Đại Kỷ Nguyên

Cây xấu hổ – Tên gọi là vậy nhưng bản thân nó thì lại không ‘xấu hổ’ chút nào

Mọi người luôn cho rằng cây luôn vươn thẳng lên trời, đó là điều bất di bất dịch chẳng bao giờ thay đổi. Nhưng đối với câu xấu hổ, bạn chỉ cần chạm nhẹ tay vào chúng thì chúng lập tức cụp lá lại. 

Cây xấu hổ (hay còn gọi là cây trinh nữ) có tên khoa học là Mimosa pudica, là một một loài cây thuộc họ Đậu – Fabaceae, cây nhỏ, thân thảo, mọc thành bụi lớn, cao 30 – 40cm. Thân cành lòa xòa, cong queo uốn éo, có lông và gai nhỏ. Lá kép, tất cả đều cụp lại khi đụng phải. Hoa nhỏ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn, màu tím hồng, 4 cánh, 4 nhụy, 4 noãn, 4 cánh dính nhau ở nửa dưới. Quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.

Mùa hoa từ tháng 6 – 8. Ở Việt Nam, xấu hổ phân bố rải rác khắp nơi, từ đồng bằng đến vùng núi có độ cao dưới 1000m. Cây xấu hổ ưa sáng, mọc trên đất ẩm ở bãi sông, ven đường, nương rẫy, ruộng bỏ hoang. Cây chịu được khi hạn và nắng nóng (nhiệt độ tới 380C) ở các tỉnh miền Trung cát nóng.

Cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ. (Ảnh: Pinterest)

Đây là một loài cây rất “nhạy cảm” bởi lẽ chỉ với một cú chạm nhẹ nhất thì các lá cây sẽ ngay lập tức cụp xuống, khép lại trong một cơ chế tự bảo vệ giống như một thiếu nữ đang en thẹn khi lần đầu gặp được chàng trai trong cuộc đời mình. Nếu bạn chạm mạnh vào chúng liền nhanh chóng khép lại ngay không đến 10 giây, tất cả lá đều gấp lại.

Giải thích về hiện tượng xấu hổ

Hiện tượng lá cây xấu hổ cụp lại không phải là chúng cảm giác được mà là nhờ vào “tác dụng phình ép” của lá. Trong phần gốc của cuống lá có một tổ chức tế bào thành mỏng, phần đầu chứa đầy nước. Khi bạn vừa chạm tay vào cây, chúng sẽ bị chấn động, lượng nước trong tế bào ở phần dưới phiến lá lập tức chảy tràn lên trên và hai bên. Việc này dẫn đến phần phía dưới phiến lá giống như quả bóng bị xì hết hơi, còn phía trên giống như quả bóng đá được thổi căng, cuống lá lúc này sẽ rủ xuống, khép lại.

Khi một lá khép lại, cây xấu hổ bị kích thích tạo ra điện sinh vật và lập tức nó lan truyền dấu hiệu kích thích tới các lá còn lại và tất cả chúng cùng lần lượt khép lại. Sau khi tác dụng kích thích này hết thì dưới phiến lá sẽ lại dần dần đầy nước, lá lại khôi phục lại như cũ.

Khi ta chạm tay vào cây xấu hổ thì lá của nó lập tức cụp lại, khi không còn tác động thì chúng trở lại như ban đầu. (Ảnh: amazon.co.uk)

Đặc tính sinh lý này của cây xấu hổ là loại thích ứng đối với điều kiện tự nhiên, rất có lợi cho sự sinh trưởng của nó. Ở miền Nam thường gặp phải những cơn mưa gió mạnh, nếu cây xấu hổ gặp giọt mưa đầu tiên và đợt gió mạnh đầu tiên mà không cụp lá lại thì khi gặp mưa to gió lớn thì các lá non của nó sẽ không sống sót qua được.

Ngoài ra, có một điểm mà rất ít người biết đến ở cây xấu hổ là nó không chỉ dùng làm hàng rào mà còn có công dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả.

Theo Đông y, hầu hết các bộ phận của cây xấu hổ đều được dùng làm thuốc. Trong đó cành và lá cây xấu hổ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc; thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể. Rễ xấu hổ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố với tác dụng chỉ khái, hóa đàm, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích, xương khớp…

Và đây chính là nguyên nhân vì sao cây xấu hổ lại không hề “xấu hổ” như nhiều người vẫn nghĩ.

Với những ai bị đau xương khớp thì rễ cây xấu hổ là một bài thuốc vô cùng hữu hiệu. (Ảnh: GiaDinh.TV)
Nếu mất ngủ, thân cây xấu hổ sẽ là phương pháp điều trị hiệu quả và không có tác dụng phụ. (Ảnh: Bệnh đau nửa đầu)

Video:

Sơn Tùng

Exit mobile version