Đại Kỷ Nguyên

Băng ở Bắc Cực đang tan, tàu phá băng sẽ sớm mất giá trị

Một tàu chở dầu của Nga đã dễ dàng vượt qua những vùng nước băng giá của Bắc Cực mà không cần sự trợ giúp của tàu phá băng.

Một chiếc tàu chở dầu đã vượt qua Bắc Cực để đến Hàn Quốc chỉ trong vòng 19 ngày, nhanh hơn 30% so với tuyến đường thông thường xuyên qua kênh đào Suez. Trong đó, thời gian đi qua phần Bắc Cực của Nga chỉ mất 6 ngày rưỡi. Iflscience đưa tin hôm 26/8.

Đã có một thời, vượt qua Bắc Cực là một thách thức vô cùng khó khăn, và không phải mọi chuyến thám hiểm đều thành công, nhưng nay mọi chuyện đã khác khi băng đang tan dần.

Các nước bắt đầu nhòm ngó đến những mở khí đốt ở Bắc Cực (Ảnh: NLĐ)

Do hiện tại tốc độ băng tan chảy ở Bắc Cực khá nhanh, các nhà khoa học dự đoán rằng hầu hết tàu bè có thể vượt qua nó vào mùa hè năm 2040. Đồng nghĩa với việc các tuyến đường biển sẽ có thể nối thẳng với nhau vào năm 2100.

Thông thường, cách duy nhất để đi qua Bắc Cực là nhờ tới sự giúp đỡ của tàu phá băng, nhưng chiếc tàu chở dầu kể trên được thiết kế đặc biệt để có thể vượt qua các lớp băng có độ dày khoảng 1,2 mét.

Theo Spears, con tàu này có chứng chỉ xanh. Nó có thể chạy bằng khí tự nhiên, làm giảm lượng phát thải oxit lưu huỳnh xuống 90% và lượng khí thải nitơ oxit giảm 80%.

Đây là chuyến đi đầu tiên của tàu Christophe de Margerie, vận chuyển hàng hoá là khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) từ một nhà máy trị giá 27 triệu đô la ở bán đảo Yamal, Siberia.

Vị trí bán đảo Yamal gần Bắc Cực (Ảnh: Google map)

“Trước đây chúng tôi chỉ có một đường di chuyển có thể đi được từ mùa hè đến mùa thu, nhưng con tàu này sẽ có thể đi quanh năm từ cảng năng lượng Yamal, Sabetta về phía tây và từ tháng 7 đến tháng 12 nếu đi về phía đông”, Bill Spears, phát ngôn viên của con tàu cho biết.

Trước kia, tuyến đường biển phía Bắc chỉ hoạt động được trong bốn tháng và bạn phải có băng tan – vì vậy đây là một sự cải thiện rất lớn về giao thông.

Tuy nhiên, băng đang tan chảy ở Bắc Cực nhanh gấp hai lần bất cứ nơi nào khác trên Trái Đất và điều này nhiều người lo ngại rằng lượng tàu bè qua lại trong thời gian tới sẽ tăng đột biến và nhanh chóng làm hỏng hệ sinh thái mong manh ở đây.

Hoài Anh

Xem thêm:

Exit mobile version