Nếu chúng tôi nói với bạn rằng cây cối có thể nói chuyện, trao đổi thông tin và giao tiếp với nhau, bạn có tin được không? Người ta cho rằng điều này là không thể và cho đây chỉ là một câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em. Tuy nhiên, gần đây, khoa học đã chứng minh “câu chuyện cổ tích này”… là thật!
Suzanne Simard, giáo sư về lâm nghiệp tại Đại học British Columbia (UBC), đã chứng minh cây cối có thể giao tiếp với nhau thông qua hơn 80 thí nghiệm. Kết quả của những thí nghiệm này đã gây ra chấn động mạnh sau khi được công bố.
“Cây cối trao đổi thông tin và các chất dinh dưỡng với nhau“
Suzanne quan tâm đến rừng từ khi còn nhỏ. Cô tiến hành các nghiên cứu của mình trong một khu rừng ở Canada với các đồng nghiệp trong suốt 25 năm để xác định vấn đề cây cối giao tiếp với nhau.
Nghiên cứu được tiến hành như sau:
– Trước đó chùm túi nhựa lên ba loại cây: thông, bạch dương và tuyết tùng.
– Tiêm khí các-bon đi-ô-xít (CO2), với các-bon phóng xạ 14 vào túi bạch dương, và tiêm các-bon đi-ô-xít (CO2) với các-bon 13 vào túi thông.
– Đo bức xạ được trao đổi giữa rễ của bạch dương và cây thông.
Sau một giờ, bạch dương và thông đã trao đổi các-bon được tiêm vào túi qua rễ của chúng. Cây tuyết tùng không được kết nối với hệ thống rễ của cây bạch dương và cây thông, nên đã không xảy ra sự trao đổi với các cây khác.
Giáo sư Simard đã khẳng định cây cối sử dụng các mạng lưới phát triển để trao đổi ngoài các-bon, còn có nitơ, phốt pho, nước, cũng như các tín hiệu tự vệ, hóa chất alenic và hormone.
Ngay cả khi đứng xa nhau, cây cối vẫn kết nối với nhau bằng mạng lưới ngầm của chúng
Theo giáo sư Simard, mặc dù cây cối dường như độc lập với nhau trên bề mặt, nhưng dưới đất là cả một thế giới vô hình đối với con người. Tại đây, các bộ rễ lan rộng theo mọi hướng và nấm hoạt động trong một bán kính lớn để xây dựng một mạng lưới “cộng sinh” qua các sợi rễ. Như vậy, một cây có thể được kết nối với hàng trăm loại cây khác. Và qua đó, các thông tin và các chất dinh dưỡng được trao đổi thường xuyên (như một quần thể cộng sinh giữa nấm và rễ cây) giữa cùng một loài cây, giữa các loài cây khác nhau, các loại thực vật khác nhau, và thậm chí còn có những “cây mẹ” đóng vai trò mấu chốt trong mạng này.
Một “cây mẹ” sẽ biết những cây con của mình và cùng với các cây con phát triển các mạng rễ rộng hơn. Cây mẹ gửi rất nhiều chất dinh dưỡng cho các cây con của nó thông qua mạng lưới ngầm này, và trong rễ của nó đã chừa chỗ cho cây con của nó phát triển. Khi “cây mẹ” bị thương, nó sẽ gửi thông điệp khôn ngoan cho các cây con của nó dưới dạng các-bon tín hiệu tự vệ, tạo cho cây con một sức đề kháng tốt nhất với những tác động của ngoại cảnh trong tương lai.
Nghiên cứu về cảm xúc của cây đã được thực hiện từ cách đây 50 năm
Sự giao tiếp giữa cây cối đã được một người phát hiện. Đó là Cleve Backster – một chuyên gia phát hiện nói dối khi ông tiến hành các thử nghiệm bằng thiết bị với cây. Ông cho biết đã nghiên cứu cách đây 50 năm về cây cối và ông khẳng định rằng chúng cũng biết “suy nghĩ”.
Ông Backster trong một thí nghiệm về cảm xúc của cây. (Ảnh: Internet)
Ông Backster đã khám phá ra thực vật cũng có những cảm xúc như sợ hãi và vui sướng trong năm 1966. Năm 1968, Baxter đã giao cho tạp chí International Journal of Parapsychology một bản tóm tắt hiện tượng và các kết quả nghiên cứu của mình. “Nghiên cứu của Backster” đã gây xôn xao trong cộng đồng khoa học quốc tế.
Cùng đọc các công trình của Backster:
– Các nghiên cứu mới chỉ ra: cây trồng trong nhà của bạn chúng suy nghĩ, nói và đọc được suy nghĩ của bạn.
– Đời sống bí mật của cây.
Cùng với những nghiên cứu của giáo sư Simard, chúng ta một lần nữa có thể khẳng định thực vật có cuộc sống và trí tuệ. Do đó, làm chết một cái cây cũng nghiêm trọng như lấy đi mạng sống của một người. Các thảm họa như biến đổi khí hậu, lũ lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây có thể là những cái giá phải trả cho việc con người không trân trọng việc bảo vệ môi trường, động thực vật – những sinh mệnh góp phần làm cân bằng cuộc sống của chúng ta.
Theo Epochtimes France
Xuân Hà biên dịch
Xem thêm: