Đại Kỷ Nguyên

Robot đang dần chiếm lấy các việc thủ công, con người sẽ sớm bị mất việc?

Robot sẽ lấy mất việc làm của rất nhiều công nhân nhà máy – với gần một nửa số người sẽ mất việc vào năm 2037, theo nghiên cứu mới.

Một cuộc thăm dò đã được tiến hành với 1000 người, hỏi xem họ nghĩ công việc nào đứng trước nguy cơ bị thay thế bởi robot. Kết quả cho thấy công nhân nhà máy đứng đầu danh sách, với 44% số người cho rằng công việc này sẽ sớm trở thành dĩ vãng trong tương lai.

Nghiên cứu mới cho hay công nhân nhà máy đang đứng trước nguy cơ lớn nhất sẽ bị mất việc vào tay robot. 

Đứng ở vị trí thứ hai là nhân viên thu ngân tại siêu thị và cửa hàng, với 40% số người cho rằng họ sẽ dễ bị mất việc vào tay robot vào năm 2037.

Một báo cáo gần đây từ Đại học Oxford và hãng kiểm toán Deloitte cho thấy 35% số công việc ở Anh đang đứng trước nguy cơ “tuyệt chủng” từ ‘sự tự động hoá’ trong vòng 20 năm tiếp theo.

Cuộc thăm dò cũng phát hiện 27% số người được hỏi cho biết họ sẽ ‘không bao giờ’ tin tưởng giao phó cho robot làm công việc đã từng được làm bởi con người trước đây, và 62% nói họ cảm thấy ‘hoàn toàn an tâm’ về công việc của họ, vì họ cho rằng công việc này không thể bị mất vào tay robot trong tương lai.

Việc thiết lập nền tảng cho một sự chuyển dịch thành công sang nền kinh tế tự động hóa đòi hỏi sự giáo dục, đổi mới và phối hợp.

-Rurik Bradbury, trưởng nhóm nghiên cứu toàn cầu tại LivePerson

Rurik Bradbury, trưởng nhóm nghiên cứu toàn cầu tại hãng công nghệ LivePerson cho rằng để đảm bảo an ninh công việc (trước robot), chúng ta nên đăng ký các khóa học mới để xây dựng kỹ năng, dự các buổi hội thảo để thiết lập các mối quan hệ và thậm chí học một nghề mới nếu cảm thấy công việc hiện tại đang đứng trước nguy cơ rất thực tại từ robot.

Ông cho biết:

“Việc thiết lập nền tảng cho một sự chuyển dịch thành công sang nền kinh tế tự động hóa đòi hỏi sự giáo dục, đổi mới và phối hợp.

“Nếu người tiêu dùng không nhận thức được các thách thức trước mắt, bất kỳ chương trình trung gian nào được thiết lập để đào tạo kỹ năng mới cũng sẽ bị phớt lờ, thậm chí làm trầm trọng thêm sự cách biệt tiềm năng giữa những người mất việc vào tay robot và những người không”.

Để đảm bảo an ninh công việc, mọi người nên tiếp tục học các kỹ năng mới. (Ảnh: Internet)

5 công việc đứng trước nhiều nguy cơ nhất:

  1. Công nhân nhà máy – 44%
  2. Nhân viên thu ngân – 40%
  3. Tài xế taxi – 20%
  4. Nhân viên chăm sóc khách hàng – 18%
  5. Phi công – 16%

Những công việc robot đã lấy mất của con người

Robot đầu bếp: Một dự án khởi nghiệp mang tên Moley Robotics đã trình làng một robot đầu bếp thông minh, 100% tự động hóa. Robot đầu bếp có thể học cách nấu các món ăn, chuẩn bị một thực đơn thượng hạng, thậm chí lau dọn sau khi nấu. (Ảnh: Internet)

Robot cảnh vệ có thể liên tục giám sát khu vực xung quanh, phát hiện các dấu hiệu tình nghi và nhận diện các ‘âm thanh’ tội phạm tiềm năng như kính vỡ hay người la héT. (Ảnh: Internet)

Robot bán lẻ. Hãng Nestle sử dụng robot  pepper hỗ trợ bán hàng ở Nhật , bao gồm việc giải đáp các thắc mắc cho khách hàng. (Ảnh: Internet)

Robot quân đội: Drone trang bị vũ khí đã thay thế hàng trăm binh lính trên chiến trường. (Ảnh: Internet)

Robot phẫu thuật đã có chỗ đứng vững vàng trong ngành y. Kể từ khi hãng Da Vinci cho ra mắt một loạt robot phẫu thuật vào năm 2000, các ca phẫu thuật có sự tham gia của robot đã lên đến con số 2 triệu.  (Ảnh: Internet)

Robot công nhân nhà máy: Đầu năm nay Foxconn, nhà cung cấp linh kiện điện tử cho Apple và Samsung, đã thay thế 60.000 nhân viên bằng robot.  (Ảnh: Internet)

Hãng vận chuyển đồ ăn qua mạng Just Eat vừa mới bắt đầu chuyển sang giao hàng dùng robot. Robot tự lái được gắn GPS để định hướng đường đi.  (Ảnh: Internet)

Robot hướng dẫn viên: Tại Bảo tàng Khoa học và Phát minh mới nổi ở Nhật, một robot giống người đóng vai trò hướng dẫn viên, kể cho khách tham quan nghe về các thông tin liên quan đến triển lãm.  (Ảnh: Internet)

Bác sĩ là công việc khó bị thay thế nhất trong tương lai, theo nghiên cứu. (Ảnh: Internet)

5 CÔNG VIỆC KHÓ BỊ MẤT VÀO TAY ROBOT NHẤT

  1. Bác sĩ/y tá – 3%
  2. Luật sư – 4%
  3. Nhà báo – 5%
  4. Nhà nghiên cứu – 6%
  5. Nông dân – 11%

Video robot phục vụ bữa trưa ở Đức:

Quý Khải 

Xem thêm:

Exit mobile version