Đại Kỷ Nguyên

Hình ảnh thứ 46 trong “Thôi Bối Đồ”: Dự ngôn sắp ứng nghiệm?!

Ảnh: Bí ẩn chưa được giải đáp - ET

Quân chủng tên lửa đang bị chỉnh trị, Tập Cận Bình ẩn thân, đằng sau nó có huyền cơ, chìa khóa để giải mật nằm trong “Thôi Bối Đồ”. ĐCSTQ muốn thay đổi vận mệnh của mình? Hai người mang họ này có phải là đáng ngờ nhất?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Kể từ đầu mùa hè năm nay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thường xuyên ẩn thân, thậm chí ngay cả hội nghị thượng đỉnh G20 cũng từ chối tham dự, điều này khiến người ta cảm thấy rất bất thường. Phương gian bắt đầu lan truyền tin đồn, nói rằng “Tập nhất tôn” đang trốn tránh tai nạn đẫm máu đã được báo trước trong dự ngôn? Nhưng nếu tai nạn đẫm máu này thực sự là trong mệnh chủ định, thì làm sao có thể dựa vào cách trốn tránh mà thoát được?

Hôm nay, câu chuyện của chúng ta bắt đầu với câu chuyện ẩn thân kỳ lạ này.

Tai họa đẫm máu trong dự ngôn

Nói đến tai họa đẫm máu này cũng không phải là không có căn cứ. Gần đây, các thầy mệnh lý ở Đài Loan và Hồng Kông không hẹn mà đều đề cập đến việc Tập Cận Bình gần đây gò má xuất hiện “nếp nhăn phá gò má”, là điềm báo thuộc hạ tạo phản. Thông thường, ông ta sẽ có thể phục vụ thêm một nhiệm kỳ, nhưng đến lúc bàn giao thì khả năng hung hiểm dị thường. Lẽ nào người kế nhiệm được chọn sẽ gây bất lợi cho ông ta? Phải chăng đây là lý do khiến Tập Cận Bình chần chừ trong việc quyết định người kế nhiệm? Hay có nghĩa là, như cuốn sách dự ngôn “Thiết bản đồ” nói, Tập Cận Bình sẽ trở thành quân vương cuối cùng của vương triều đương đại, dù không chọn người kế vị thì cũng bị phế truất?

Bức ảnh cho thấy “Nếp nhăn phá gò má” của ông Tập được chụp gần đây (Ảnh chụp video Epoch Times)

Những dự ngôn của “Thiết bản đồ” đã được chúng tôi giới thiệu trước đây. Trong một bức tranh trong “Thiết bản đồ”, một con chim có đôi cánh trắng đâm đầu vào núi và chết trên vách đá. Có người giải thích rằng đôi cánh trắng đó không phải là lông trắng sao? Chữ “白 bạch” (trắng) và “羽 vũ” (lông) kết hợp với nhau tạo thành chữ “習” Tập trong Hán tự phồn thể. Đây có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên chăng?

Tranh dự ngôn “Thiết bản đồ”, chim trắng đâm đầu vào núi và chết trên vách đá (Ảnh chụp màn hình video ET)

Hình ảnh thứ 46 Thôi Bối Đồ

Trùng hợp thay, bài thơ dự ngôn nổi tiếng trong “Thôi Bối Đồ” cũng dự ngôn về một tai nạn đẫm máu, đó chính là hình ảnh thứ 46 trong thơ. Thơ dự ngôn “Thôi Bối Đồ” thường được chia thành hai phần: sấm và tụng, đồng thời có kèm theo hình ảnh minh họa. Trong hình ảnh thứ 46:

Sấm viết:

黯黯陰霾,殺不用刀。Ảm ảm âm mai, sát bất dụng đao
萬人不死,一人難逃。Vạn nhân bất tử, nhất nhân nan đào

Tụng viết:

有一軍人身帶弓,只言我是白頭翁。
Hữu nhất quân nhân thân đái cung, chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông.
東邊門裡伏金劍,勇士後門入帝宮。
Đông biên môn lý phục kim kiếm, dũng sĩ hậu môn nhập đế cung.

Hình ảnh kèm theo bài thơ như sau:

Thôi Bối Đồ – Hình ảnh 46

Chúng ta hãy xem cách giải thích có sẵn trên mạng. Hãy xem câu này: “Hữu nhất quân nhân thân đái cung, chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông”. Một người (一人) đeo cung (弓), ghép lại thành chữ Di “夷”. Nghĩa gốc của chữ “Di” là bằng phẳng. Ví dụ nói, trong “di vi bình địa” (san bằng mặt đất), từ “Di” có nghĩa là san phẳng một vật gì đó. Từ “Di” trong “hóa hiểm vi di” lại có nghĩa là bình an, vậy thì tên nhân vật chính trong bài thơ hẳn là có chữ Di “夷” hoặc chữ Bình “平”. Trong câu tiếp theo, ba chữ “bạch đầu ông” thậm chí còn trực diện hơn. Đặt chữ bạch (白) dưới chữ ông (翁), thì đó chẳng phải là Tập công (習公), sao? Trên dưới kết hợp lại mà xét, vị tiên sinh nào mà trong tên là có cả chữ “習 Tập” và chữ “平 Bình”? 

Chính giải thành ngữ “Định ư nhất tôn”

Một số bạn quan sát kỹ hơn cho biết, bức tranh này chỉ có một người độc đại, trong câu thơ còn nói: “Nhất nhân nan đào”, đây có phải là chỉ “Tập nhất tôn” không? Xem ra danh hiệu “nhất tôn” không phải là danh từ mới do người hiện đại đặt ra, mà có nguồn gốc nào đó. Nó xuất phát từ thành ngữ “định ư nhất tôn”, xuất từ “Sử kí – Tần Thủy Hoàng bổn ký” của Tư Mã Thiên. Trong sách nói: “Kim hoàng đế tịnh hữu thiên hạ, biệt hắc bạch nhi định nhất tôn”, chính là nói, vị hoàng đế hôm nay đã thống nhất Trung Nguyên, nên phải do hoàng đế phân biệt trắng đen, lập ra tiêu chuẩn duy nhất.

“Định ư nhất tôn” ban đầu là một thành ngữ tương đối ít được sử dụng, nhưng kể từ khi Tập Cận Bình sử dụng nó tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ năm 2017, thành ngữ này thường xuyên xuất hiện trong nhiều văn bản chính thức khác nhau. Theo thời gian, Tập Cận Bình liền có xưng hiệu mới là “Tập nhất tôn”.

Tuy nhiên, không biết người viết bản thảo cho “Tập nhất tôn” hiểu biết không đầy đủ về lịch sử, hay có dụng ý gì, bởi câu chuyện đằng sau câu thành ngữ này kỳ thực không mấy hữu hảo đối với Tần Thủy Hoàng.

Có ai biết người đã nói câu thoại “Biệt hắc bạch nhi định nhất tôn” là ai không? Là thần tướng Lý Tư của Tần Thủy Hoàng. Khi đó Lý Tư đang thuyết phục Tần Thủy Hoàng “đốt sách”, ông cho rằng để thuận tiện cho việc quản lý tư tưởng, nên hạ lệnh cho lê dân bách tính đốt hết sách vở của bách gia chư tử có trong tay trong vòng 30 ngày, ai không vâng lời sẽ bị “kình vi thành đán”. “Kình vi thành đán” là hình phạt nghiêm khắc thế nào? Họ sẽ thích chữ đen lên mặt rồi đưa đi lao dịch, vào thời Tần Thủy Hoàng, về cơ bản là đi xây Vạn Lý Trường Thành, rất có khả năng một đi không trở lại. Vì một cuốn sách mà hành hạ người ta đến như thế sao? Điều này có hơi quá đáng không? Nhưng thật bất ngờ, Tần Thủy Hoàng thực sự đã đồng ý.

Sau đó, chuyện “đốt sách chôn Nho” đã khiến Tần Thủy Hoàng ô danh thiên thu. Dù một số nhà sử học hậu thế bất bình thay cho Tần Thủy Hoàng, cho rằng việc thống nhất tư tưởng Nho gia là tất yếu lịch sử, ông ta bất quá chỉ là thuận Thiên ý mà hành, và kỳ thực ban đầu cũng không chôn sống Nho gia, mà chỉ chôn sống một số phương sĩ mê loạn nhân tâm, bất quá Tần Thủy Hoàng vì sự việc “đốt sách” này mà bị chụp lên cái mũ “bạo quân”, nhưng đó là sự thật không thể chối cãi.

Không chỉ như vậy, khi Tần Thủy Hoàng tại vị, Lý Tư rất được sủng ái, địa vị cao, con trai cưới công chúa, con gái lấy vương tử, mỗi ngày trước cửa nhà có hàng ngàn xe ngựa. Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, Lý Tư và gian thần đồng mưu Triệu Cao đã một tay che trời, sửa đổi di chiếu, hại chết con trai cả yêu quý nhất của Tần Thủy Hoàng – công tử Phù Tô, đồng thời giúp con út dễ bị thao túng là Hồ Hợi lên ngôi báu hoàng đế. Sau khi Hồ Hải lập vị, chỉ trong vài năm, hắn đã giết hơn 20 anh chị em của mình bằng những thủ đoạn cực kỳ tàn nhẫn. Mọi người đều biết chuyện gì xảy ra tiếp theo rồi, chính là “Tần nhị thế vong”.

Vậy mọi người cảm thấy một đại thần như Lý Tư có nên được sủng ái, có nên nghe lời Lý Tư không?

Người đâm sau lưng là ai?

Vậy nếu chiểu theo cách này mà nhìn, “Tập nhất tôn” sau khi được thăng lên vị trí tượng đài, chẳng phải là nguy cơ tứ phục sao? Có người nói, nhìn bức tranh này còn không biết sao? Bạn nhìn thấy gì được vẽ phía sau “nhất tôn”? Một khóm trúc (竹子). Trúc tử (竹子) chẳng phải là đồng âm với “tru chi” (誅之) (trừ khử) sao? Vậy bức tranh này nói về điều gì? “Nhất tôn” sẽ bị người ta đâm sau lưng.

Ai có thể làm được điều đó? Các cao thủ tứ xứ trên Internet lại bắt đầu giải thích nó theo nhiều cách khác nhau. Những người có thể đâm sau lưng đương nhiên phải là những người thân tín ngay bên thân. Câu cuối cùng trong tụng ngôn cũng rất rõ ràng – “Dũng sĩ hậu môn nhập đế cung” (Dũng sĩ đi vào hoàng cung bằng cửa sau). Những người duy nhất có thể đi vào bằng cửa sau có thể không phải là những người thân cận sao. Vậy đây có thể là ai? Có người nói: chữ 有一軍人身帶弓 (Hữu nhất quân nhân thân đeo cung), đây rõ ràng là chữ “Trương 張”. Lẽ nào đó là một quân nhân họ Trương? Lại có người nói: “東邊門裡伏金劍 (Đông biên môn lý phục kim kiếm). Phía đông trong Kinh Dịch 12 địa chi đối ứng là Mão 卯, và thanh kiếm là đao 刀. Ba chữ mão, kim, đao (卯,金,刀) cùng nhau có ý nghĩa gì? Chính là chữ Lưu (劉) phồn thể. Lẽ nào đây là một người thân cận họ Lưu?

Vậy con dao này sẽ được đâm như thế nào? Ám sát? Đảo chính? Sau cuộc đại thanh tẩy quan trường của Quân chủng Tên lửa vào cuối tháng 7, nhiều cách giải thích khác nhau đã xuất hiện trên mạng. Một số phân tích cho rằng trong dự ngôn nói rằng “hữu nhất quân nhân thân đái cung”, mang cây cung làm gì? Đây chẳng phải là để “bắn tên” sao? Điều này có thể ám chỉ đến Quân chủng Tên lửa? Quân chủng Tên lửa là bộ đội chủ quản các chủng loại tên lửa đạn đạo. Cái gì là tên lửa viễn trình, tên lửa liên lục địa, tên lửa tốc độ siêu âm, v.v. Tập nhất tôn khi ra ngoài luôn sử dụng một chiếc chuyên cơ, dùng tên lửa để bắn phi cơ thật dễ dàng, chỉ là chuyện nhấn một cái nút.

Có thể có bạn cho rằng những phân tích này thực sự là vô cùng, ai có thể tin được? Nhưng những dấu hiệu gần đây cho thấy Tập nhất tôn rất có khả năng đã tin vào điều đó. Hãy xem lần lộ diện hiếm hoi gần đây nhất của ông Tập là khi đi thăm Châu Phi, khi trở về vào ngày 26 tháng 8, máy bay không bay thẳng đến Bắc Kinh, mà lặng lẽ chọn hạ cánh ở Tân Cương. Chúng ta, những người ngoài cuộc, không thể thấy rõ liệu có phải họ đang cố trốn tránh các vụ ám sát bằng tên lửa hay không. Tuy nhiên, kể từ khi Tập nhất tôn lên nắm quyền, ông ta đã thoát khỏi không dưới 10 vụ ám sát lớn lớn nhỏ nhỏ, đây gần như đã là một bí mật công khai.

Chỉ cách đây chưa đầy một tháng, ngày 31/7, quân đội đột nhiên tuyên bố không báo trước rằng Quân Tên lửa sẽ đổi thống lĩnh, đổi tư lệnh và chính ủy. Theo tờ SCMP của Hồng Kông, nguyên tổng tư lệnh Lý Ngọc Siêu đã bị cơ quan chống tham hủ của quân đội bắt cách đây không lâu, và đang tiếp thụ điều tra. Đồng thời bị bắt là phó tư lệnh Lưu Quang Bân và phó tư lệnh tiền nhiệm Trương Chấn Trung. Những người này có thể nói đều là những người có quyền lực nhấn nút khai hỏa. Một trong hai phó tư lệnh họ Trương, và người còn lại họ Lưu, phi thường trùng hợp với họ của hai “người đâm sau lưng” theo giải đọc dự ngôn được lan truyền trên mạng. Đây có phải là một âm mưu ám sát khác đã bị Tập nhất tôn đập tan, hay chỉ thuần túy là nghi tâm quá trọng, tầm phong tróc ảnh? Thật sự rất khó để nói về điều này.

Hãy cùng nhìn lại vụ án biệt thự xây trái phép ở Tần Lĩnh đã dẫn phát cuộc đại địa chấn trong quan trường Thiểm Tây 5 năm trước. Trong vụ việc này, ít nhất hai chục quan chức trên cấp cục đã bị cách chức, một trong hai vị phó tỉnh trưởng bị kết án 13 năm tù, người còn lại 14 năm. Triệu Chính Vĩnh, bí thư tỉnh ủy tiền nhiệm đã nghỉ hưu, thậm chí còn bị kết án tử hình có ân hạn, tội danh không phải là tham ô hủ bại, mà là “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật, pháp luật”. Tuy nhiên, trên mạng có một thuyết pháp phổ biến, nói rằng nguyên nhân thực sự là vì ông ta đã động đến “long mạch” của nhà họ Tập.

Long mạch Trung Hoa

Dãy núi Tần Lĩnh nằm ở trung tâm bản đồ Trung Quốc, nằm ở giới tuyến phân cách giữa miền bắc và miền nam Trung Quốc. Bị ngăn cách bởi một ngọn núi, phong thổ nhân tình ở hai bên bờ dãy núi rất không tương đồng. Phía Bắc lạnh và khô nên người dân địa phương trồng lúa mì và thích ăn bột mì. Phía Nam ấm áp và ẩm ướt, bốn mùa cây xanh, người dân đều trồng lúa và lấy gạo làm lương thực chính, đây là tập quán ẩm thực đặc trưng của người phương Nam.

Quan trọng hơn là, dãy núi Tần Lĩnh không chỉ là ranh giới phân chia nam bắc, mà còn là đầu nguồn của hai con sông mẹ của Trung Quốc là sông Trường Giang và sông Hoàng Hà. Nước ở chân núi phía bắc dãy Tần Lĩnh chảy vào sông Hoàng Hà, còn nước ở chân núi phía nam dãy Tần Lĩnh lại chảy vào sông Trường Giang. Sông Vị Hà, phụ lưu lớn nhất của Hoàng Hà, và sông Hán Giang, phụ lưu dài nhất của sông Trường Giang, đều là từ dãy núi Tần Lĩnh chảy ra.

Tuy nhiên, điều đặc biệt ở dãy núi Tần Lĩnh không chỉ nằm ở vị trí địa lý, mà còn nằm tại địa vị phong thủy của nó. Ở Trung Quốc, từ hàng ngàn năm nay, người ta vẫn tin rằng mỗi triều đại đều có long mạch riêng, long mạch này liên quan mật thiết đến vận mệnh quốc gia của triều đại đó. Dãy núi Tần Lĩnh là nơi chứa không ít long mạch của các triều đại, có địa vị cao quý trong giới phong thủy, thậm chí còn được gọi là long mạch Trung Hoa. Trong lịch sử Trung Quốc, có 13 vương triều đã xây dựng đô thành dưới chân dãy núi Tần Lĩnh, trong đó có nhà Tây Chu, Tần Hán và Tùy Đường.

Vậy những biệt thự bất hợp pháp này mắc mớ với long mạch như thế nào?

Vụ án biệt thự xây trái phép ở dãy núi Tần Lĩnh

Trước tiên chúng ta hãy xem nơi những biệt thự này được xây dựng: Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tần Lĩnh Ngưu Bối Lương. Cụ thể là ở đâu? Huyện Tạc Thủy, thành Thương Lạc, tỉnh Thiểm Tây, là một thành phố nhỏ với dân số chỉ 16 vạn người, nằm ở phía đông chân phía bắc của dãy núi Tần Lĩnh. Không thể nói đó là một vùng xa xôi, nhưng đó tuyệt đối là nơi giao thông không thuận tiện, và cuộc sống cũng không thuận tiện.

Tuy nhiên, thật bất ngờ, từ năm 2003, chính quyền thành phố Tây An đã bắt đầu phát triển các biệt thự cao cấp ở đây với danh nghĩa phát triển du lịch, mà hoạt động kinh doanh rất tốt, nhà bán chạy như tôm tươi. Chỉ trong vài năm, hơn 1.000 biệt thự đã được xây dựng, khách mua biệt thự đến từ tứ phương bát hướng, nghe nói nhiều người trong số họ là quan chức hiển quý đến từ Tây An.

Người ta nói vị trí là trọng yếu nhất khi mua nhà. Nhưng một ngôi nhà được xây dựng ở nơi hoang dã như vậy vẫn có thể bán đắt như tôm tươi, khẳng định đằng sau chuyện này có điều gì đó. Có người đăng tin trên mạng, nói rằng đây là khối phong thủy bảo địa, nếu sở hữu một ngôi nhà ở đây, thì ngày đại phú đại quý không xa.

Thậm chí còn có tin tức nói rằng, các nhà nghiên cứu của Cục 749 thần bí đã xác định được một số vị trí long mạch dưới chân núi Tần Lĩnh, sau đó được quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ, nghiêm cấm xây nhà ở đây. Cục 749 là một cơ sở nghiên cứu hiện tượng siêu tự nhiên thần bí, dưới tên Cục Hàng không Vũ trụ, thuộc về một cơ cấu bí mật. Theo thuyết pháp cổ xưa, trên long mạch không thể tùy tiện động thổ, nếu không sẽ rất dễ ảnh hưởng đến phong thủy của long mạch, nguy hiểm quốc vận.

Không biết chính quyền thành phố Tây An là do không biết chuyện này, hay là giả vờ hồ đồ, mà những căn biệt thự đã được xây dựng rầm rộ trong khu bảo tồn. Mọi người đều thích phong thủy bảo địa mà, do đó dù nó nằm ở thâm sơn cùng cốc thì những người mua vẫn nhiệt tình hăng hái, chỉ là không ai chú ý rằng, thứ họ mua kỳ thực là công trình xây dựng trái phép.

Vở đại hí bảo vệ long mạch

Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2014, một văn bản phê bình bất ngờ được đưa ra khiến tất cả mọi người đều bàng hoàng. Phê văn này đến từ lãnh đạo tối cao Tập nhất tôn, yêu cầu phải phá bỏ tất cả các kiến trúc trái phép này, nói là để bảo vệ môi trường. Bởi vì rất nhiều người mua là quan chức Tây An, mọi người có thể cảm thấy rằng một vài ngôi nhà sẽ không thành chuyện lớn, nên đã kháng chỉ bất tuân.

Trong bốn năm tiếp theo, Tập nhất tôn lại liên tiếp đưa ra năm chỉ thị, yêu cầu phá bỏ, nhưng những thuộc hạ bên dưới vẫn bất động. Vào tháng 7 năm 2018, sự kiên nhẫn của Tập nhất tôn cuối cùng đã cạn, và 1.185 biệt thự đã bị phá bỏ dưới sự chỉ huy của đích thân Từ Lệnh Nghĩa, phó bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Không chỉ vậy, năm đó còn xảy ra một đại địa chấn trong quan trường Tây An, ít nhất hai chục quan chức trên cấp cục đã bị cách chức, Triệu Chính Vĩnh, bí thư tỉnh ủy tiền nhiệm đã nghỉ hưu, thậm chí còn bị kết án tử hình treo về tội “vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng”. Phải chăng hình phạt nghiêm trọng này chỉ dành cho vấn đề bảo vệ môi trường? Điều này có khả năng không? Không ai tin điều đó. Trên mạng có đủ loại phân tích, nhưng sau khi cố gắng tìm hiểu, vẫn không thể đoán ra tâm ý chân thực của Tập nhất tôn.

Không ngờ 2 năm sau, chính Tập nhất tôn đã lên tiếng. Vào tháng 4 năm 2020, Tập Cận Bình đến thăm Thiểm Tây, thực hiện chuyến đi đặc biệt để thị sát khu bảo tồn thiên nhiên nơi các biệt thự năm đó bị phá dỡ, tại đây ông đã có bài phát biểu dài, nói rằng dãy núi Tần Lĩnh “hòa hợp nam bắc, che chở thiên hạ” và là “tổ mạch Trung Hoa”. Sau đó mọi người mới minh bạch, hóa ra tin đồn đó đều là sự thật, đây không phải là vấn đề môi trường, mà căn bản là vấn đề phong thủy, đó hóa ra là một vở kịch đương đại về chủ đề “bảo vệ long mạch”.

Một số cư dân mạng cho rằng Tập gia rất chú trọng phong thủy, điều này có thể thấy rõ qua thiết kế nghĩa trang của Tập Trọng Huân, cha của Tập Cận Bình. Nghĩa trang Tập Trọng Huân nằm trong Công viên sinh thái sông Ôn Tuyền ở huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, quê hương của ông. Huyện Phú Bình nằm ở đồng bằng Quan Trung, thuộc chân phía bắc của dãy núi Tần Lĩnh.

Theo phong thủy học, long mạch nơi chứa khí rồng chính là long huyệt. Nếu tổ tiên có thể được chôn cất trên long huyệt, con cháu hậu đại của họ có thể đại phú đại quý, thậm chí chủ quản thiên hạ. Chúng ta không thể biết lăng viên của Tập Trọng Huân có nằm trên long huyệt như vậy hay không, nhưng những người đã nhìn thấy nó nói rằng lăng viên này tọa tây bắc, hướng đông nam, có bố cục phía nam cạnh suối ấm, phía bắc tựa núi Kiều, thậm chí mỗi cây mỗi cỏ trong lăng viên còn được thiết kế rất đặc biệt về phong thủy. Một nhân viên quản lý công viên tiết lộ: “Mặc dù chúng tôi không mê tín phong thủy, nhưng về cơ bản chúng tôi không thể thoát ly phong thủy”.

Thực ra, Tập Trọng Huân cũng là một người có Phật duyên, năm đó ông là bạn tâm giao của Thập thế ban thiền Ngạch Nhĩ Đức Ni đang bị giam giữ ở Bắc Kinh. Không rõ Phật duyên này có được truyền lại cho thế hệ con trai hay không. Có một thuyết pháp trong phong thủy học, gọi là “Nhất Mệnh, Nhị Vận, Tam Phong Thủy”. Có rất nhiều sự tình mà chỉ dựa vào phong thủy thì kỳ thực không thể giải quyết được. Nếu muốn cải biến vận mệnh của mình, bạn thực sự chỉ có thể hướng tới Thần Phật mà tìm kiếm sự giúp đỡ.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version