Đoạn phim được ghi lại bởi phi hành gia người Đan Mạch Morgensen cho thấy một cột sáng màu xanh kỳ dị phóng lên từ đám mây bão. Các nhà khoa học gọi đây là “thước phim đầu tiên thuộc loại này”.
Hiện tượng bí ẩn này được ghi lại cách đây 2 năm trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS). Đây dường như là các tín hiệu đầu tiên của một cơn bão cực lớn hình thành trong không gian, phía trên vịnh Bengal, Ấn Độ.
Xem video:
Thực ra, hiện tượng này đã được ghi nhận trước đây vào năm 1995 tại Arkansas (Mỹ), và được gọi là tia sét dị hình xanh. Tia sét dị hình xanh – cùng với tia sét dị hình đỏ ngay phía trên – là sự phóng điện khổng lồ hướng lên phía trên từ các đám mây bão trong thượng tầng khí quyển.
Đây là một khám phá lớn bởi sự phóng điện khổng lồ này rất hiếm gặp. Thông thường, chỉ có thể nhìn thấy chúng khi bay ngang qua phía trên một cơn bão đang hoạt động.
Đây là hình ảnh nhìn gần của tia sét dị hình xanh mà phi hành gia Mogensen quay được (bấm vào ảnh để phóng to):
Để ghi lại hiện tượng này, Mogensen đã phải nhờ đến thông tin dự báo thời tiết để biết trước nơi nào sẽ có bão, để từ đó hướng máy quay chờ sẵn.
Tia sét dị hình xanh có tốc độ hơn 360.000 km/h, do đó cần chạy video thật chậm mới có thể nhìn rõ chúng. Khi phóng lên trên, chúng tỏa ra giống một cái phễu, cho tới khi lên cao khoảng 50 km thì biến mất.
Với tốc độ chóng mặt như vậy, không dễ để chụp hình tia sét dị hình xanh và đỏ từ trên không. Phải đến những năm 90, các nhà khoa học mới bắt đầu nghiên cứu được chúng ở khoảng cách gần.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) dự kiến sẽ tiến hành một số thí nghiệm quan trọng trong năm nay để giám sát các “hiện tượng phát quang tạm thời” như tia sét dị hình xanh này.
Tôn Kiên tổng hợp
Xem thêm: