Đại Kỷ Nguyên

Cách tốt nhất để đối phó với người rối loạn đa nhân cách hay mắc chứng ái kỷ

(Ảnh: Internet)

Bạn đã từng bao giờ đàm phán với một người mắc chứng ái kỷ (yêu bản thân thái quá) hay người rối loạn đa nhân cách? Nếu bạn bị rơi vào một trường hợp như vậy, thì theo kết quả một nghiên cứu mới đây, bạn nên làm điều đó trên Facebook.

Một người bị rối loạn đa nhân cách (psychopath) không nhất định là một người có vấn đề về đạo đức, tuy rằng một người có vấn đề về đạo đức có thể là một người bị rối loạn đa nhân cách. Tuy nhiên, khi bạn đối diện với một người như vậy, chúng sẽ có thể gây nên một số vấn đề quan trọng.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu từ trường Đại học British Columbia (Canada) đã đưa ra một số lời khuyên khi đối mặt với trường hợp loại này. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tuy rằng những người mắc chứng ái kỷ hay người rối loạn đa nhân cách cực giỏi trong việc sử dụng các kỹ năng nham hiểm tiềm năng của họ với một khán giả trực tiếp, nhưng họ sẽ kém xa như vậy khi sử dụng nó qua mạng Internet.

Từ lâu người ta đã biết rằng ngôn ngữ cơ thể là một yếu tố quan trọng để giao tiếp hiệu quả với nhau. Hiện nay chúng tôi còn biết rằng ngay cả những kẻ rối loạn đa nhân cách tài năng nhất cũng không thể bù đắp cho hiệu quả của phần ngôn ngữ cơ thể này khi đàm phán qua mạng. Michael Woodworth, một giáo sư ngành tâm lý học tại Đại học British Columbia, đã nói trong một tuyên bố:

“Các kết quả thu được từ nghiên cứu này khá rõ ràng — một khi bạn loại bỏ các dấu hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể khỏi phương trình, thì khả năng làm lộ mặt những người mắc chứng ái kỷ và những người rối loạn đa nhân cách sẽ trở nên dễ dàng hơn.

“Chúng tôi cũng đã đi đến kết luận rằng, để những người này mê hoặc, khống chế, đe dọa hoặc lợi dụng thành công những người khác, sẽ cần phải có một khán giả trực tiếp”.

Một nghiên cứu với tiêu đề “Mặt tối của thương lượng (The Dark Side of Negotiation)”, bao gồm hơn 200 sinh viên đại học ở Canada, mà một phần trong số đó đã được xác định là có các tính chất khác nhau trên dãy DT (Dark Triad (DT) — những người với xu hướng mắc chứng ái kỷ, rối loạn đa nhân cách, hoặc nham hiểm).

Các sinh viên sau đó đã được giao nhiệm vụ đàm phán giá của các tấm vé xem hòa nhạc, trong vai trò người mua hoặc người bán, với mục tiêu thu được lợi nhuận tối đa cho bản thân họ. Một số vụ thương lượng đã diễn ra mặt đối mặt trong khi số khác đã sử dụng phần mềm chat trực tuyến.

Theo kết quả nghiên cứu của GS Woodworth, những người tham gia xếp loại bậc cao trên dãy DT đã đạt thành tích tốt hơn trong các vụ thương lượng mặt đối mặt so với thông qua chat trực tuyến.

Thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn khi những thành viên tham gia được xếp loại bậc cao trên dãy DT có thành tích kém hơn trong các vụ thương lượng qua phần mềm chat trực tuyến so với các thành viên được xếp loại bậc thấp trên dãy này.

Giáo sư Michael Woolworth. (Ảnh: Đại học British Columbia)

Theo trang eureka alert, mỗi một trong số ba bộ phận của dãy DT có các đặc điểm riêng biệt. Những người rối loạn đa nhân cách thường có xu hướng vô cảm và chống xã hội. Những người mắc chứng ái kỷ có thiên hướng tự cao tự đại và yêu bản thân mình thái quá. Những người xảo quyệt thì thường hay so đo tính toán.

GS Woodworth nói:

“Tuy rằng từ lâu đã có một mối quan tâm đến các nhân cách DT và cách thức chúng có thể tác động đến những người ‘bình thường’, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về cách thức những người này sẽ hành xử qua mạng.

“Điều nghiên cứu này bảo chúng ta là nếu bạn muốn trở nên chắc ăn hơn với khả năng không bị lừa gạt bởi ba loại người trên, thì có lẽ bạn nên thương lượng với họ qua mạng Internet”.

Dù sao đi nữa, ai lại muốn đối mặt với một người mắc chứng ái kỷ hay người rối loạn đa nhân cách? Giờ đây sau khi đọc được điều này bạn sẽ biết được rằng mình đã làm đúng khi gửi email hay chỉ chat với họ qua mạng Internet.

Tác giả: Troy Oakes, Vision Times.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version