Đại Kỷ Nguyên

4 địa điểm khảo cổ bí ẩn dự kiến được khám phá sâu hơn trong năm 2018

Các nhà khảo cổ học đang chuẩn bị kế hoạch dần tiến sâu hơn vào những địa điểm bí ẩn nhất thế giới nhờ những manh mối trong cuộc nghiên cứu trong năm 2017. 

1. Thư viện cổ đại – hang động thứ 13 chứa những “cuộn giấy Biển Chết”

Những “Cuộn giấy Biển Chết” hay còn gọi là “Dead Sea Scrolls” là tập hợp 981 bản ghi khác nhau của Kinh thánh Hebrew – bản kinh thánh cổ xưa nhất thế giới. Nhiều phần của “Dead Sea Scrolls” được tìm thấy trong 12 hang động ở khu vực Qumran, bên bờ Biển Chết vào năm 1947,1956 và 2017 kể từ khi một cậu bé chăn cừu phát hiện ra quần thể những hang động này. 

Các cuộn sách Biển Chết. (Ảnh: Theologische Links)
Thư viện cổ đại là những hang động khổng lồ. (Ảnh: Science News)

Các nhà khảo cổ học hi vọng rằng những cuộc tìm kiếm trong năm 2018 có thể giúp họ tìm thêm thư viện thứ 13 và những bản thảo mới. 

Vị trí của Qumran trên bản đồ. (Ảnh: WikiVisually)

Video:

2. Đại đô thị Maya dưới tán rừng già ở Guatemala

Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây đã từng sinh sống ở bán đảo Yucatán của Trung Mỹ, thuộc đông nam México, Bắc Guatemala và Honduras ngày nay.

Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không những về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và tính toán thời gian.

Maya là một trong những nền văn huy hoàng và phát triển nhất thời cổ đại. (Ảnh: de.wikipedia.org)

Tháng 2/2018, một nhóm các nhà khảo cổ quốc tế đã phát hiện ra một đô thị cổ đồ sộ của người Maya bên dưới rừng già phía bắc Guatemala.

Công trình bao gồm hơn 60.000 công trình kiến trúc bằng đá bao gồm những ngôi nhà, cung điện, đường đi và các kiến trúc nhân tạo ẩn khác. Theo các chuyên gia, đại đô thị mang tên Tikal và có dân số là 15 triệu người với hầu hết là binh lính.

Bằng cách sử dụng công nghệ LiDAR (Light Detection And Ranging) – thiết bị chuyên dụng để dựng lại bản đồ 3D dựa trên các tàn tích đặt trên các máy bay điều khiển từ xa, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một quần thể rộng lớn ngoài sức tưởng tượng, thể hiện khả năng tư duy toán học, kiến trúc và xây dựng đáng kinh ngạc của người Maya, trong đó có những tồn tích có khả năng cao từng là kim tự tháp, cầu đường và pháo đài. 

Bản đồ về các thành phố cổ ẩn dưới khu rừng Guatemala của người Maya.(Ảnh: www.instagram2.com)
Công nghệ LiDAR chỉ ra kim tự tháp 7 tầng huyền bí của người Maya.(Ảnh: Automation Home)

Phát hiện này là một trong những bước tiến lớn nhất trong hơn 150 năm của khảo cổ học về nền văn minh Maya và có thể khiến chúng ta phải viết lại lịch sử loài người.

3. Thung lũng của các vị vua ở Ai Cập

Là một thung lũng ở Ai Cập, trong khoảng gần 500 năm từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 11 TCN, người Ai Cập đã xây dựng tại đây nhiều lăng mộ cho các Pharaon và những viên quan Ai Cập có quyền lực lớn của thời kì Tân vương quốc (1570 – khoảng 1100 TCN).

Có 65 ngôi mộ đã được phát hiện tại Thung lũng các vị Vua. Tuy nhiên, những ngôi mộ không chỉ thuộc về các vị Pharaon, chỉ có 24 ngôi mộ trong thung lũng là các ngôi mộ của hoàng gia, 38 ngôi mộ còn lại là của các quan chức có quyền lực trong triều đình, quý tộc và cả động vật.

Nhìn từ chính giữa đỉnh phía Tây của Thung lũng các vị vua. (Ảnh: Life, Love and Adventure)

Năm 2017, ngôi mộ của pharaon Ay (1327-1323 TCN) được xác định và khai quật, hé lộ nhiều chuyện thâm cung bí sử thông qua các hiện vật và văn tự tượng hình có trong lăng. Và đây mới chỉ khởi đầu cho rất nhiều khám phá liên tục trong năm 2018 và cả tương lai. 

Ngôi mộ tuyệt đẹp của pharaon Ay. (Ảnh: ancient art)

4. Công trình đá 7.000 tuổi tại Ả Rập Xê – út

Trong năm 2017, giữa lòng một sa mạc của Ả Rập Xê – út, người ta đã phát hiện ra một lãnh địa với 400 cấu trúc đá kỳ lạ, có niên đại khoảng 7.000 năm tuổi được xây trên dung nham núi lửa. Các nhà khoa học từng chạm tới một số cấu trúc nhưng bỏ dở vì không nhận thấy sự kỳ vĩ của nó và địa hình quá hiểm trở.

Một phần của thánh địa bao gồm 400 công trình nhân tạo xưa nhất nhân loại. (Ảnh: FeedYeti.com)

Tháng 11-2017, các nhà khoa học của quốc gia này đã ký kết “Công ước khảo cổ học Ả Rập lần thứ nhất”. Dự định trong năm 2018, các nhà khảo cổ sẽ tiến sâu vào tìm hiểu các địa điểm bí ẩn này.

Sơn Tùng

Exit mobile version