Đại Kỷ Nguyên

‘Bệnh hen suyễn do giông bão’ lan rộng: Bí mật gì trong Thôi Bối Đồ?

Ảnh: Bí ẩn chưa được giải đáp - ET

Còn có ẩn tình nào khác đằng sau “cơn bão hen suyễn” quy mô lớn ở Nội Mông? Nếu không phải dị ứng phấn hoa thì sao? Đây có phải là điều mà lời dự ngôn “Ảm ảm âm mai, sát bất dụng lực” trong sấm ngữ của Thôi Bối Đồ nói đến chăng? 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Đầu tháng 9 năm nay, sau một cơn giông ở Hohhot, Nội Mông, Trung Quốc, lượng bệnh nhân ngoại trú tại các bệnh viện lớn tăng đột biến, mọi người đều có những triệu chứng giống nhau, bao gồm cảm giác toàn bộ đường hô hấp bị co thắt, có triệu chứng hen suyễn rõ ràng. Các quan chức vì vậy đã sáng tạo ra một cái tên cho bệnh chứng này là “bệnh hen suyễn do giông bão”.

Điều đáng lo ngại hơn nữa là “bệnh hen suyễn do giông bão” dường như đang lan rộng, một số cư dân mạng cho biết trong nhóm WeChat: “Ở Nội Mông, Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Bắc và Đông Bắc, xuất hiện lượng lớn trường hợp mắc bệnh hen suyễn. Thời gian ngắn, diện tích lại lớn, thật quỷ dị”.

Các quan chức đổ lỗi cho phấn hoa của cây ngải cứu được trồng rộng rãi ở địa phương, tin rằng gió mạnh khi giông bão đã cuốn phấn hoa và các chất gây dị ứng khác lên không trung, sau đó các chất gây dị ứng bị sét đánh, chúng sẽ biến thành các hạt càng nhỏ hơn, trở nên dễ bị thân thể hấp thụ hơn, do đó rất nhiều người bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, công chúng làm sao có thể dễ dàng bị lừa dối như vậy? Rất nhiều người biểu thị họ không hiểu, ví như, năm nào mà chẳng có phấn hoa, vậy tại sao năm nay lại đặc biệt như vậy? Một số người nói rằng bản thân họ không bị viêm mũi hay dị ứng, nhưng lại sốt và ho không rõ nguyên nhân, cuối cùng diễn biến thành hen suyễn, đây là chuyện gì vậy? Có người cho rằng, nơi họ sống không có giông bão, không có phấn hoa, vậy làm sao có thể biến thành “bệnh hen suyễn do giông bão”?

Trong vòng vài ngày, thuyết pháp của quan chức lại biến đổi, bắt đầu bác bỏ những tin đồn. Lưu Thanh Tuyền, trưởng Bộ phận nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu khoa học lâm nghiệp Nội Mông, cho biết trong một cuộc phỏng vấn, rằng không có cơ quan có thẩm quyền nào chứng minh rằng phấn hoa ngải cứu là chất gây dị ứng.

Nếu phấn hoa không phải là nguyên nhân, thì sự thật đằng sau “bệnh hen suyễn do giông bão” là gì?

Đúng lúc mọi người đang tràn đầy nghi hoặc, thì một tin tức chấn động bất ngờ lan truyền trên mạng, mang đến cảm giác khủng bố cho vụ hen suyễn quy mô lớn đột ngột này. Có tin đồn rằng một vụ rò rỉ hạt nhân nghiêm trọng khả năng đã xuất hiện ở khu vực Hohhot, và có khả năng liên lụy đến một nửa Trung Quốc. Đây là chuyện gì vậy?

Rò rỉ hạt nhân Hohhot?

Người tố giác cho biết, có một mỏ than ở Ordos, Nội Mông đã bị bỏ hoang nhiều năm, và trước đây nó do cảnh sát vũ trang quản lý. Sau đó, “Bắc Khí Bôn Trì” (BBAC), một công ty có nền tảng quân sự, đã mua lại mỏ than thông qua phương thức tổ chức lại tài sản, có được mỏ than này, rồi chuyển giao cho một chủ than khác để khai thác. Nghe nói mỏ này trước đây là “khai thác không lộ thiên”, nhưng ông chủ than trước đây từng tham gia “khai thác lộ thiên” ở Chuẩn Cách Nhĩ Kỳ (thuộc khu tự trị Nội Mông), nên đã chiểu theo phương thức cũ, khai thác lộ thiên mỏ này trong vài ngày. Kết quả liền xảy chuyện.

Hai tài xế khai thác mỏ và vận tải đột nhiên bị loét khắp người, nước tiểu chuyển sang màu nâu. Lúc đầu người ta tưởng họ bị nhiễm bệnh AIDS. Sau khi cả hai tử vong, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh mới phát hiện họ bị phơi nhiễm phóng xạ, yêu cầu dùng quan tài chì có thể che chắn phóng xạ để hạ táng họ.

Người tố giác cũng giải thích vì sao “bệnh hen suyễn do giông bão” lây lan rất nhanh chóng. Ông cho biết, than ở mỏ than này có chứa vật chất phóng xạ, ban ngày có ánh nắng, than để ngoài trời bốc hơi vào không khí cùng với hơi nước, khi có gió thổi liền tản phát khắp nơi, khi gặp lạnh thì ngưng tụ thành mưa rơi xuống mặt đất.

Hơn nữa, do than được sản xuất hữu hạn, số than lộ thiên được khai thác này đã được nhiều nơi tiêu thụ. Sản lượng than tuy không lớn, nhưng vấn đề lớn nhất là nó đã bị phân tán, bất đắc dĩ Cục quản lý tình trạng khẩn cấp chỉ có thể yêu cầu đơn vị phòng thủ hóa học của Quân giải phóng (PLA) đến hiệp trợ xử lý.

Liệu đây có phải là sự thật về cái gọi là “bệnh hen suyễn do giông bão” hay không vẫn cần có thêm nhiều thông tin để kiểm chứng. Tuy nhiên, có những điều thà tin là có còn hơn tin là không, hãy sớm chuẩn bị an toàn, cho dù là báo động giả thì cũng còn hơn là hối hận khi đã quá muộn. Những người từng trải qua việc virus Vũ Hán bị ĐCSTQ che đậy vào cuối năm 2019, đến cuối cùng bùng phát và diễn biến thành thảm họa toàn cầu, có lẽ đều có cảm xúc sâu sắc về việc này.

Cách đây vài ngày, khi đang nghiên cứu “Thôi Bối Đồ”, nhiều người nói rằng hình ảnh thứ 46 là ám chỉ những gì đang phát sinh hiện tại, chính là dự ngôn đang đoái hiện. Lời dự ngôn trong hình ảnh thứ 46 có nội dung: “Ảm ảm âm mai, sát bất dụng lực. Vạn nhân bất tử, nhất nhân nan đào”. Tôi vẫn đang suy nghĩ về câu “Ảm ảm âm mai, sát bất dụng lực” là chỉ điều gì, bây giờ nhìn thấy tin tức này, trong tâm không khỏi bàng hoàng, lẽ nào câu đó là chỉ “bức xạ hạt nhân”?

Khả năng rất nhiều người đều biết rằng bức xạ hạt nhân nguy hại rất lớn đối với cơ thể con người, nếu nhân thể tiếp xúc quá mức với bức xạ hạt nhân thì sẽ khủng khiếp đến mức nào. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu về một vụ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng đã xảy ra ở làng Tokai, Nhật Bản, nạn nhân Hisashi Ouchi đã trải qua 83 ngày cứu chữa, tận mắt nhìn thân thể mình “tan chảy” từng chút từng chút một.

Tai nạn hạt nhân nghiêm trọng ở làng Tokai

Đó là ngày 30/9/1999, tại nhà máy xử lý nhiên liệu hạt nhân JCO ở làng Tokai, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, Hisashi Ouchi và đồng nghiệp Shinohara đang thao tác trong bể lắng, trưởng nhóm Yutaka Yokokawa ngồi cách đó 4 mét chờ đợi kết quả.

Theo quy trình, Hisashi Ouchi và những người khác trước tiên cần hòa tan bột uranium trong axit nitric, đổ uranium nitrat được tạo ra vào bể đệm, hỗn hợp sau khi đồng nhất (homogenized) mới cho dung dịch từ từ chảy vào bể lắng, tiếp đó có thể dần dần chiết luyện ra nhiên liệu uranium oxit có nồng độ cao.

Tuy nhiên, để tiết kiệm chút thời gian, Hisashi Ouchi và Shinohara, những người mới vào nghề và chưa có nhiều kiến ​​thức về hạt nhân, đã bỏ qua bể đệm và đổ trực tiếp uranium nitrat vào bể lắng. Hết thùng này đến thùng khác, họ đổ 6 thùng mà không gặp vấn đề gì, tuy nhiên, khi họ đổ đến thùng thứ 7, thì một chuyện khủng khiếp đã xảy ra.

Họ nghe thấy một tiếng nổ, và ánh sáng xanh chói lòa phát ra từ bể lắng. Trước khi họ kịp phản ứng, tiếng chuông báo động đã vang lên ầm ĩ trong công xưởng, sau đó họ nghe thấy đội trưởng Yokokawa kinh hoàng hét lên với họ: “Lâm giới rồi, chạy mau!”

Ngưỡng hạt nhân (Nuclear Threshold)

Đội trưởng Yokokawa có ý gì khi nói về “lâm giới”, hay ngưỡng hạt nhân? Nó dùng để chỉ những vật liệu dễ phân hạch như uranium, sau khi chịu tác động của neutron, hạt nhân nguyên tử sẽ phân hạch sản sinh ra neutron mới. Nếu nồng độ và khối lượng của uranium đạt đến một giới hạn nhất định, thì neutron mới sinh ra sẽ tiếp tục tác động vào hạt nhân uranium để hình thành phản ứng dây chuyền, liên tục giải phóng một lượng lớn năng lượng và bức xạ. Đây là nguyên lý đằng sau vụ nổ bom nguyên tử.

Ouchi Hisashi và Shinohara đổ trực tiếp 16,6 kg dung dịch uranium vào bể lắng, nồng độ uranium trong bể nhanh chóng vượt quá giá trị tới hạn, gây ra tai nạn hạt nhân.

Đội trưởng Yokokawa tấn tốc rời khỏi hiện trường vụ tai nạn cùng Ouchi Hisashi và Shinohara, họ đi vào phòng khử nhiễm bên cạnh. Ngay khi bước vào cửa phòng, Ouchi đã bất tỉnh. Trong cơn hoảng loạn, Yokokawa đã sử dụng thiết bị phát hiện bức xạ cầm tay để kiểm tra lượng bức xạ mà Ouchi đã hứng chịu, nhưng phát hiện không hiển thị được kết quả kiểm tra. Sau đó, ông biết được rằng Ouchi, người ở gần nguồn bức xạ nhất, đã tiếp xúc với bức xạ neutron ở mức 16-23 Sievert, gấp khoảng 20.000 lần giới hạn trên mà một người trưởng thành có thể chịu được trong một năm.

Ouchi và những người khác nhanh chóng được đưa đến bệnh viện. Khi Ouchi tỉnh lại trong bệnh viện, anh nghĩ đến gia đình đang lo lắng cho mình, và hỏi bác sĩ khi nào anh có thể xuất viện. Bởi vì theo anh thấy, bản thân đã tỉnh táo và có thể cử động tự do, chỉ là da dẻ thì biến càng lúc càng đỏ hơn, nhưng sẽ sớm ổn thôi. Anh cũng nói với người vợ đến thăm, rằng lần này về nhà, anh sẽ dành nhiều thời gian hơn cho các con. Lúc đó anh không hề biết rằng mình có thể sẽ không bao giờ trở về nhà được nữa.

Chiến đấu với tử thần

Hai ngày đầu sau khi nhập viện, tình trạng của Ouchi tương đối ổn định, tuy nhiên đến ngày thứ ba, Ouchi cảm thấy chóng mặt và nôn mửa dữ dội, tóc bắt đầu rụng, tay phải gần bể lắng nhất cũng bắt đầu trở nên sưng tấy và đau nhức.

Sau đó, Ouchi được chuyển đến Bệnh viện Đại học Tokyo và được đội ngũ y tế giỏi nhất điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ điều trị Kazuhiko Maekawa trở nên trầm mặc sau khi xem báo cáo xét nghiệm nhiễm sắc thể của Ouchi, vì nhiễm sắc thể của Ouchi đã bị phá hủy hoàn toàn. Điều này có nghĩa là cơ thể anh không còn khả năng sản xuất tế bào mới nữa. Khi các tế bào cũ chết đi, sẽ không có tế bào mới đến thay thế chúng.

Chẳng bao lâu, điều này đã nhanh chóng được thể hiện ra trong các tế bào bạch cầu và tế bào biểu bì, đây là những tế bào canh tân nhanh nhất trong nhân thể. Trong vòng chưa đầy một tuần, các tế bào bạch cầu trong cơ thể Ouchi nhanh chóng giảm xuống còn 1/10 mức bình thường. Hệ thống miễn dịch của anh đã bị bức xạ hạt nhân phá hủy, ngay cả những vi khuẩn yếu nhất cũng có thể gây nhiễm trùng, vì thế, anh được chuyển đến khu vô trùng.

Vì tế bào biểu bì không thể tái sinh, nên cơ thể Ouchi trông toàn máu và thịt, y tá đã dùng gạc y tế để cầm máu cho anh, tuy nhiên, mỗi khi thay gạc, một vùng da hoại tử lớn sẽ bị cắt bỏ.

Mặc dù theo tri ​​thức hiện có thì không có cách chữa khỏi sự hủy hoại ở cấp độ DNA, nhưng các bác sĩ vẫn muốn thử, biết đâu sẽ xảy ra kỳ tích. Họ nghĩ đến việc cấy tế bào bạch cầu của chị gái Ouchi vào cơ thể Ouchi. Lúc đầu, phương pháp này đã khởi một tác dụng nhất định, các tế bào bạch cầu được cấy vào cơ thể Ouchi thậm chí còn phân chia để nhân lên. Tuy nhiên, lượng phóng xạ trong cơ thể Ouchi quá lớn, chỉ trong vài ngày, tất cả các tế bào bạch cầu bên ngoài vào đều tử vong.

Sau vài tuần, tế bào ruột của Ouchi không thể hỗ trợ anh được nữa. Niêm mạc ruột của anh bắt đầu bong ra từng mảng, kèm theo tình trạng tiêu chảy nặng kéo dài và xuất huyết lượng lớn. Để bổ sung nước và máu, Ouchi cần truyền một lượng máu lớn mỗi ngày, có khi hơn chục lần một ngày.

Một tháng sau khi bị nhiễm phóng xạ, nội tạng của Ouchi bị tổn thương nghiêm trọng. Vào ngày thứ 59 sau vụ tai nạn, tim của Ouchi đã ngừng đập một thời gian. Sau nỗ lực cấp cứu toàn diện của bệnh viện, điều kỳ diệu đã xảy ra, trái tim của Ouchi đập trở lại.

Khi đọc tư liệu đến đây, nội tâm tôi không biết nên vui hay nên buồn cho anh ấy. Bởi vì lúc này, Ouchiku còn có thể được gọi là người sao? Trên cơ thể anh không còn da, chỉ còn lại xương và mô cơ đẫm máu, để ngăn mô cơ dính vào ga trải giường và làm tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn, đội ngũ hộ lý đã phải treo tay chân của Ouchi lên.

Tuy nhiên, điều đau lòng nhất là ý thức của Ouchi vẫn còn rõ ràng cho đến thời điểm này, nói cách khác, đã bao nhiêu ngày, anh ấy đã tận mắt chứng kiến ​​cơ thể mình dần dần băng hoại, ngoài nỗi đau thể xác cường đại, anh ấy còn phải trải qua nỗi đau nội tâm, từ hy vọng đến thất vọng, rồi rơi vào tuyệt vọng. Mặc dù Ouchi không thể nói được vì phải thở máy, nhưng những tiếng rên rỉ đau đớn cùng máu và nước mắt nơi khóe mắt dường như đã giải thích được tất cả.

Ngày thứ 81 sau tai nạn, bác sĩ thương lượng với gia đình Ouchi, nói rằng nếu tim ngừng đập trở lại thì có cần hồi sức không? Vào ngày thứ 83, một giờ sau khi vợ và các con đến thăm anh, Ouchi đã qua đời, chấm dứt nỗi đau khổ kéo dài của anh. Tính đến thời điểm đó, gần 10.000 con hạc giấy origami đã được gia đình anh gấp lại để cầu nguyện cho anh.

83 ngày gian nan này cuối cùng đã được ghi lại trong cuốn sách “Nước mắt của ngàn hạc giấy: Ký lục trọn vẹn 83 ngày cứu hộ nạn nhân tai nạn hạt nhân”. Đồng nghiệp Shinohara của Ouchi cũng đã qua đời trong đau đớn sau 221 ngày chiến đấu với tử thần.

Sau khi đọc câu chuyện này, tôi chợt nhớ đến một câu nói của Oppenheimer, “cha đẻ của bom nguyên tử”. Sau vụ thử thành công bom nguyên tử đầu tiên ở Mỹ, ông đã trích dẫn một câu trong sử thi Ấn Độ “Bhagavad Gita” và nói: “Hiện tại tôi đã thành tử thần, kẻ hủy diệt thế giới”. Liệu sự xuất hiện của công nghệ hạt nhân, đối với nhân loại mà nói, rốt cuộc có là tiến bộ công nghệ, hay là hướng đến sự tự hủy diệt của nhân loại?

Làm thế nào để bảo vệ chính mình?

Vậy, nếu bạn đang ở nơi có nguy cơ bức xạ hạt nhân, chẳng hạn như khu vực có thể xảy ra tai nạn rò rỉ hạt nhân như chúng tôi đã đề cập trước đó, bạn có thể tự bảo vệ mình như thế nào?

Tôi nghĩ chúng ta có thể bắt đầu từ chế độ ăn uống. Theo nghiên cứu y học hiện đại, người ta đã xác nhận rằng ăn một số loại thực phẩm có thể bảo vệ bản thân khỏi bức xạ hạt nhân, chẳng hạn như tảo bẹ, bắp cải, cà rốt, mật ong, quả dâu tây, v.v. Và những người thích đồ ăn Nhật có thể uống thêm súp miso.

Người ta kể rằng khi quả bom nguyên tử Nagasaki phát nổ, có một bác sĩ tên là Tatsukiro Akizuki ở bệnh viện cách nơi xảy ra vụ nổ khoảng 1km, ông và các trợ lý đang chăm sóc bệnh nhân tại đó. Khi đó, bác sĩ Akizuki thấy bệnh viện có rất nhiều tương miso, gạo lứt, tảo bẹ nên ông đã dùng những nguyên liệu này nấu súp cho đồng nghiệp uống, không ai trong số họ bị nhiễm phóng xạ.

Tiến sĩ Akizuki đã viết lại những kinh nghiệm này trong cuốn sách “Vụ ném bom nguyên tử ở Nagasaki”, cuốn sách sau này được dịch sang tiếng Anh và phổ biến sang phương Tây. Sau vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl ở châu Âu, nhiều người châu Âu cũng thử dùng súp miso để ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Nghiên cứu khoa học hiện đại của Nhật Bản cũng phát hiện ra rằng ăn súp miso thực sự có thể giúp giảm thiệt hại do phóng xạ.

Thực ra, ngoài việc ăn uống, còn có một biện pháp tốt hơn, đó là trong tâm tràn đầy thiện niệm, chăm chỉ hành thiện. Kinh Dịch có nói: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh”, ý tứ là nhà nào chăm chỉ hành thiện tích thiện sẽ luôn nhận được phước lành. Khi gặp những ma nạn tương tự, có người vẫn có thể hóa nguy thành an, như thể họ được Thần linh bảo hộ. Ví dụ, một người đàn ông Nhật Bản tên là Yamaguchi Tsuyoshi đã trải qua hai vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki trong vòng 4 ngày, cả hai lần, ông đều ở cách nơi xảy ra vụ nổ 3km, nhưng ông đã sống sót một cách kỳ diệu, và sống đến 93 tuổi, được gọi là người sống dai nhất Nhật Bản.

Trải nghiệm của ông ấy thực sự khá thần kỳ, chúng tôi sẽ có thể kể cho bạn nghe chi tiết trong tương lai.

Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version