Đại Kỷ Nguyên

Tự ý động sửa phong thủy, hậu quả có nghiêm trọng không?

Người xưa nói rằng “Nhất đức, nhì mệnh, tam phong thủy, tứ tích âm đức, ngũ học hành” có thể thay đổi vận mệnh. Nếu phong thủy tốt có thể giúp ích cho vận mệnh của bạn, thì việc tự ý động sửa phong thủy sẽ gây ra hậu quả gì? (Shutterstock)

Tục ngữ có câu về phúc phận gặp được trong đời là: “Nhất đức, nhì mệnh, tam phong thủy, tứ tích âm đức, ngũ học hành”. Nếu phong thủy tốt có thể giúp ích cho vận mệnh, thì cải biến phong thủy sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy xem những câu chuyện có thật.

1. Con rắn dài chui vào huyệt, tai họa nối tiếp nhau mà đến

Các thầy phong thủy khi xem phong thủy luôn phán đoán cát hung dựa trên hình trạng hoặc hình tượng nhất định của địa hình. Vào thời nhà Thanh, có một thư sinh tên là Uông Kỳ ở Tô Châu, cha mẹ  đều qua đời khi ông còn nhỏ. Ở tuổi đôi mươi, ông kiếm sống bằng nghề dạy học cho trẻ nhi đồng nhập học ở một trường tư thục. Dạy học ở Dương Sơn được vài năm, vì chưa an táng cha mẹ, nên ông bỏ ra hai lượng bạc để mua một nơi có tảng đá lớn hình quả dưa, bề mặt nhẵn thín, để chôn cất cha mẹ, nơi đó hiểm trở dị thường. Sau khi hoàn tất, ông về kinh sư, nói bản thân hộ tịch tại Uyển Bình, tiến vào trường và tham gia kỳ thi. Năm sau, ông trúng cử nhân, rồi một năm nữa, ông thi đỗ tiến sĩ. Chưa đầy 20 năm sau, ông đã làm quan đến án sát sứ Vân Nam.

Vì mộ của cha mẹ ở trên đỉnh núi, rất khó tảo mộ, nên ông đã nhờ người thân xây một con đường đá quanh co dưới chân núi, tiêu tốn hai nghìn lượng bạc, rất kiên cố. Một ngày nọ, một thầy phong thủy đi ngang qua mộ phần của cha mẹ ông, bèn nói: “Ngôi mộ này giống như tổ chim én nép mình giữa những cây xà. Tiếc thay, hiện đã xây đường đá, giống như một con rắn dài chui vào trong huyệt, tai nạn sẽ nối tiếp nhau mà đến.” Không lâu sau, quả nhiên xảy ra việc sai sót, ông bị giáng chức đày đi biên giới, gia sản bị tịch thu. Câu chuyện này xảy ra vào năm Canh Tý thời Càn Long.

2. Vì cải tạo mộ tổ, đang quan cao hiển hách qua nhiều thế hệ, lập tức suy lạc điêu linh.

Thuật thanh ô (thuật phong thủy) có vẻ không đáng tin cậy, nhưng cũng có những trường hợp đáng tin cậy, chủ yếu phụ thuộc vào việc thuật sĩ có thành thạo thuật này hay không. Tổ tiên của Chu Văn công là người Chiết Giang, tằng tổ phụ của ông, Chu ông, từng kinh doanh tơ lụa và sa tanh ở kinh thành. Có một thuật sĩ Giang Tây rất giỏi về phong thủy địa lý, nhưng ở đó rất nghèo, ăn còn không đủ, nên sinh kế gặp khó khăn. Ông ấy là hàng xóm của Chu ông, mỗi lần ra ngoài đều nhờ Chu ông trông nom nhà cửa giúp mình.

Sau mấy năm, thuật sĩ làm ăn vẫn không được như ý nên muốn về nhà, trước khi rời đi, liền nói với Chu ông: “Tôi nợ Chu ông nhiều năm chiếu cố, trong tâm cảm thấy rất xấu hổ, không có cách nào báo đáp, duy chỉ tại đây mới có thể tìm được hai ba nơi có phong thủy tốt, sau này Chu ông có thể chôn ở đất này không?” Chu ông vì không có tiền để mua mảnh đất, nên chỉ bái tạ.

Thuật sĩ nói: “Giá nơi này không đắt, tôi có thể mua làm quà cho ông.” Thế là thuật sĩ dùng một ngàn đồng tiền mua một mảnh đất trước mặt tháp Cương ở Tây trấn Lô Câu, trồng một cây du ở đó, rồi dặn Chu ông: “Khi năm đó đến, dưới gốc cây này có một cái huyệt. Trước sau phải trái, cự ly đến cây này bằng nhau, là có thể an táng, con cháu đời sau của ông sẽ đại quý. Nhưng phải cảnh báo với hậu nhân: Nếu được hiển quý, đừng bao giờ cho rằng thổ mộ không đẹp, mà đắp thêm đồi đất, đá hay những vật bên ngoài.” Chu công từng kể chuyện này với chú mình, do đó sau này khi Chu công vào nội các, mộ tổ vẫn để nguyên, bao quanh có khoảng hai ba chục cây xanh.

Sau khi Chu công qua đời, cháu trai của Chu công làm phương bá (quan trưởng) Sơn Đông kế thừa tước vị của ông, đã xây một đồi đất nhỏ phía sau mộ tổ, còn vẽ hình mặt trời đỏ ở trung tâm đồi đất. Không lâu sau đó, con trai của Chu công làm quan đến tứ phẩm khanh qua đời, cháu trai của Chu công là quán sát công cũng qua đời ở tuổi chưa đầy bốn mươi, phương bá cũng bị cách chức và bị đày đi canh giữ biên giới, cháu trai là thái thú phủ Thường Châu, cũng bị cách chức vì bệnh tật. Chu gia đã liên tục mấy đời làm quan cao hiển quý, bỗng lập tức điêu linh suy bại. Sau này, chắt của Chu công mới ngộ ra duyên cố trong đó, bèn không nói với người nhà, tự mình bí mật phá hủy đồi đất được bồi thêm trên mộ tổ, lúc này mới đỗ kỳ thi hương, trở thành quan huyện, con cháu của Chu công mới dần dần phát tích trở lại.

3. Để người hiểu biết nông cạn động vào phong thủy cửa lớn trong nhà, kết quả gia phá nhân vong

Người có học không dùng lời của người hành nghề nhìn đất xem phong thủy. Nếu ứng nghiệm, cũng là cát ít hung nhiều. Hoàng Quân Tể, tác giả cuốn “Kim hồ thất mặc”, kể về một sự việc mà bản thân ông đã trải qua:

“Cửa trước nhà tôi xây đã lâu, tiên nhân lo nó sẽ sập, từng bàn chuyện sửa sang, nhưng họ hàng, bạn bè đều nói: Đã gần trăm năm rồi, không dễ gì động vào được, tại sao không đợi đến khi nó tự sụp đổ rồi mới sửa lại mới. Chỉ có một vị nào đó ở trấn Tào tự hào về tài học của mình, kiên trì khẳng định không có trở ngại gì, nên chọn ngày lành để động thổ.

Khi mái hiên phía trước cổng được vén lên, họ nhìn thấy một con rắn và một con cóc đang ngồi xổm trên khung cửa. Con cóc ở bên phải và con rắn ở bên trái, mỗi con đều đang ngậm những quả trứng to như quả nhãn, có hơn 20 quả trứng. Người hàng xóm bị mọc nhọt, bèn bắt con cóc làm thuốc trị, còn con rắn thì bị thương và bỏ chạy. Phía trước nhà tổ có mở một cánh cửa ở bên bạch hổ (bên phải), bên trái mộ tổ có một con suối dẫn vào.

Thế là, chỉ trong vòng ba hoặc bốn năm, 12 người trong gia đình, cả già và trẻ, đã chết. Vào mùa xuân năm Đạo Quang thứ 18, người cha quá cố của tôi qua đời ở tuổi 48, hoài bão của ông không thể thực hiện được, tất cả dân làng đều thở dài tiếc nuối cho ông, đây là một lời cảnh báo. Nó thực sự quá bi thương.

Trước đó, năm tôi 10 tuổi, bà cố tôi đã 80 tuổi vẫn còn sống, gia đình hòa thuận. Phía tây nhà có một vườn hoa nhỏ, bốn mùa đều nở hoa. Vào những ngày xuân thu đẹp trời, chú và bố tôi nâng ly chúc mừng sinh nhật, bảo anh em chúng tôi đọc sách, tặng trái cây theo mùa cho chúng tôi, sao mà hoan hỉ, cảm giác tuổi thơ như đang ở ngay trước mắt. Nhưng hiện tại, mới sửa cửa lớn trong nhà được ba năm, liên tiếp hai ba biến cố xảy ra, gia đạo cũng suy lạc, nhân sinh vô thường, phong vân cũng bắt đầu từ đây. 

Có người nói rằng trong các loại thuật số như địa lý, y học, bói toán, cầu cúng v.v., người dùng đúng cách mà đắc phúc thì rất ít, mà người dùng bất thiện (sai cách) mà rước họa lại nhiều. Then chốt là tại người học nghề này, cần phải biết khiêm nhường và thận trọng, trước tiên đừng nói đến việc cầu xin phúc lành, mà trước tiên hãy cầu miễn họa, như thế mới không khiến người ta lầm lẫn. Tuy nhiên, những người kiếm sống bằng nghề này học vấn nông cạn, tâm họ đặt ở mưu sinh, nên cứ tùy mồm khoác lác, lừa gạt người ta, mỗi người nói một kiểu, thậm chí đồ đệ vu khống sư phụ, con chế nhạo cha, kiên trì ý kiến của mình, bài trừ người khác. Những kẻ khăng khăng tà kiến, sai lầm ​​và hành động liều lĩnh này, chẳng khác gì dùng dao giết người, điều này rất đáng buồn và đau đớn. Tôi viết nó ra để bày tỏ ai oán, coi như một lời cảnh báo cho mọi người trong thiên hạ.”

Nguồn: “Lý Viên Tùng Thoại”, “Quy điền tỏa ký”, “Kim hồ thất mặc”

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version