thấy thiền định có thể làm chậm quá trình teo não do lão hóa. Phó giáo sư Eileen Luders, người dẫn đầu nghiên cứu, đã phát biểu trong một thông cáo báo chí rằng: “Nếu thực hành đều đặn qua nhiều năm, thiền định có thể làm chậm hiện tượng teo não do lão hóa, có thể nhờ các ảnh hưởng tích cực của nó lên hệ miễn dịch”.

Tuy nhiên, cô cũng cho rằng các kết quả của cô có thể giải thích theo cách khác: có thể những người muốn thiền tập, từ ban đầu bộ não của họ đã hơi khác biệt so với những ai không muốn thiền tập.

Bảo trì các liên kết thần kinh não bộ của bạn

Thiền tập không chỉ gia cường chất xám mà nó còn gia cường chất trắng (là mạng lưới liên kết các chất xám với nhau). Một bài viết của trường Đại học California tại Davis đã miêu tả chất trắng như sau: “[Nếu não bộ] là một mạng lưới máy tính, thì chất xám—một phần chứa các tế bào thần kinh và mao mạch—sẽ là các máy tính và chất trắng sẽ là các dây cáp”.

Thiền tập giúp tăng cường chất xám lẫn chất trắng trong não bộ. (Ảnh: Askold Romanov/iStock)

“Những người thiền tập lâu năm có các sợi chất trắng nhiều hơn, hoặc có mật độ lớn hơn hoặc cách ly tốt hơn trên khắp não bộ”.

—Phó giáo sư Eileen Luders, Trung tâm Lập bản đồ Não bộ thuộc trường Đại học California ở Los Angeles

PGS Luders nói: “Các kết quả của chúng tôi cho thấy những người thiền tập lâu năm có các sợi chất trắng nhiều hơn, hoặc có mật độ lớn hơn hoặc cách ly tốt hơn trên khắp não bộ … Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng sự sụt giảm các mô chất trắng liên quan đến quá trình lão hóa bình thường đã được giảm thiểu rất nhiều đối với những người tích cực tập thiền”.

Ào ạt phát ra các sóng Gamma

Ngoài việc ngăn chặn sự teo não, thiền tập cũng có thể giúp bạn phát ra các sóng gamma vượt ngưỡng bình thường.

Sóng Gamma được cho là “một trong những sóng điện não có tần suất cao nhất và quan trọng nhất”. Để sản sinh các sóng gamma, hàng nghìn tế bào thần kinh cần phải hoạt động đồng bộ tại một mức vận tốc cực lớn.


(Ảnh: KTSimage/iStock)

Một số nhà sư có hoạt động sóng gamma mạnh mẽ hơn và có cường độ cao hơn bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận trong lịch sử.

GS Davidson phát hiện thấy một số nhà sư có hoạt động sóng gamma mạnh mẽ hơn và có cường độ cao hơn bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận trong lịch sử. Sự chuyển động của các sóng cũng có trật tự hơn rất nhiều so với các tình nguyện viên thí nghiệm vốn chưa có kinh nghiệm thiền tập.

Năm 2012, các nhà khoa học thần kinh, thuộc trường Đại học Wisconsin đã gắn 256 thiết bị cảm ứng vào bộ não của nhà sư Tây Tạng Matthieu Ricard. Họ phát hiện ra rằng khi ông thiền định trong trạng thái từ bi, ông có thể phát ra các tia gamma ở một mức độ vượt ngưỡng, theo Tạp chí Smithsonian.

Tăng cường các bộ phận khác nhau của não bộ có liên quan đến sự hạnh phúc và bình yên

Ricard đã được gọi là “người đàn ông hạnh phúc nhất trên thế giới”. Các nhà nghiên cứu có thể chỉ ra điều đó bằng cách nhìn vào hoạt động của các phần khác nhau trong não bộ của ông, rằng ông có “một dung lượng lớn bất thường cho sự hạnh phúc và làm giảm xu hướng tạo ra sự tiêu cực”, theo trang Smithsonian. Nghiên cứu cũng phát hiện thấy các hiệu quả tương tự—mặc dù không quá nổi bật—ngay cả trong những người chỉ thiền định 20 phút mỗi ngày trong khoảng thời gian 3 tuần lễ.

Gắn một mạng lưới cảm biến trắc địa có 128 nút, nhà sư Phật giáo Matthieu Ricard ngồi trong phòng cách âm để chuẩn bị cho một bài kiểm tra điện não đồ tại Trung tâm Waisman thuộc trường Đại học Wisconsin-Madison vào ngày 5/7/2008. (Ảnh: Jeff Miller)

Các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Trung ương Massachusetts, Đại học Massachusetts, và Đại học Giessen của Đức, đã xuất bản một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy sự bình an của những người thiền định được phản ánh trên não bộ.

Tiến sĩ Sara Lazar từ Bệnh viện Trung ương Massachusetts, đã phát biểu trong một thông cáo báo chí rằng theo nghiên cứu này, sự thay đổi trong cấu trúc não bộ tương đồng với những cải thiện mà người tham gia trải nghiệm được, ví dụ như “một cảm giác bình an”.

Sự tập trung chất xám đã thay đổi trong các vùng não bộ liên hệ đến việc học tập và ghi nhớ, cảm xúc, quá trình tự tham chiếu, và khả năng nhìn nhận trên góc độ của người khác.

Trong giai đoạn tám tuần, TS Lazar quan sát thấy sự tập trung chất xám đã thay đổi trong các vùng não bộ liên hệ đến việc học tập và ghi nhớ, cảm xúc, quá trình tự tham chiếu, và khả năng nhìn nhận trên góc độ của người khác.

Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times
Quý Khải biên dịch.

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Xem thêm: 

Exit mobile version